-1- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD

Μέγεθος: px
Εμφάνιση ξεκινά από τη σελίδα:

Download "-1- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD"

Transcript

1 -1- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD LỜI GIỚI THIỆU Để thực hiện biên soạn giáo trình đào tạo nghề Điện tử dân dụng ở trình độ Trung Cấp Nghề, Cao Đẳng Nghề. Giáo trình máy CD/VCD là một trong những giáo trình module đào tạo chuyên nghành bắt buộc được biên soạn theo nội dung chương trình khung đã được Bộ Lao động Thương binh Xã hội và Tổng cục Dạy Nghề phê duyệt. Nội dung biên soạn ngắn gọn, dễ hiểu, tích hợp kiến thức và kỹ năng chặt chẽ với nhau, logic. Khi biên soạn, nhóm biên soạn đã cố gắng cập nhật những kiến thức mới có liên quan đến nội dung chương trình đào tạo và phù hợp với mục tiêu đào tạo, nội dung lý thuyết và thực hành được biên soạn gắn với nhu cầu thực tế trong sản xuất đồng thời có tính thực tiển cao. Nội dung giáo trình được biên soạn với dung lượng thời gian đào tạo 165 giờ gồm có các bài học sau: 1. Cấu trúc và các thông số kỹ thuật 12. Mạch TRACKING SERVO 2. Hệ cơ 13. MẠCH SLIDE SERVO 3. Khối LASER - PICK-UP 14. Mạch điều khiển hệ thống CPU 4. Mạch RF.AMP 15. Mạch Hiển thị 5. Khối xử lý tín hiệu số(dsp) 16. Mạch giải mã nén tín hiệu hình 6. Khối DAC trong máy CD/VCD 17. Mạch giải mã t/h RGB và Video.AMP 7. Mạch điều khiển motor quay đĩa 18. Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng. 8. Mạch ĐK motor dịch chuyển đầu đọc 19. Bộ nhớ ROM và RAM trong máy CD 9. Mạch ĐK motor đóng mở khay đĩa, đổi đia 20. Mạch vi xử lý chủ (Host µp) 10. Mạch FOCUS SERVO 21. Hiện tượng, nguyên nhân và phương 11. Mạch SPINDLE SERVO pháp sửa chữa hư hỏng máy CD/VCD Trong quá trình sử dụng giáo trình, tuỳ theo yêu cầu cũng như khoa học và công nghệ phát triển có thể điều chỉnh thời gian và bổ sung những kiến thức mới cho phù hợp. Trong giáo trình, chúng tôi có đề ra nội dung thực tập của từng bài để người học cũng cố và áp dụng kiến thức phù hợp với kỹ năng. Mặc dù đã cố gắng tổ chức biên soạn để đáp ứng được mục tiêu đào tạo nhưng không tránh được những khiếm khuyết. Rất mong nhận được đóng góp ý kiến của các thầy, cô giáo, bạn đọc để nhóm biên soạn sẽ hiệu chỉnh hoàn thiện hơn. Xin chân thành cảm ơn. Đắk Lắk, ngày. tháng. Năm 201. Tham gia biên soạn Hồ Văn Thông

2 -2- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD

3 -3- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD MỤC LỤC LỜI GIỚI THIỆU... 1 MỤC LỤC... 3 CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO MÁY CD/VCD... 6 Bài 1 : Cấu trúc và các thông số kỹ thuật Của đĩa CD/VCD - sơ đồ khối chức năng của máy CD/VCD Cấu trúc và các thông số kỹ thuật của đĩa CD: Phân loại máy CD và các thông số kỹ thuật cơ bản: Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của của các khối trong đầu CD: Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của của các khối trong đầu VCD: Đấu nối các ngõ vào/ra của tín hiệu với các thiết bị ngoại vi Bài 2 : Hệ cơ Sơ đồ kết cấu của hệ cơ và tên gọi của các chi tiết: Chức năng và nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ cơ: Nguyên lý hoạt động của hệ cơ trong máy CD/VCD: Các hiện tượng hư hỏng của hệ cơ: Khảo sát và tháo ráp hệ cơ: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hệ cơ: Khảo sát và tháo ráp hệ cơ: Gồm các nội dung Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hệ cơ: Bài 3: Khối Laser pick-up Cấu trúc của khối Laser - pick-up: Cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của khối Laser - pick-up: Nguyên lý hoạt động của khối Laser - pick-up: Các hiện tượng hư hỏng cơ bản của khối laser- pick-up: Khảo sát khối Laser pick-up thực tế: Tháo ráp khối Laser pick-up: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa khối Laser - pick-up: Bài 4: Mạch RF.AMP Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch RF.AMP: Nguyên lý hoạt động: Khảo sát mạch RF.AMP thực tế: Các hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục những hư hỏng của mạch RF.AMP: Khảo sát mạch RF.AMP thực tế: Gồm các nội dung Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch RF.AMP: Bài 5: Khối DSP Sơ đồ khối chức năng,nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các tầng trong khối DSP: Khảo sát khối DSP: Khảo sát mạch DSP thực tế: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch DSP: Bài 6: Khối DAC trong máy CD/VCD Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của khối DAC: Nguyên lý hoạt động của mạch: Khảo sát khối DAC Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa khối DAC Khảo sát mạch DAC thực tế: Bài 7: Mạch điều khiển mô tơ quay đĩa Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa... 54

4 -4- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 7.2. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa: Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ quay đĩa trên máy CD/VCD thực tế: Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ quay đĩa trong máy CD/VCD đang thực hành : Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ quay đĩa: Bài 8: Mạch điều khiển mô tơ mô tơ dịch chuyển đầu đọc Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc: Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc trên máy CD/VCD thực tế: Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc trong máy CD/VCD đang thực hành : Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc: Bài 9: Mạch điều khiển mô tơ đóng mơ khay đĩa, Mô tơ đổi đĩa Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa trên máy CD/VCD thực tế: Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa trong máy CD/VCD đang thực hành: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa: Bài 10: Mạch Focus Servo Khái niệm về mạch servo: Nguyên tắc dò sai lệch hội tụ trong máy CD/VCD: Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch focus servo: Phân tích mạch điện focus servo trên máy CD/VCD thực tế: Khảo sát và phân tích mạch focus Servo trong máy CD/VCD đang thực hành ở xưởng: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Focus Servo: Bài 11: Mạch SPINDLE - SERVO Khái niệm về mạch Spindle servo: Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch Spindle servo: Phân tích mạch điện Spindle servo trên máy CD/VCD thực tế: Khảo sát và phân tích mạch Spindle Servo trong máy CD/VCD đang thực hành: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Spindle Servo: Bài 12: Mạch TRACKING SERVO Nhiệm vụ của mạch tracking - Servo: Sơ đồ khối chức năng của mạch Tracking servo: Phân tích mạch điện Tracking servo trên máy CD/VCD thực tế: Khảo sát và phân tích mạch Tracking Servo trong máy CD/VCD đang thực hành Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Tracking Servo: Bài 13: Mạch Slide Servo Nhiệm vụ của mạch Slide - servo: Sơ đồ khối chức năng của mạch Slide - servo: Phân tích mạch điện Slide - servo trên máy CD/VCD thực tế: Khảo sát và phân tích mạch Slide - servo trong máy CD/VCD đang thực hành Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Slide - servo: Bài 14: Mạch điều khiển hệ thống (CPU SYSTEM) Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển hệ thống (CPU): Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống (CPU) Khảo sát và phân tích mạch điện CPU trên máy CD/VCD thực tế: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch điều khiển hệ thống: Bài 15: Mạch hiển thị Các kiểu hiển thị trong máy CD/VCD:

5 -5- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối trong các mạch hiển thị thường dùng trong máy CD/VCD: Khảo sát và phân tích mạch hiển thị trên máy CD/VCD thực tế: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa bộ nhớ RAM/ROM trong máy CD/VCD: Bài 16: Mạch giải mã nén tín hiệu hình (MPEG VDEO Decoder) Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã nén tín hiệu hình Nguyên lý hoạt động của mạch giải mã tín hiệu hình Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa giải mã tín hiệu hình trong máy CD/VCD: Bài 17 : Giải mã tín hiệu RGB VÀ VIDEO.AMP Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp: Nguyên lý hoạt động của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp: Khảo sát và phân tích mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp trên máy CD/VCD thực tế: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp trong máy CD/VCD: Bài 18 : Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - audio Decoder) Khái niệm chung về dữ liệu nén AUDIO MPEG dùng trong máy VCD: Khảo sát và phân tích mạch giải mã nén tín hiệu tiếng trên máy CD/VCD thực tế: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch giải nén tín hiệu AUDIO: Bài 19 : Bộ nhớ ram và rom trong máy CD/VCD Cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD: Nguyên lý hoạt động của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD: Khảo sát và phân tích mạch điện bộ nhớ RAM và ROM trên máy CD/VCD thực tế: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa bộ nhớ RAM/ROM trong máy CD/VCD: Giới thiệu sơ đồ chân RAM trên máy VCD dàn của hãng JVC: Bài 20: Mạch vi xử lý chủ (HOST µp) Cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của mạch vi xử lý chủ (Host µp): Sơ đồ giao tiếp của vi xử lý chủ (Host µp) với các khối chức năng: Khảo sát và phân tích mạch vi xử lý chủ (Host µp) trên máy CD/VCD thực tế: Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch giải nén tín hiệu AUDIO: Bài 21: Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hư hỏng thường gặp của máy CD/VCD Những hiện tượng hư hỏng thường gặp: Qui trình thử máy CD/VCD : Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích, phán đoán khối, mạch chức năng có khả năng bị sự cố từ các hiện tượng và kết quả kiểm tra sơ bộ: Khảo sát và phân tích các lỗi giả trên máy CD/VCD mô hình dàn trải: Khảo sát và phân tích các hư hỏng trên máy CD/VCD thực tế: TÀI LIỆU CẦN THAM KHẢO:

6 -6- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD CHƯƠNG TRÌNH MÔ ĐUN ĐÀO TẠO MÁY CD/VCD Mã số mô đun : MĐ 20 Thời gian mô đun : 165h; (Lý thuyết : 45h ; Thực hành: 120h) VỊ TRÍ, TÍNH CHẤT CỦA MÔ ĐUN : - Vị trí của mô đun : Mô đun được bố trí sau khi học sinh học xong các mô-đun/ môn học Kỹ thuật mạch điện tử I, II, Hệ thống âm thanh; Máy CASSETTE và Máy Radio - Tính chất của mô đun : Là mô đun chuyên môn nghề bắt buộc MỤC TIÊU MÔ ĐUN : Học xong môn học này học viên có khả năng: - Chẩn đoán, kiểm tra hư hỏng và thay thế các khối chức năng trong máy CD/VCD theo các chỉ tiêu kỹ thuật của nhà chế tạo. - Sửa chữa được những hư hỏng cơ bản trong các khối chức năng của máy CD/VCD đạt tiêu chuẩn kỹ thuật. NỘI DUNG MÔ ĐUN : 1.Nội dung tổng quát và phân phối thời gian: Số TT Tên các bài trong mô đun Tổng số Thời gian Lý thuyết Thực hành Kiểm tra * 1 Cấu trúc và các thông số kỹ thuật của đĩa CD/VCD - sơ đồ khối chức năng của máy CD/VCD Hệ cơ Khối LASER - PICK-UP Mạch RF.AMP Khối DSP Khối DAC trong máy CD/VCD Mạch điều khiển mô tơ quay đĩa Mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc Mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa, mô tơ đổi đĩa 10 Mạch FOCUS - SERVO Mạch SPINDLE - SERVO Mạch TRACKING - SERVO Mạch SLÝDE - SERVO Mạch điều khiển hệ thống CPU Mạch hiển thị Mạch giải mã nén tín hiệu hình (MPEG - VIDEO DECODER) Mạch giải mã tín hiệu RGB và VIDEO.AMP Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - AUDIO DECODER) Bộ nhớ ROM và RAM trong máy VCD Mạch vi xử lý chủ ( Host µp) Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hư hỏng thường gặp của máy CD/VCD Cộng:

7 -7- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 1 : Cấu trúc và các thông số kỹ thuật Của đĩa CD/VCD - sơ đồ khối chức năng của máy CD/VCD. Giới thiệu : Đây là bài học giúp cho học viên nắm bắt và tiếp cận một số khái niệm căn bản nhất về đĩa CD/VCD máy CD/VCD tiêu chuẩn và có tầm nhìn tổng thể về cấu trúc của một máy CDVCD. Đồng thời giúp cho học viên biết cách sử dụng - vận hành máy CD-VCD một cách thành thạo, tạo thuận lợi cho việc sửa chữa các khối chức năng ở các bài học tiếp theo. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng khái niệm về đĩa CD/VCD và các thông số kỹ thuật của đĩa CD/VCD. - Trình bày đúng các thông số kỹ thuật cơ bản của máy CD/VCD. - Trình bày đúng sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối trong máy CD/VCD - Thực hiện thành thạo việc đấu nối các ngõ vào/ra của tín hiệu của máy CD/VCD với các thiết bị ngoại vi. - Sử dụng thành thạo máy CD/VCD Cấu trúc và các thông số kỹ thuật của đĩa CD: Các khái niệm: CD: Compact Disc là một loại vật liệu dùng để lưu trữ âm thanh dưới dạng số (các tín hiệu nhị phân 0-1). Các tín hiệu số này được lưu trữ trên đĩa dưới dạng các hố (Pit) và mặt phẳng (Plat). Người ta dùng điode Laser để đọc các pit - plat trên đĩa, sau đó nhờ một bộ phận mạch điện chuyển đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện tương ứng với các tín hiệu nhị phân là Cấu trúc của đĩa CD: - Hình dáng: Là tấm phẳng tròn có đường kính D = 12cm. (Hình 01). - Vật liệu: bằng Policarbonat - Vùng kẹp đĩa: Là phần tâm có lổ tròn có đường kính 15mm, và phần trong suốt bên ngoài có đường kính từ d = 26mm - 33mm gọi là vùng kẹp đĩa, dùng để giữ đĩa cố định trên bàn xoay (Turntable). Bề mặt đĩa chứa dữ liệu (lớp bốc hơi bề mặt kim loại nhôm) có bề rộng từ 46mm -117mm dùng để phản chiếu tia laser. Bao gồm các dữ liệu. - Bảng nội dung của đĩa (Table of contents): Nằm ở phần trong cùng của đĩa, người ta còn gọi là phần dẫn nhập (Lead in), nó chứa các thông tin bao gồm : Tổng số bài hát, tổng số thời gian phát, thời gian phát cho một bài hát. - Thông tin kết thúc chế độ phát (End of play): Nằm ở phía ngoài cùng của đĩa có bề rộng khoảng 1mm, người ta còn gọi là phần dẫn xuất (Lead out).

8 -8- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Nội dung chính của đĩa hay phần chứa chương trình (Program area): Nằm ở trong phần giới hạn giữa phần dẫn nhập và phần dẫn xuất như thông tin về âm nhạc và thời gian đã phát. - Các chuỗi vệt hố (pit) với các chiều dài khác nhau, có 9 loại vết hố khác nhau với chiều dài biến động từ 0.87 μm 3.18 μm với chiều rộng của hố là 0.5μm, pit ngắn nhất có chiều dài là 0.87 àm gọi là pit 3T và pit dài nhất là 3.18 àm gọi là 11T. Chiều dài bít, được quy định: 3T = 0,87µm 6T = 1,74µm 9T = 2,46µm 4T = 1,53µm 7T = 2,02µm 10T = 2,89µm 5T = 1,65µm 8T = 2,31µm 11T = 3,18µm - Các dữ liệu theo hố này được tia laser đọc rồi quay trở về là các chùm tia song song người ta đo số lượng ánh sáng trở về chuyển thành tín hiệu điện, ta sẽ đọc được tín hiệu trên đĩa. - Các vệt hố trên được sắp xếp một cách liên tục hình thành một Track, khoảng cách giữa các Track là 1.6 μm. Đĩa CD đã có tín hiệu thì tín hiệu được ghi lên đĩa thành các đường Track hình xoáy chôn ốc, tín hiệu ghi là các điểm hoá chất bị đốt cháy mất khả năng phản xạ, xen kẽ với các điểm có khả năng phản xạ(hình1.2). Hình 1.2. Bề mặt đĩa CD Rom, tín hiệu được ghi theo các đường Track - Các đường track của đĩa CD Rom có mật độ rất dầy khoảng 6000 Track / 1cm vì vậy kích thước của chúng rất nhỏ Các thông số kỹ thuật của đĩa CD: - Đường kính đĩa: d = 12cm. -Thời gian phát: 60 phút; tối đã 75phút. - Tia laser được sử dụng có bước sóng 780nm. - Tốc độ quay đĩa: Thay đổi và tốc độ giảm dần từ trong vùng tâm đĩa cho đến mép ngoài cùng của đĩa. * Khi ở trong cùng: Tốc độ 500 vòng/ phút. * Khi ở ngoài cùng: Tốc độ 200 vòng/phút. - Số kênh (Channels): 2 kênh. - Đáp ứng tần số (đối với âm thanh): 5Hz 20Khz. - Số bit dùng cho biến đổi D/A: 16bit. - Độ méo hài: < 0.008%. - Tần số lấy mẫu : 44.1Khz. - Lượng tử hoá tín hiệu: 16 bit tuyến tính. - Phương thức điều chế : biến điệu 8 bit 14 bit (Eighteen - Fourteen Modulation) - Công suất bức xạ của tia laser: 0.2mmW 1.2. Phân loại máy CD và các thông số kỹ thuật cơ bản: Thực tế có các loại sau: - Máy CD loại nhỏ (Mini CD player): Là loại bỏ túi, không có loa, chỉ nghe bằng head phone và dùng pin tiểu hoặc Adapter

9 -9- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD -Máy xách tay (Portable CD player): loại xách tay như Radio - Cassette, có thể dùng điện AC, Pin. Và có hệ thống loa đi kèm - Loại để bàn (Table top CD player): Đây là loại thường dùng điện AC mà không dùng qua Adaptor và không có hệ thống loa đi kèm. - Loại dùng cho xe hơi (Car CD Player). - Loại dùng kết hợp (combination CD Player): Dùng kết hợp CD với Radio - Cassette. Có loại kiểu xách tay hoặc kiểu giàn được bố trí nhiều thớt (ngăn) và có cả tăng âm công suất lớn 1.3. Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của của các khối trong đầu CD: Sơ đồ khối chức năng của máy CD: Xem (hình 1.3) Hình 1.3 Sơ đồ khối máy CD Chức năng - nhiệm vụ của các khối: a. Khối quang (Laser Pickoup hay optical Pickoup): Có các nhiệm vụ sau: - Phát xạ tia laser. - Hội tụ và phản xạ chùm tia laser. - Giám sát cường độ phát xạ tia laser.

10 -10- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Thu nhận tia laser và biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện. b. Khối cơ khí : Có các nhiệm vụ sau: - Nâng và dịch chuyển khối Laser Pick-up, kẹp đĩa. - Dịch chuyển khay đĩa vào \ ra. - Định vị các cơ cấu truyền động, các môtơ, thực hiện di chuyển khối Laser Pick-up, trục quay đĩa và cơ cấu khay đĩa. c. Khối cao tần RF: Có các nhiệm vụ sau: - Thu nhận tín hiệu điện từ khối laser pick-up, cụ thể là từ các photodiode. - Biến đổi tín hiệu dòng điện sang tín hiệu điện áp (I -V), đây là dữ liệu cao tần nên người ta gọi là tín hiệu RF hay HF. -Khuếch đại tín hiệu RF để cấp cho: - Khối xử lý âm thanh (Data Strobe): Để cấp cho khối này thì trong khối RF có tầng RF.Amp đảm trách. - Khối Servo: bao gồm Focus - Servo và Tracking - Servo. Để cấp cho các khối này thì trong khối RF có các tầng Focus.Amp và Tracking.Amp đảm trách. d. Khối tách dữ liệu Data Strobe: Có các nhiệm vụ sau: - Nhận tín hiệu RF để tách (cắt) dữ liệu cần xử lý (Data slice). - So pha và tạo dao động bằng vòng khoá pha để tái tạo lại các bit clock (Phaselocked loop for reproducing the bit clock) - Nhận dạng tín hiệu đồng bộ khung, giữ và chèn tín hiệu đồng bộ khung (Frame synchronization detection, holding, and insertion). - Giải điều chế 14bit - 8 bit (EFM demodulation) để trả lại mã nhị phân 8 bit nguyên thuỷ. Tất cả các tín hiệu trên đều cấp cho khối xử lý tín hiệu số (DSP). e. Khối xử lý tín hiệu số (Digital Signal Processor - DSP): Nhận tín hiệu từ khối Data Stroble và có các nhiệm vụ sau: - Xử lý dữ liệu mã phụ (Subcode data processing). - Phát hiện lỗi và Sửa lỗi (CIRC error detection and correction). - Giải đãn xen dữ liệu Audio (Audio data interpolation)

11 -11- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Xử lý các dữ liệu số trợ động hiệu chỉnh tốc độ quay của đĩa một cách hợp lý cấp cho khối Servo (CLV digital servo for spindle motor). - Trao đổi dữ liệu với khối vi xử lý (Microcontroller Interface) để thực hiện các nhiệm vụ trên một cách đồng bộ. Chi tiết thì khối DSP có rất nhiều khối, nhiều tầng đảm trách xử lý các dữ liệu số, trong đó dữ liệu chính là các bit data về nội dung bài hát, âm thanh để cấp cho mạch ADC ở khối Audio Processor. Ngoài ra, để khối Audio Processor thực hiện được thì nó phải nhận các tín hiệu đồng bộ từ khối DSP. f. Khối xử lý âm thanh (Audio Processor): Nhận tín hiệu âm thanh dưới dạng tín hiệu số từ khối DSP và có các nhiệm vụ sau: - Chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự (D/A Converter). - Lọc và khuếch đại đệm tín hiệu âm thanh tương tự. - Ngoài ra đối với các máy có loa đi kèm thì có thêm các mạch điện như một máy tăng âm hoàn chỉnh: Như mạch Âm sắc (Equalizer), Mạch tạo âm thanh Stereo, âm thanh vòng(3d) Mạch khuếch đại công suất âm tần. g.khối Servo: Bao gồm các khối và có các nhiệm vụ tương ứng như sau: - Spindle Servo: + Nhận tín hiệu phản hồi từ khối DSP (CLV digital servo). + Thực hiện cấp điện áp điều khiển cho mạch khuếch đại thúc mô tơ quay đĩa (MDA spind) một cách tự động đảm bảo vận tốc dài của đĩa luôn không đổi trong chế độ hoạt động(play). - Focus Servo: + Nhận tín hiệu từ khối RF.Amp. + Cấp điện áp điều chỉnh cho cuộn dây hội tụ trên khối Laser Pick-up một cách tự động, thực hiện điều chỉnh cụm quang học theo phương thẳng đứng đảm bảo tia laser hội tụ chính xác nhất. - Tracking Servo: + Nhận tín hiệu từ khối RF.Amp. + Cấp áp điều chỉnh cho cuộn dây Tracking trên khối Laser Pick-up một cách tự động, thực hiện điều chỉnh cụm quang học theo phương ngang đảm bảo tia laser chiếu chính xác đúng track cần đọc. - Slide - servo: Nhận tín hiệu từ khối Tracking Servo. Thực hiện cấp điện áp điều khiển cho mạch khuếch đại thúc mô tơ dịch chuyển khối Laser pick-up (MDA SLED) cách tự động từ trong ra ngoài khi ở chế độ play và ở chế độ nhảy track. h. Khối MDA: Đó là các mạch khuếch đại công suất cấp điện áp cho các mô tơ bao gồm: - Mô tơ quay đĩa (Spind Motor). - Mô tơ dịch chuyển đầu đọc (SLED Motor). - Cuộn dây chỉnh hội tụ (Focus coil). - Cuộn dây chỉnh Tracking. - Kể cả mô tơ đóng mở khay đĩa (Tray Motor). i. Khối hiển thị LCD: Có nhiệm vụ : - Giải mã hiển thị. - Tổng số bài hát trên đĩa. - Số thứ tự và thời gian của bài đang phát.

12 -12- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Số bài phát theo chương trình. - Chế độ hoạt động hiện tại như : chế độ âm thanh (Stereo, mono ), chế độ dò nhanh hay chậm. j. Khối Điều khiển và xử lý hiển thị (Microcontroller): Có nhiệm vụ: - Nhận các tín hiệu từ hệ thống phím ấn hoặc từ mắt nhận tín hiệu từ xa. - Nhận các tín hiệu từ các cảm biến và các tín hiệu phản hồi từ các khốichức năng khác như DSP, nguồn cấp để thực hiện điều khiển một cách hợp lý và kịp thời. - Tạo các tín hiệu data, xung clock cấp cho các khối chức năng như (Servo,DSP, Audio processor, power ) để thực hiện các chức năng điều chỉnh, điều khiển và đồng bộ. k. Khối nguồn cấp: Có nhiệm vụ cấp nguồn cho các khối chức năng trong máy bao gồm: áp DC, áp AC với các mức khác nhau và có ổn áp hoặc không tuỳ theo yêu cầu cần thiết cho từng khối chức năng Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của của các khối trong đầu VCD: Sơ đồ khối, chức năng đầu VCD: ( xem hình 1.4) Hình 1.4 Sơ đồ khối chức năng máy VCD So sánh sự sự giống và khác nhau giữa máy CD và VCD, chức năng và nhiệm vụ của các khối trong máy CD / VCD: Từ 2 sơ đồ khối của máy CD và máy VCD ta thấy được sự giống nhau ở các khối: * Giống nhau: - Hệ thống cơ khí. - Cụm quang học( Laser Pik up). - Khối servo. - Khối DSP. - Bộ nhớ RAM và RoM. - Mạch vi xử lý chủ (Host μp). - Khối nguồn cung cấp. * Khác nhau: - Mạch giải mã nén tín hiệu hình (MPEG - VIDEo Decoder). - Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - AUDIo Decoder). - Mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp.

13 -13- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Đấu nối các ngõ vào/ra của tín hiệu với các thiết bị ngoại vi (tăng âm, head phone, microro...): Tuỳ thuộc vào loại máy là CD/VCD và thiết bị ngoại vi mà ta chọn cách đấu nối một cách thích hơp với sự lựa chọn tối ưu nhất. Tuy nhiên, vẫn có một cách chung nhất là dựa vào máy CD/VCD ta đang có và các thiết bị ngoại vi mà ta cần đấu nối: - Đấu nối với head phone: Tuỳ loại máy CD/VCD có hoặc không có ngõ ra head phone, nếu có thì ta đấu head phone vào ngõ head phone trên máy để nghe. - Đấu nối với Ti vi: + Nếu chỉ là máy CD Player thì ta đấu các ngõ L-Out và R-Out của máy CD đến ngõ L-In và R-In của Tivi. Xem (hình 1.3). + Nếu là máy VCD thì ta đấu thêm dây VIDEO từ ngõ VIDEO-Out hoặc S VIDEO - Out của máy VCD đến ngõ vào VIDEO-In hoặc S-VIDEO In tương ứng của Tivi. Xem (hình 1.5) và (Hình 1.6). Hình 1.5 Sơ đồ đấu nối cổng tương tự Hình 1.6 Sơ đồ đấu nối cổng số - Đấu nối với máy tăng âm thì ta đấu tương tự như với Tivi chỉ khác là không đấu dây VIDEO Sử dụng máy CD: Các thao tác sử dụng máy CD/VCD có thể tóm tắt theo các bước sau: - Cắm dây nguồn AC của máy vào lưới điện AC. - Bật công tắc chính cấp nguồn cho máy (SW-Power ON/OFF). - Ấn Phím đóng/ mở khay đĩa (Open/Close: ) trước mặt máy hay trên điều khiển từ xa (Remote) để bỏ đĩa CD vào với nhãn đĩa nằm phía trên (Hình 1.7). Hình 1.7 Thao tác vào/ra khay đĩa

14 -14- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Lại ấn Phím đóng/ mơ ( )khay đĩa (Open/Close: ) để đưa đĩa vào. - Ấn phím Play/Pause (Δ/II)trước mặt máy hay trên điều khiển từ xa (Remote) để phát hoặc tạm dừng. Thường tất cả các máy đều có chức năng tự động Play với Track đầu tiên (Track 01), chỉ một số máy không có chức năng này nên ta phải nhấn phím Play/Pause. - Ấn các phím nhảy track ( / ) tiến hoặc lùi khi muốn xem các Track khác. - Ấn các phím dò tiến nhanh hoặc lùi nhanh (Search: / ) để tìm hình nhanh trong một Track. - Ấn phím Stop - Ấn phím Vol( + )hoặc Vol (-) để tăng giảm âm lượng. - Ấn phím Zoom để phóng to hoặc thu hình ảnh. Thường chỉ có trên Remote. - Ấn phím Program để lập trình cho máy theo ý thích của người xem mà không theo trình tự mặc định của máy như: nghe - xem các Track theo ngẫu nhiên (Random Play) hay theo thứ tự sắp xếp theo ý muốn (Program Play). - Ngoài ra trên Remote và trước mặt máy còn có các phím số từ 1 -> 9 để chọn track theo hàng đơn vị và các phím (10+) hay 20- để ta chọn các Track trên 10 và trên 20 - Ngoài ra còn có các phím chức năng khác như: Chọn hệ màu (NTSC/PAL), Chọn tiếng (R/L/Stereo); Chọn âm thanh vòng (3S); Câm tiếng (Mute) CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ 1. Thực hiện đấu nối máy VCD HANEL của dự án và các đầu máy khác có tại ph.ng thực hành với : - Máy thu hình. - Máy tăng âm. - Micro và head phone. - Điều khiển, vận hành 2. Thực hiện vận hành, điều khiển máy CD/VCD bằng bàn phím và điều khiển từ xa với các bài tập: - Cấp nguồn, tắt mở máy trên điều khiển từ xa. - Điều khiển đóng/ mở khay đĩa. - Điều khiển phát/ d. t.m / nhảy track / tạm dừng / ngưng quay đĩa. - Lập trình thứ tự phát nội dung theo ngẫu nhiên và theo. muốn. TỰ NGHIÊN CỨU TÀI LÝỆU LÝÊN QUAN VÀ THẢO LUẬN Ở NHÀ - Đọc các tài liệu hướng dẫn sử dụng máy CD/VCD của các hãng Sony,Samsung - Tìm hỏng và sửa chữa đầu máy CD, LD, DVD, CD_ROM, VCD. Kỹ sư Nguyễn Minh Giáp - COMPACT DISC PLAYER - Nguyên lý và căn bản sửa chữa tập I, II - Kỹ sư Phạm Đình Bảo - Thảo luận các chức năng của bàn phím điều khiển trên máy và trên điều khiển từ Xa. - Thảo luận các đấu nối các ngõ In/Out của máy CD/VCD với các thiết bị khác như : TV, Ampli, Micro, head phone

15 -15- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 2 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được khái niệm căn bản nhất về đĩa CD/VCD máy CD/VCD tiêu chuẩn và có tầm nhìn tổng thể về cấu trúc của một máy CDVCD. - vận hành một máy CD-VCD một cách thành thạo, tạo thuận lợi cho việc sửa chữa các khối chức năng ở các bài học tiếp theo. + Về kỹ năng: Sử dụng và điều khiển được các phím chức năng của máy CD/VCD + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày khái niệm đĩa CD, cấu trúc và các thông số kỹ thuật của đĩa CD? Câu 2: Trình bày chức năng, nhiệm vụ các khối máy CD(hình 1.3)? Câu 3: Phân biệt sự giống nhau và khác nhau giữa các khối mạch của máy CD và máy VCD?

16 -16- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 2 : Hệ cơ Giới thiệu : Đây là bài học giúp cho học viên: - Nắm bắt và tiếp cận một hệ cơ căn bản nhất của một CD/VCD. Khái niệm căn bản nhất về đĩa CD/VCD. - Biết được cụ thể chi tiết và kết cấu của hệ cơ. - Biết được cách tháo ráp hệ cơ. - Biết được cách kiểm tra, sửa chữa và thay thế các chi tiết của hệ cơ. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng cấu tạo của hệ cơ. - Trình bày đúng nhiệm vụ của các chi tiết trọng yếu trong hệ cơ. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của hệ cơ. - Tháo ráp hệ cơ thành thạo và chuẩn xác. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của hệ cơ. Nội dung chính: 2.1. Sơ đồ kết cấu của hệ cơ và tên gọi của các chi tiết: Sơ đồ kết cấu của hệ cơ: a. Khối cơ khí tổng thể : ( Hình 2.1) Bao gồm các bộ phận phận chính: - Khối hệ cơ chính (Base Unit ) là hệ cơ căn bản nhất (hình 2.2), nó chứa các chi tiết liên quan đến sự điều khiển khối đầu đọc. - Bệ đỡ hệ cơ chính (Holder BU) - (Hình 2.3). - Khay đĩa (Tray), cơ cấu đóng mở khay đĩa và mô tơ đóng mở khay đĩa - (Hình 2.44) và (Hình 2.5) - Khung hệ cơ: Để chứa tất cả các bộ phận trên và nó được gắn cố định với vỏ máy CD/VCD. - (Hình 2.4). Hình 2.1 Hình 2.2

17 -17- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 2.3 Hình 2.4 Hình 2.5

18 -18- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD b. Tên gọi của các chi tiết của hệ cơ chính:( Hình 2.6)--Bảng 1 Bảng 2.1 Hình 2.6

19 -19- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 2.2. Chức năng và nhiệm vụ của các chi tiết trong hệ cơ: Xem bảng Nguyên lý hoạt động của hệ cơ trong máy CD/VCD: Khi máy CD/ VCD hoạt động của hệ cơ diễn ra như sau : - Mô tơ đóng mở khay đĩa truyền dẫn thông qua dây đãi cao su hoặc bánh răng truyền đến thanh răng ghép chặt trên khay đĩa đưa khay đĩa vào / ra. Hoạt động dừng mô tơ đóng mở khay đĩa khi vào/ ra được báo về CPU thông qua công tắc giám sát (SW.open/close) ngay bên khay đĩa tránh gây quá tải cho mô tơ. - Đồng thời khi khay đĩa vào/ ra thông qua cơ cấu dẫn hướng sẽ nâng hạ hệ cơ chính lên xuống để khay đĩa lọt vào trong (hoặc ra bên ngoài), khi khay vào bên trong thì hệ cơ chính được nâng lên và đĩa được kẹp chặt nhờ hệ thông kẹp đĩa (gồm bàn xoay 209 và cần kẹp đĩa gá trên khung hệ cơ). - Khi đĩa đã đưa vào bên trong, lúc này mô tơ quay đĩa M101 bắt đầu quay và khối đầu đọc 201 bắt đầu hoạt động thực hiện dò hội tụ và dò tìm nội dung của đĩa và tiến hành Play, đầu đọc bắt đầu chuyển để dò hội tụ nhờ cuộn Focus và cuộn tracking gắn bên trong thấu kính, đồng thời đầu đọc sẽ dịch chuyển vào/ ra tâm đĩa nhờ cơ cấu truyền động : thanh răng gắn chặt trên đầu đọc và bánh răng trung gian 203, 204, truyền dẫn với bánh răng dẫn động 206 gắn trên mô tơ dịch chuyển đầu đọc M102 (SLED mô tơ). dẫn hướng cho đầu đọc nhờ trục dẫn hướng Trong quá trình máy Play thì chỉ có đầu đọc và hệ thống truyền động quay đĩa và dịch chuyển đầu đọc hoạt động, còn hệ thống đóng mở khay đĩa không hoạt động, nó chỉ hoạt động trong quá trình đưa đĩa vào/ ra Các hiện tượng hư hỏng của hệ cơ: Những hiện tượng hư hỏng cơ bản thương gặp liên quan đến hệ cơ bao gồm : Hệ thống đóng mở khay đĩa không hoạt động hoặc không chính xác Cần kẹp đĩa và bàn xoay kẹp đĩa quá chặt hoặc quá lỏng, đĩa cọ khay đĩa Hệ cơ chính không nâng hạ được, hoặc có nhưng không chính xác Đĩa không quay Đầu đọc không dịch chuyển được hoặc có nhưng không chính xác Khảo sát và tháo ráp hệ cơ: Nguyên tắc tháo ráp là : Tháo trước - Ráp sau Khi cần thay thế khối đầu đọc 201: Lần lượt tiến hành tháo ráp hệ cơ theo các bước sau ( dựa vào sơ đồ rã 3 chiều trên). 1. Tháo nắp máy phía trên ra khỏi vỏ máy. 2. Rút các jack liên lạc từ bo mạch chính lên hệ cơ gồm liên lạc với mắt đọc 202, với mô tơ dịch chuyển đầu đọc và quay đĩa, liên lạc với mô tơ đóng mở khay đĩa. 3. Tháo 4 ốc gắn bệ đỡ hệ cơ vào vỏ máy để tháo toàn bộ khối hệ cơ ra khỏi vỏ máy. 4. Tháo khay đĩa ra khỏi hệ cơ (chú ý khoá mở khay). 5. Tháo hệ cơ chính (8) ra khỏi bệ đỡ (5), bằng cách tháo 4 ốc và 4 lò xò giảm xốc. 6. Tháo bánh răng trung gian truyền động đầu đọc (202) bằng cách ấn khoá để tháo. 7. Tháo trục dẫn động (205) để tháo khối đầu đọc (201) ra khỏi cơ hệ. 8. Tiến hành thay mắt đọc. Quá trình ráp được tiến hành theo thứ tự ngược lại quá trình tháo Khi cần thay thế mô tơ quay đĩa M101: ta tiến hành từ bước 1 cho đến 5 sau đó tiến hành tiếp theo các bước sau: - Tháo bàn xoay 209 ra khỏi trục mô tơ quay đĩa M Tháo 2 ốc gá mô tơ quay đĩa và tiến hành thay mô tơ mới.

20 -20- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Quá trình lắp mô tơ quay đĩa được thực hiện theo trình tự ngược lại quá trình tháo Khi cần thay thế mô tơ dịch chuyển đầu đọc M102 : ta tiến hành từ bước 1 cho đến 6 sau đó tiến hành tháo 2 ốc gá mô tơ dịch chuyển đầu đọc ra khỏi hệ cơ chính. Quá trình lắp mô tơ dịch chuyển đầu đọc được thực hiện theo trình tự ngược lại quá trình tháo Khi cần thay thế mô tơ đóng mở khay đĩa: ta từ bước 1 cho đến bước 4, sau đó tiến hành tháo dây đãi và 2 ốc gá mô tơ đóng mở khay đĩa để thay thế Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hệ cơ: Ta tiến hành cho các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu ở mục Hệ thống đóng mơ khay đĩa không hoạt động hoặc không chính xác: Có thể do các nguyên nhân sau: - Ráp khay đĩa sai làm kẹt khay: Kiểm tra và tháo ráp lại cho đúng. - Dây đãi cao su bị đứt, lỏng hoặc bánh răng truyền động hỏng: tiến hành tháo khay đĩa, quan sát dây đãi cao su, và hệ thống truyền động dịch chuyển khay gồm bánh răng, thanh răng xem có sai hỏng như nứt, gãy, trượt, mòn Tiến hành thay dây, bánh răng đúng kích cỡ và khay đĩa nếu thanh răng hỏng đúng kích cỡ. - Hoặc khoá chuyển mạch giám sát khay đĩa hỏng: Kiểm tra khoá này thường được bố trí cạnh hông của khay và là chuyển mạch cơ khí, cần quan sát khoá có gãy hay không, kiểm tra bằng cách thông dòng xem khoá có đóng hay thường đóng khi dịch chuyển khay đĩa vào/ra bằng tay - Hoặc mô tơ hỏng: Kiểm tra bằng cách đo cuộn dây mô tơ có đứt không, thử trục mô tơ có kẹt không và tiến hành thử bằng cách cấp áp bên ngoài có thông số áp tương ứng ghi trên thân mô tơ. Tiến hành tháo và thay mô tơ cùng loại hoặc tương đương Cần kẹp đĩa và bàn xoay kẹp đĩa quá chặt hoặc quá lỏng, đĩa cọ khay đĩa: Trường hợp này thường là do tháo ráp không chính xác như do: - Cân chỉnh 4 ốc gá hệ cơ chính quá lỏng, hoặc không đều, hoặc quá chặt. Cần phải cân chỉnh lại cho chính xác. - Cần ép đĩa gá quá sát là cọ đĩa vào khay, hoặc quá cao làm đĩa bị trượt do kẹp không chặt. - Cần ép đĩa gá không cân xứng hoặc bàn bàn xoay gắn vào trục mô tơ quay đĩa không cân xứng, quá cao hoặc quá thấp đều gây ra hiện tượng hư hỏng trên. Cần thay thế và ga ráp lại cho chính xác Hệ cơ chính không nâng hạ được, hoặc có nhưng không chính xác: Trường hợp này thường là do các nguyên nhân sau: - Cân chỉnh 4 ốc gá hệ cơ chính quá lỏng, hoặc quá chặt. Cần phải cân chỉnh lại cho chính xác. - Khoá, rãnh trượt để dẫn hướng nâng hạ bệ nâng hệ cơ chính bị gãy, kẹt, mòn. Kiểm tra lại khoá, rãnh trượt và bôi mỡ, hoặc thay thế bệ nâng, khoá khi bị gãy vỡ hoặc quá mòn Đĩa không quay: Trường hợp này thường là do các nguyên nhân sau: - Kẹt đĩa do cọ khay hoặc cần kẹp đĩa quá thấp, kênh. - Hỏng mô tơ quay đĩa hoặc do mạch điện gây ra. Cần kiểm tra lại mô tơ bằng cách đo cuộn dây mô tơ có đứt không, thử trục mô tơ có kẹt không và tiến hành thử bằng cách đo thông số áp trên 2 cực mô tơ khi cấp điện cho máy hoặc cấp áp bên ngoài có thông số áp tương ứng ghi trên thân mô tơ. Tiến hành tháo và thay mô tơ cùng loại hoặc tương đương.

21 -21- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Đầu đọc không dịch chuyển được hoặc có nhưng không chính xác: Trường hợp này thường là do các nguyên nhân sau: - Cơ cấu truyền động bị sai hỏng như bánh răng trung gian bị vỡ, chưa khóa chặt,thanh răng gắn trên mặt đọc bị gãy, mắt đọc trượt ra khỏi rãnh dẫn hướng Kiểm tra, tháo ráp, cân chỉnh và thay thế đúng loại hoặc tương đương. => Hỏng mô tơ dịch chuyển đầu đọc. Cần kiểm tra lại mô tơ bằng cách đo cuộn dây mô tơ có đứt không, thử trục mô tơ có kẹt không và tiến hành thử bằng cách đo thông số áp trên 2 cực mô tơ khi cấp điện cho máy hoặc cấp áp bên ngoài có thông số áp tương ứng ghi trên thân mô tơ. Tiến hành tháo và thay mô tơ cùng loại hoặc tương đương. - Khoá chuyển mạch giám sát mắt đọc khi mắt dịch chuyển vào tâm đĩa bị hỏng như, không đóng, đứt hở dây kết nối với bo mạch làm mô tơ dịch chuyển đầu đọc không dừng - Hỏng bánh răng, hỏng mô tơ. Cần kiểm tra và thay thế. - Hỏng mạch điện điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc ( xem cách sửa chữa ở bài sau) Khảo sát và tháo ráp hệ cơ: Gồm các nội dung Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến hệ cơ cho các loại máy có ở xưởng thực hành Quan sát và phân tích sơ đồ tháo ráp các chi tiết của hệ cơ các cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở các hình vẽ trong tài liệu này) Tiến hành vận hành máy và quan sát sự hoạt động của hệ cơ khi : a. Mới cấp điện. b. Đóng/mở khay đĩa. c. Đĩa bắt đầu quay. d. Chế độ phát bình thường/ dò tìm/ nhảy bản/ tạm dừng. e. Nhận xét và ghi nhận quá trình hoạt động của hệ cơ trong các trường hợp trên khi máy hoạt động bình thường Tiến hành đo đạt điện áp mẫu và dạng tín hiệu điện tại điểm : a. Các điện cực của các mô tơ khi vận hành ở các chế độ ở mục 7.3. b. Hai đầu chuyển mạch giám sát khay đĩa khi cho khay đĩa vào/ra. c. Hai đầu chuyển mạch giám sát đầu đọc khi bắt đầu cho đĩa vào và khi nhảy về bản (track) đầu tiên Thực hiện tháo ráp hệ cơ theo các bước hướng dẫn chung trong bài này và quan sát thao tác mẫu của GV dạy thực hành Thực hiện tháo ráp hệ cơ sơ theo đồ tháo ráp các chi tiết của hệ cơ các cho các loại máy có ở xưởng thực hành Tiến hành vận hành máy và quan sát sự hoạt động của hệ cơ sau khi tháo ráp hệ cơ Đánh giá, thảo luận nhóm sau khi thực hiện tháo ráp hệ cơ Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hệ cơ: Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra theo nội dung đã học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng và sửa chữa hư hỏng.

22 -22- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD TỰ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN VÀ THẢO LUẬN Ở NHÀ - Đọc các tài liệu của sơ đồ dàn trải máy CD\VCD của Dự án GD dạy nghề trang bị tại xưởng. - Đọc các tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng máy CD/VCD của các hãng Sony,Samsung.. - Tham khảo sách Tìm hỏng và sửa chữa đầu máy CD, LD, DVD, CD_ROM, VCD của -- Kỹ sư Nguyễn Minh Giáp. - Tham khảo sách COMPACT DISC PLAYER - Nguyên lý và căn bản sửa chữa, tập I, II của Kỹ sư Phạm Đình Bảo. - Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về hệ cơ. - Quan sát sự hoạt động của hệ cơ khi vận hành máy CD/VCD và thảo luận, nhận xétvề nguyên lý hoạt động của hệ cơ. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 2 * Nội dung: + Về kiến thức: - Nắm bắt và tiếp cận một hệ cơ căn bản nhất của một CD/VCD.số khái niệm căn bản nhất về đĩa CD/VCD. - Biết được cụ thể chi tiết và kết cấu của hệ cơ. - Biết được cách tháo ráp hệ cơ. - Biết được cách kiểm tra, sửa chữa và thay thế các chi tiết của hệ cơ + Về kỹ năng: Tháo và lắp ráp; khắc phục được các hư hỏng của hệ cơ + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày chức năng, nhiệm vụ các chi tiết trong hệ cơ? Câu 2: Trình bày nguyên lý hoạt động của hệ cơ trong máy CD/VCD? Câu 3: Trình bày trình tự các bước tháo lắp ráp hệ cơ?

23 -23- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 3: Khối Laser pick-up Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của khối Laser pick-up. Đồng thời hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung Tháo ráp khối Laser- pick-up và cách kiểm tra, sửa chữa và thay thế khối Laser Pick-up trong máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của khối Laser pick-up - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của khối Laser - pick-up. - Tháo ráp khối Lasero pick-up thành thạo và chuẩn xác. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của khối Laser - pick-up. Nội dung chính: 3.1. Cấu trúc của khối Laser - pick-up: Laser bán dẫn là viết tắt của cụm từ Light Amplyfication Simmulate Emision of Radiation( khuếch đại ánh sáng bằng phát xạ kích thích). Trong thực tế có 4 loại laser thường gặp: + Laser trạng thái rắn ( Solitd State Laser) + Laser dạng lỏng ( Liquid Laser) + Laser khí(gar Laser) + Laser bán dẫn( Semiconducter Laser): là một loại laser trạng thái rắn. Trạng thái này được chia thành hai loại: loại tinh thể và không tinh thể Cấu trúc của loại 3tia: a,. Sơ đồ cấu trúc: (Hình 3.1) Hình 3.1 Sơ đồ cấu trúc loại 3 tia

24 -24- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD b. Chức năng các khối: - Laser Diode o LD : Bộ phận này dùng để tạo ánh sáng Laser, bước sóng của ánh sáng Laser là = 780nm. + Hình dạng Diode Laser: Diode Laser có hình dạng ba chân, trong đó gồm một chân chung, một chân dành cho Diode LD, một chân dành cho Diode MD. (Hình 2.2 và hình 2.3) + Kí hiệu Diode Laser: LD Laser Diode: Dùng để phát ra tia Laser cung cấp cho cụm quang học và Diode MD. - Monitor Diode - MD: là Diode giám sát, nhận ánh sáng từ Diode Laser tới, cấp cho mạch APC (Automatic Power Control: Tự động điều chỉnh công suất tia sáng). Kı hiệu: MD Xem hình 3.2 và hình 3.3 Hình 3.2 Hình Lưới nhiễu xạ (Ddiffraction Grating): Khi một tia sáng Laser được xuyên qua lưới nhiễu xạ, một tia chính và hai tia phụ hình thành bằng cách tận dụng hiện tượng nhiễu xạ của tia Laser. - Bán lăng kính và lăng kính phân tia: (Hinh 3.4) Bán lăng kính (Half Prism) được sử dụng cho phân cực thẳng. Lăng kính phân tia (Beam Splitter) được dùng cho phân cực vòng. Bán lăng kính cho phép truyền ánh sáng theo tỷ lệ 50% theo hướng truyền đi và 50% theo hướng vuông góc. Thấu kính phân tia có nhiệm vụ truyền toàn bộ 100% ánh sáng phụ thuộc vào góc phân cực của ánh sáng. Khi sử dụng ánh sáng phân cực thẳng, giả sử rằng số lượng ánh sáng từ thời điểm mà nó xuyên qua lưới là 100%, nó bị giảm đi 50% do đi qua bán lăng kính, 25% khi đến Photo Detector theo bán lăng

25 -25- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD kính một lần nữa. Mặt khác, trong việc sử dụng phân cực vòng, khi góc phân cực thay đổi do sự tán xạ đôi của đĩa, số lượng ánh sáng đi tới Photo Detector bị giảm. - Thấu kính chuẩn trực (Collimator Lens): (Hình 3.1) Ánh sáng đi qua bán lăng kính hoặc bộ tách tia được sửa dạng thành một chùm tia song song bởi thấu kính chuẩn trực. - Phiến đổi hướng ( Wave Lens Plate): (Hình 3.1) Phiến đổi hướng được chế tạo bởi tinh thể có tính dị hướng, chiết xuất của chúng thay đổi theo hướng ánh sáng. Ánh sáng xuyên qua phiến này sẽ bị lệch pha 90 o so với thành phần nguyên thủy. Do đó, ánh sáng phân cực thẳng được đổi thành phân cực vòng và ngược lại ánh sáng phân cực vòng được đổi thành phân cực thẳng. - Vật kính (objective Lens): (Hình 3.1) Thấu kính này được dùng để hội tụ tia Laser trên bề mặt đĩa, thấu kính này được điều khiển bởi hai cuộn dây: Cuộn Focus và cuộn Tracking, khoảng cách giữa thấu kính và bề mặt đĩa được điều chỉnh bởi cuộn hội tụ. Cuộn dây hoạt động sao cho thấu kính dịch chuyển theo tín hiệu bề mặt đĩa. - Thấu kính lõm (Concave Lens): (Hình 3.1) Thấu kính này được dùng để giảm đi ảnh hưởng của sự biến đổi theo chiều dài của đường dẫn ánh sáng trên Photo Detector (Bộ tách quang) do sự thay đổi khoảng cách giữa vật kính và bề mặt đĩa. - Các thấu kính hình trụ (Cylinder Lens): (Hình 3.1) Thấu kính này được sử dụng trong khối nhận diện Focus. Tia sáng xuyên qua thấu kính này ban đầu biến dạng thành hình Elip theo chiều dọc, sau đó biến thành vòng tròn và cuối cùng là Elip theo chiều ngang. Quá trình biến đổi của chùm tia được minh họa như sau: Hình 3.5 Hình Dạng tia sáng khi đi qua thấu kính hình trụ Khi khoảng cách giữa vật kính và bề mặt đĩa thay đổi, vị trí này sẽ thay đổi. - Bộ tách quang (Photo Detector) hay Ma trận Diode: (Hình 3.6) Hình 3.6 Sơ đò vị trí bộ tách quang Đối với loại Photo Detector hoạt động theo phương thức 3 tia, người ta sử dụng 6 cảm biến, cấu trúc của Photo Detector như hình 3.6. Một tia chính xuyên qua thấu

26 -26- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD kính hìnhtrụvà rơi vào tổ hợp của các cảm biến A, B, C và D mà ngõ ra có thể nhận diện được sự sai lệch Focus. Tia phụ rơi trên các cảm biến E và F cung cấp cho ngõ ra tín hiệu Tracking. Ngoài ra, dữ liệu ghi trên bề mặt đĩa được lấy ra là tổng các cảm biến A, B, C và D lên vị trí mà tia chính rơi Cấu trúc của loại 1 tia: Về mặt cấu trúc thì cụm quang học loại 1 tia cũng tương tự như loại 3 tia. Nhằm mục đích thu gọng kích thuớc để bố trí trong các máy CD/VCD xách tay, các máy Mini, Trên loại này người ta không sử dụng lưới nhiễu xạ (Fraction Grating), do đó ánh sáng laser không bị phân thành 3 tia mà chỉ có 1 tia hội tụ trên đĩa. Tia sáng phản hồi được đi vào lăng kính hình trụ và tập trung trên ma trận diode. Trên ma trận diode người ta không sử dụng 2 diode phụ để nhận diện sai lệch Track mà chỉ sử dụng 4 diode ở phần trung tâm(hình 3.7) Hình 3.7 Ma trận diode sử dụng trong cụm quang học 1 tia Mạch tự động điều chỉnh công suất phát xạ quang (APC). - Diode laser trong CD là loại laser bán dẫn có công suất bức xạ khoảng 3nW để tạo ra chùm tia laser có công suất vừa đủ và ổn định. Người ta phải sử dụng mạch APC điều khiển diode laser - Mạch APC có nhiệm vụ giữ dòng điện qua diode laser là không đổi để có thể sử dụng đèn bán dẫn hoặc IC. a, Sơ đồ nguyên lý mạch APC(hình 3.8) Hình 3.8 Mạch APC dùng đèn bán dẫn b, Chức năng linh kiện. R1, C1: Tải cực C của Q4 R2, VR: Định thiên cực B của Q1 R4: Tải cấp nguồn cho Q1

27 -27- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD R6, R7: Định thiên cho Q2 đòng thời cấp nguồn cho Q3 R5: Tải chân E của Q1, Q2 R3, R8: Định thiên cực B của Q3 C3: Tụ lọc nguồn C2: Tụ hồi tiếp Q4: Cấp nguồn cho diode laser LD: Diode laser( cung cấp ánh sang cho cụm quang học) MD: Là diode giám sát có nhiệm vụ nhận tín hiệu ánh sáng từ diode laser để thay đổi cường độ dòng điện qua khối diode laser. LDON: Lệnh mở nguồn từ vi xử lý tới. khi lệnh này ở mức cao diode laseer không được cấp dòng, khi ở mức thấp diode laser được cấp dòng. c, Nguyên lý làm việc Khi LDON bằng 0V, Q3 dẫn, dòng thông qua R6 và R7 phân cực thuận cho Q2 làm Q2 dẫn, dòng qua R5 tăng dẫn đến điện áp Ub của Q4 giảm, vì Ue của Q1 tăng do đó Q1 dẫn, dòng qua R4 tăng làm cho Uc của Q1 tăng, dẫn đến Ub của Q4 tăng và lúcn ày Q4 dẫn dòng cấp nguồn cho diode laser d, Nguyên lý ổn định làm việc cho diode laser. Khi ánh sáng từ diodle laser phát ra quá mạnh làm diode MD dẫn mạnh, điện áp Ub của Q1 dương lên làm Q1 bớt thông dẫn đến Q4 bớt thông, dòng qua diode laser giảm xuống trở về bình thường Cấu tạo, chức năng, nhiệm vụ của khối Laser - pick-up: Cấu tạo:(hình 3.8) Cấu tạo của khối Laser Pick-up trong thực tế như sau: Hình Sơ đồ cấu toạ của khối LaseroPick-up. Hình ảnh chụp thực tế

28 -28- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Cụm quang học: Đó là khối lăng kính và thấu kính (xem hình 3.9). - Laser diode (LD): Gắn ngay bên hông của khối mắt đọc. - Monitor diode (MD): gắn liền với LD dùng để thu ánh sáng của LD cấp cho mạch APC để tự động hiệu chỉnh cường độ phát sáng của LD luôn ổn định. - Cụm diode tách quang (PD): nằm ngay trên khối mắt đọc (Bo mạch) - Mạch tự động điều chỉnh công suất phát xạ quang APC: nằm ngay trên khối đầu đọc hoặc được bố trí trên mạch chính và được liên lạc qua dây nối. - Cuộn dây hội tụ (Focus coil) và cuộn dây chỉnh track (Track coil) 3.3. Nguyên lý hoạt động của khối Laser - pick-up: (Hình 3.10) Khi cấp nguồn cho laser. Laser sẽ phát ra ánh sáng hồng ngoại có = 780um. ánh sáng này được đưa qua thấu kính chuẩn trực, qua thấu kính nhiễu xa (cả 2 thấu kính này nằm trong lưới nhiễu xạ). Thấu kính này chia tia laser thành 3 tia riêng biệt như hình Trong đó tia chính (tia giữa) là tia có cường độ mạnh nhất được dùng để đọc dữ liệu ở vệt pit và flat. Hai tia còn lại có cường độ yếu hơn được dùng để giám sát phía trước, sau tia chính. Ba tia này đi tiếp qua bán lăng kính (lăng kính phân tách tia). Mục đích của lăng kính này về cơ bản là bộ phận chia quang học, cho đi qua hay phản xạ phụ thuộc vào sự phân cực của ánh sáng laser. Mặt phẳng phân cực từ ánh sáng phát ra cho phép nó truyền thẳng qua lăng kính lên bản toàn sáng 1/4. Phần tử này, thực chất là mặt phẳng phân cực của tia phát ra. Tầm quan trọng là ở chổ nó cũng ảnh hưởng đến tia phản xạ và tất cả thay đổi trong mặt phẳng phân cực sẽ cho phép lăng kính chia tia phản xạ từ các tia phát ra. Sau khi qua bản toàn sóng 1/4 tia laser đi qua phần tử cuối cùng của tuyến phát xạ là thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ là chi tiết mà người sử dụng dễ dàng nhận ra nhất vì nó là chi tiết được lộ ra ngoài. Thấu kính này hoạt động nhờ hệ thống servo tiêu điểm. Phần tử này, thực chất là mặt phẳng phân cực của tia phát ra. Tầm quan trọng là ở chỗ nó cũng ảnh hưởng đến tia phản xạ và tất cả thay đổi trong mặt phẳng phân cực sẽ cho phép lăng kính chia tia phản xạ từ các tia phát ra. Sau khi qua bản toàn sóng 1/4 tia laser đi qua phần tử cuối cùng của tuyến phát xạ là thấu kính hội tụ. Thấu kính hội tụ là chi tiết mà người sử dụng dễ dàng nhận ra nhất vì nó là chi tiết được lộ ra ngoài. Thấu kính này hoạt động nhờ hệ thống servo tiêu điểm. Hình Thấu kính cách tử nhiễu xạ tách tia laser thành nhiều tia nhiều tia

29 -29- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Khi tia sáng laser đập vào đĩa thì có một phần ánh sáng sẽ phản xạ toàn phần trở lại (tùy theo pit hay flat mà tia laser tán xạ hay phản xạ). Đường đi của tia phản xạ trở lại cũng giống như đường đi tia phát xạ, như đến bán lăng kính thì tia phản xạ này ra khỏi sẽ bị lệch một gốc Sau đó qua thấu kính lồi đến thấu kính hình tụ. Thấu kính này có chức năng trong việc dò hội tụ của tia laser bằng chùm tia nhận được. Nó cho ra chùm tia thay đổi hình dạng như ở hình Các hiện tượng hư hỏng cơ bản của khối laser- pick-up: Không đọc dữ liệu, máy tự dừng, đèn play tự tắt và báo (No Dics) : Nguyên nhân: Do mắt hỏng hoặc phát xạ quá yếu hoặc chiết áp APC chỉnh sai. Cách kiểm tra, sửa chữa: - Quan sát sự phát xạ của mắt xem diode laser có phát sáng hoặc phát có mạnh không(ánh sáng đỏ nhiều hay ít, khoảng cách quan sát an toàn cho mắt người là khoảng12inch tính từ thấu kính đến mắt người quan sát (= 31cm)). Hoăc dùng máy đo công suất phát xạ của tia laser thường < 1 mw. Số liệu cụ thể tuỳ theo mắt của mỗi hãng xem bảng sau: - Nếu mắt không sáng, kiểm tra lại dây nối, chỉnh thử chiết áp APC, tiến hành thay mắtmới. - Nếu mắt có sáng, lau chùi mắt bằng bông thắm dầu lau mắt, chỉnh thử chiết áp APC,thay mắt mới. - Quan sát khi không đưa đĩa vào xem thấu kính có dò hội tụ không (mắt nhô lên xuống và lệch qua lại theo chiều ngang), nếu không có thể hỏng cuộn hội tụ, cuộn tracking, cần kiểm tra 2 cuộn trên. Hoặc có thể hỏng mạch MDA -> bài sau. - Quan sát xem khối mắt đọc có dịch chuyển không nếu không -> hỏng mạch dịch chuyển đầu đọc -> xem bài sau Máy kén đĩa, một số đĩa đọc được, một số không đọc được, đọc chậm tức thời gian hiển thị nội dung đĩa chậm : Nguyên nhân: Do mắt phát xạ quá yếu hoặc chiết áp APC chỉnh sai, các chiết áp Focus, tracking chỉnh sai. Cách kiểm tra, sửa chữa: - Quan sát sự phát xạ của mắt hoặc đo mắt như trên - Nếu mắt có sáng, lau chùi mắt bằng bông thắm dầu lau mắt, chỉnh thử chiết áp APC, chiết áp Focus, tracking. - Nếu vẫn kén đĩa -> thay mắt mới Âm thanh bị lắp và hình ảnh bị giật, đứng bất thường. Nguyên nhân: Do mắt phát xạ quá yếu hoặc chiết áp APC chỉnh sai, các chiết áp Focus, tracking chỉnh sai. Cách kiểm tra, sửa chữa: - Quan sát sự phát xạ của mắt hoặc đo mắt như trên

30 -30- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Nếu mắt có sáng, lau chùi mắt bằng bông thắm dầu lau mắt, chỉnh thử chiết áp APC, chiết áp Focus, tracking. - Nếu vẫn kén đĩa -> thay mắt mới Khảo sát khối Laser pick-up thực tế: Ta cho học sinh quan sát trực tiếp khối Laser pick-up ngay trên máy mà các em thực hành. Càng nhiều chuẩn loại càng tốt. - Sau đây là một số hình ảnh chụp thực tế khối Laser pick-up trong thực tế: Hình 3.11a, b, c. Hình 3.11-a Hình 3.11 b Hình 3.11 c 3.6.Tháo ráp khối Laser pick-up: Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến khối laser-pick-up cho các loại máy có ở xưởng thực hành (như sơ đồ minh hoạ dưới hình 3.12). Hình Sơ đồ đấu nối mắt Sony KSS 150 trên máy Sony CDP Quan sát và phân tích sơ đồ tháo ráp các chi tiết của khối laser-pick-up các cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở các hình vẽ Hình 3.13a, b trong tài liệu này) Tiến hành vận hành máy và quan sát sự hoạt động của khối laser-pick-up khi : a. Mới cấp điện không bỏ đĩa vào (quan sát sự phát xạ của mắt, sự dịch chuyển khối laser-pick-up, của mắt kính) b. Đĩa bắt đầu quay và theo dòi thời gian hiển thị nội dung của đĩa (tổng số bài, thờigian, dạng đĩa (CD, VCD, MP3..). c. Nhận xét và ghi nhận các kết quả trên khi máy hoạt động bình thường.

31 -31- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Thực hiện tháo ráp khối laser-pick-up theo các bước hướng dẫn chung trong bài này(hình 3.13a, b) và quan sát thao tác mẫu của GV dạy thực hành. Với hệ công nhân thì chỉ hướng dẫn cho các em cách tháo - ráp khối mắt đọc ra khỏi hệ cơ chính, chứ không tháo ráp chi tiết trong khối mắt đọc nhằm phục vụ cho việcthay thế nguyên khối mắt đọc khi hỏng mắt. Hình 3.13a trình tự các bước tháo lắp ráp hệ cơ Hình 3.13b Trình tự các bước tháo - lắp ráp hệ cơ Tiến hành vận hành máy và quan sát sự hoạt động của khối laser-pick-up sau khi tháo ráp Đánh giá, thảo luận nhóm sau khi thực hiện tháo ráp khối laser-pick-up Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa khối Laser - pick-up: Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra theo nội dung đã học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế theo nội dung đã học. TỰ NGHIÊN CỨU TÀI LIỆU LIÊN QUAN VÀ THẢO LUẬN Ở NHÀ - Đọc các tài liệu của sơ đồ dàn trải máy CD\VCD của Dự án GD dạy nghề trang bị tại

32 -32- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD xưỡng. - Đọc các tài liệu hướng dẫn bảo dưỡng mắt đọc máy CD/VCD của các h.ng Sony, Samsung.. - Tham khảo sách Tìm hỏng và sửa chữa đầu máy CD, LD, DVD, CD_ROM, VCD của - Kỹ sư Nguyễn Minh Giáp. - Tham khảo sách COMPACT DISC PLAYER - Nguyên l. và căn bản sửa chữa, tập I, II của Kỹ sư Phạm Đình Bảo. - Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về khối laser- pick-up. - Quan sát sự hoạt động của khối laser- pick-up khi vận hành máy CD/VCD và thảo luận, nhận xét về nguyên l. hoạt động của khối laser- pick-up. CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO Bài tập 1: Xác định vị trí các khối - Cho sơ đồ mạch điện khối laser-pick-up của máy Technics SL-PS770A. Hãy phân tích : 1. Chỉ rõ khối photo diode, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của nó. 2. Chỉ rõ các Diode Laser và monitor diode (MD), nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của nó. 3. Chỉ rõ mạch APC, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của nó. 4. Chỉ rõ cuộn hội tụ, cuộn tracking, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của nó. Bài tập 2: Phương pháp độ mắt. Trước khi thay mới cụm quang học, ta nên dùng phương pháp Độ mắt trước đã, nếu không thành công ta mới thay thế cụm quang học. Hiện này trên thị trường, giá cả nguyên cụm Diode Laser rất đắt, đôi khi ở một vài trường hợp mắt rất khó kiếm trên trị trường( ví dụ mắt các máy Yamaha, Pioneer, Technics ) do đó ta có thể Độ mắt như sau: * Phương án 1: Thay nguyên bộ cơ của máy khó kiếm bằng bộ cơ của máy dễ kiếm

33 -33- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Trường hợp này thường áp dụng trên cùng một hiệu máy mạch điện khá tương thích nhau. Ví dụ: Dựng bộ cơ của máy sony CDP 750 gắn vào bộ cơ máy Sony CDP 222 Lý do: Máy sony CDP 222 dùng mắt 151A thuộc loại khó kiếm và đắt tiền, trong đó hệ cơ Sony CDP 750 dùng mắt(150, 210). + So sánh cấu trúc mắt Sony 151 trên máy Sony CDP 222 và mắt sony 150 trên mày sony CDP Về cấu tạo cụm quang học: Mắt Sony 151 hoàn toàn giống mắt Sony Về cấu trúc cơ: Mắt Sonay 151 dùng trong máy CDP 222 sử dụng hệ thống dịch chuyển cụm quang học bằng từ( cuộn dây). Trong khi đó mắt Sony 150 dùng trong máy Sony CDP 750 sử dụng hệ thống dịch chuyển cụm quang học bằng motor thông qua hệ thống bánh răng. Mắt Sony 151 trên máy CDP 222 Mắt Sony 150 trên máy Sony CDP Về cấu tạo các giắc liên lạc lên mạch khuếch đại RF: Hai loại mắt 150 và 151 hoàn toàn khác nhau. + Về cấu tạo các giắc liên lạc giữa hệ cơ và mạch điện: Hoàn toàn khác nhau, tuy nhiên trên giắc liên lạc giữa hệ cơ và mạch điện người ta dùng các ký hiệu như sau: VR: Liên lạc biến trwor APC PD: Liên lạc photo diode( của diode 3 chân) GND(Mass): Điểm mát của máy LD: Liên lạc diode laser (của diode 3 chân) FCS(focus coil): Liên lạc cuộn hội tụ TRK(tracking coil): Liên lạc cuộn tracking SL: Liên lạc động cơ đọc thông tin. SPO(spindle motor): Liên lạc động cơ quay đĩa LOAD(loading motor): Liên lạc động cơ nạp đĩa OUTSW INSW: Liên lạc với các khóa điện báo tình trạng hệ cơ + Về cấu tạo cơ khí giá đỡ cụm quang học( bệ của hệ cơ) của hai mắt 150 và 151 giống nhau về vị trí các lỗ bắt vít hoàn toàn giống nhau Từ những phân tích trên ta có thể nêu vài phương án để độ mắt Sony 151 trong máy Sony CDP 750 và mắt Sony 151 trong máy Sony CDP 222 như sau: Cách 1:

34 -34- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Do cấu tạo cụm quang học của hai mắt này giống nhau nên ta có thể tháo cụm quang học của mắt Sony 150 vào Sony Với phương pháp này, hệ cơ của máy Sony có mắt 151, được giữ nguyên, nên ta chỉ cần cắt dây liên lạc đến hệ thống diode nhận( IC 8 chân) và diode laser(3 chân), do mạch nối các chân cùng chức năng lại với nhau. * Nhận xét: Phương pháp này khá đơn giản, hiệu quả nhanh chóng. Tuy nhiên người học phải kiên nhẫn dò các chân mạch ma trận diode nhận ra diode laser cho chính xác. Cách 2: Tháo nguyên bộ cơ của máy 150 gắn vào máy có mắt Sony Lưu ý: Hệ cơ ở đãy có nghĩa là bệ trên có chứa cụm quang học, trên bệ này có chứa mắt, motor đọc thông tin( hay cuộn dây dịch chuyển cụm quang hcoj), motor quay đĩa, motor nạp đĩa có thể minh họa. Hệ cơ của đầy máy VCD Sony Vị trí ốc xiết là tương đồng đối với hệ cơ có mắt Sony 151 và hệ cơ có mắt Sony 150 Nhả các dây liên lạc trên motor quay đĩa, motor quay đĩa cuộn dây dịch chuyển cụm quang học bên mắt Sony 151 Nối các dây cấp điện motor quay đĩa, motor nạp đĩa(loading motor) giữa hai hệ cơ. Riêng hai dây điều khiển cuộn dây dịch chuyển cụm quang học trên mắt Sony 151 ta nối trực tiếp vào hia đầu Slide motor của mắt Sony 150 Cấp điện kiểm tra chiều quay các motor, nếu motor quay ngược: đảo lại chiều hai dây cấp điện cho motor. * Kết luận: Với phương án này cần thực hiện - Dò tọa độ các chân trên jack liên lạc của cụm quang học so sánh với các tọa độ các chân jack liên lạc của cụm quang học cần thay vào, tùy theo cấu trúc của cụm quang học mà ta có thể dò các chân khác nhau. Sau đây là một số chân cơ bản được thống kê trên cụm quang học: + Chân cấp nguồn: Thường là nguồn một chiều(+5v) + Chân mass(gnd) + Chân RF Out: Hoặc từ ma trận diode nhận tới ( A, B, C, D). + Chân điều khiển diode giám sát(md) từ IC vi xử lý tới + Chân điều khiển cuộn tracking(tracking coil) + Chân điều khiển cuộn focus(focus coil) + Các chân liên lạc motot đĩa, motor đọc thông tin(nếu có) Trong vài trường hợp: Nếu bạn không kiếm được cụm quang học tương thích bạn có thể thay nguyên hệ cơ. Lúc này bạn cần phải chú ý đến: + Cấu trúc cơ học của bộ phận cần thay thế vào(có thể khoan định vị lại toạn bộ hệ cơ ).

35 -35- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Cấu trúc mạch điện( sơ đồ bố trí các chân trên jack liên lạc giữa cụm quang học và mạch điện) từ đó tiến hành vệt nối lại các chân chức năng trên hệ cơ mới sao cho hợp lý nhất. * Phương án 2: Thay diode laser trên cụm quang học Thực tế, diode là linh kiện hay hư hỏng nhất trong cụm quang học, vả lại giá thành diode laser tương đối rẻ, nên người ta rất hay dùng phương án thay diode laser. Phương pháp thay diode laser: - Tháo diode laser cũ trên cụm quang học. - Gắn diode laser mới, dĩ nhiên phải chọn loại diode laser đúng với hình dạng diode laser cũ trên máy cần thay. - Đặt các biến trở chỉnh hội tụ(focus), điều chỉnh (tracking), APC, - Đo dạng sóng RF ngõ ra, chỉnh vị trí Diode Laser qua lịa sao cho dạng sóng lớn nhất và ổn định nhất. * Kinh nghiệm Đối với mắt Sony 210 diode laser loại lớn có bán sẵn, bạn gắn rất dễ. Đối với mắt Sony 240 diode laser loại nhỏ được đúc trong ống keo nên hơi khó gắn. Sau khi gắn bạn dán keo cẩn thận, quan sát bằng mắt sao cho tia sang là gọn nhất không bị nhòa. Nếu bị nhòa bạn lấy kìm mỏ nhạn xoay nguyên khối thấu kính bên trên có chứa vật kính qua loại đến vị trí mà tia sang gọn nhất. - Phương pháp này có ưu điểm là dễ thực hiện, rẻ tiền, xác suất thành công cao(>70%) - Người học phải kiên nhẫn điều chỉnh vị trí diode laser để đạt được vị trí chuẩn xác nhất( tia laser có cường độ mạnh nhất tập trung nhất). - Tuy nhiên trên thực tê, phương án này đôi khi không thể thực hiện được do bạn không kiếm được diode laser tương thích với diode laser trên cụm quang học mà bạn cần thay. * Phương án 3 - Thông thường thấu kính(vật kính) của khối cụm quang học(laser pick-up) hay bị trầy, xước do quá trình lau chùi mắt hoặc không cẩn thận khi sửa chữa. - Lấy cụm quang học(laser pick-up) cũ được tháo từ các máy hư để tháo vật kính hoặc mua vật kính mới, gắn vào thay vật kính đã bị chầy xước. * Lưu ý: Nếu sau khi gắn thay vật kình vào mà máy vẫn chưa đọc được dữ liệu trên đĩa hoặc kén đĩa ta phải kiểm tra lai: + Gắn vật kính có đúng vị trí chưa? (Quan sát kỹ các khớp, các vạch đánh dấu trên vật kính). + Đảo ngược bề mặt vật kính CÁC HIỆN TƯỢNG HƯ HỎNG Ở KHỐI LASER PICK-UP 1. Máy không đọc dữ liệu, mất âm thanh ơ ngõ ra, máy tự động trơ về STOP, đèn Play tự động tắt. * Nguyên nhân gây ra hư hỏng: Do mắt yếu mạch RF không hoạt động các biến trở chỉnh hội tụ(tracking focus) bị chỉnh sai * Phương pháp sửa chữa: - Đo dạng sóng RF ở ngõ ra mạch khuếch đại RF. - Kiểm tra nguồn cung cấp khối khuếch đại RF - Làm vệ sinh sấy mạch khuếch đại RF - Kiểm tra kỹ các đường liên lạc mạch điện - Lau chùi vệ sinh mắt - Chỉnh thử các biến trở trackinh, servo, APC

36 -36- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Thay mắt mới 2. Máy bị kén đĩa. - Khi sử dụng những đĩa góc từ Mỹ, Nhật đọc bình thường - Khi sử dụng đĩa Trung Quốc: Không đọc được dữ liệu * Nguyên nhân: - Do mắt yếu - Do các biến trở chỉnh sai * Phương pháp sửa chữa: - Lau chùi lại mắt - Chỉnh lại các biến trở độ lợi điều chỉnh(tracking Gain), độ lợi hội tụ( Focus Gain), APC, Laser - Thay Mắt Mới 3. Đọc dữ liệu chậm, sau khi đưa đĩa vào bảng hiển thị số bài và thời gian phats của đĩa xuất hiện chậm. * Nguyên nhân gây ra hư hỏng: - Do mắt yếu - Do các biến trở chỉnh sai * Phương pháp sửa chữa: - Lau chùi mắt, thay mắt khác. - Chỉnh lại cac biến trở Focus Gain, Tracking Gain, RFG, HFG, 4. Âm thanh bị lắp hay còn gọi là vấp * Nguyên nhân gây ra hư hỏng: - Do mắt bị bẩn hoặc mắt bị yếu - Chỉnh sai các biến trở * Phương pháp sửa chữa - Lau chùi mắt - Thay mắt mới - Chỉnh lại biến trở độ lợi 5. Âm thanh có tiếng nổ lụp bụp * Nguyên nhân gây ra hư hognr: - Do mắt bị bẩn hoặc yếu do đĩa bị hư chầy xước - Chỉnh thử các biến trở Focus, tracking * Phương pháp sửa chữa: - Gắn đĩa mới vào. - Chỉnh các biến trở, đo dạng sóng: Eye Pattern sao cho biên độ ngõ ra là lớn nhất. - Vệ sinh mắt đọc - Thay thắt mắt mới. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 3 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của khối laser - pick-up, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc.

37 -37- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 4: Mạch RF.AMP Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch khuếch đại RF (mạch RF.AMP). Đồng thời hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chũă và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch RF.AMP của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng sơ đồ khối và chức năng, nhiệm vụ của mạch RF.AMP. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch RF.AMP. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch RF.AMP. Nội dung chính: 4.1. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch RF.AMP: Khái niệm: Hoạt động thành công của chùm tia laser sẽ tạo nên tín hiệu RF Playback từ photodiot.tín hiệu RF là tổ hợp của nhiều sóng sin khác nhau về tần số. Mặc dù với tình huống lý tưởng là bản sao chính xác tín hiệu EFM của mạng ở đầu ra nhưng phải chấp nhận có sự sai lệch do những nguyên nhân sau: - Độ bằng phẳng của đĩa: có ảnh hưởng trầm trọng các vấn đề tụ tiêu. - Bụi bẩn trên bề mặt của đĩa có thể làm cho ánh sáng laser trên bề mặt đĩa sẽ thay đổi. - Độ mở kích thích chùm tia laser trên bề mặt pit rộng hơn, chính pit đó làm cho đáp tuyến mất lý tưởng. - Thời gian đáp ứng của servo hội tụ đạt được qua mạch điện tử nên không thể đáp ứng ngay lập tức. - Hình dạng của pit không phải vuông gốc mà là lượng tròn dẫn đến tín hiệu EFM thu được từ photodiot không còn là sóng vuông. Chính vì vậy mà tín hiệu thu được từ mãng photodiot là các dạng sóng sin tổ hợp có tần số khác nhau từ KHz tương ứng với thời gian 3T 11T tuân theo định luật 2 đến 10. Có thể tính được như sau: 4,321 MHz/(3x2) = 720KHz 4,321MHz/(11x2) = 196Khz Trong đó 4,321MHz là tốc độ truyền bit. Vì do 2 chu kì liên tiếp là 3T hoặc 11T mới hình thành sóng sin đầy đủ Sơ đồ khối chức năng: (Hình 4.1) Hình Chức năng của các khối: - Khối I-V Comverter: Có nhiệm vụ biến đổi dòng điện chạy qua photodiode thành điện áp ở ngõ ra. - Dạng tín hiệu RF (3T 11T) hay còn gọi là biểu đồ mắt (Eye Pattern) có dạng thực tế như (hình 4.2):

38 -38- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (Hình 4.2. Dạng tín hiệu RF) Hình 4.3 Sơ đồ khối mạch RF. - Khối Adder: Có nhiệm vụ cộng 2 mức điện áp ở đầu vào đưa đến ngõ ra. - Khối Wave Shaper và Asymmetry: Có nhiệm vụ đổi tín hiệu RF ở ngõ ra thành chuỗi số nhi phân để cung cấp cho mạch xử lý tín hiệu số. Sơ đồ nguyên lý như (Hình 4.3) Nguyên lý hoạt động: Trong chế độ play bình thường, chùm tia laser phản chiếu từ mặt đĩa được thu nhận bởi mạng photodiode ở khối laser pick- up. Đây là hệ thống 3 tia do đó dữ liệu thông tin được thu nhận bởi 4 photodiode A, B, C, D. Tại đây dữ liệu thu được ở dạng dòng điện chạy qua photo diode, Vì vậy để dễ xử lý, tín hiệu này được chuyển sang dạng điện áp bởi khối (I-V Convert ) qua đến khối Adder, ở ngõ ra khối này là tín hiệu tổ hợp các dạng sóng sin có tần số khác nhau trong khoảng KHz gọi là dữ liệu RF. Để dễ dàng trong việc xử lý, tín hiệu RF được đổi sang dạng tín hiệu số bởi khối (Wave Shaper). Dữ liệu sau khi ra khối này là các chuỗi số nhị phân 0 (mass) và 1 (Vcc).Và tín hiệu ở ngõ ra cũng được đưa đến khối (Asymmetry) hồi tiếp âm trở về. Mục đích của việc hồi tiếp này là để thu nhận dữ liệu 1 cách chính xác Khảo sát mạch RF.AMP thực tế: Mạch máy Technics Model - SL-PS770A dùng vi mạch AN 8805 SBE1:(Hình 4.4). - Tín hiệu thu từ các Photo diode (A+C) và (B+D) đưa vào các chân 35 và 36 cấp cho mạch (I-V Comverter) và mạch RF.amp, mạch điều chỉnh hội tụ trong IC. - Tín hiệu thu từ các Photo diode (E+F) đưa vào chân 33 và 34 để dò sai lệch track. - Tín hiệu RF ra tại chân 7 sau đó đưa vào chân 8 để cấp cho mạch sửa dạng hình học (Wave Shaper và Asymmetry) nhằm để hình thành tín hiệu EFM ra tại chân 10 cấp cho mạch xử lý tín hiệu số DSP. Nhìn vào sơ đồ mạch điện ta thấy dạng tín hiệu RF tại các chân 7 (0.6Vpp) và 10 (1Vpp) với biên độ tương ứng khi máy hoạt động ở chế độ Play. - Chân 5 là chân cấp nguồn Vcc = 5V và chân 8 là GND của IC.

39 -39- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Mạch APC được thiết kế rời trên khối đầu đọc gồm 3 transistor và Photo diode (MD: giám sát) thực hiện chức năng tự động chỉnh dòng cấp cho diode laser (LD), VR 4.7K dùng để điều chỉnh dòng cấp cho LD. Hình 4.4: Mạch máy Technics Model - SL-PS770A dùng vi mạch AN 8805 SBE Mạch RFAmp dùng IC CXA1782BQ: Sơ đồ mạch tóm tắt như hình 4.5: nhìn vào sơ đồ ta thấy các chân liên quan đến mạch RF.Amp như sau. - Tín hiệu thu từ các Photo diode (A+C) và (B+D) đưa vào các chân 35 và 36 cấp cho mạch (I-V Comverter) và mạch RF.amp, mạch điều chỉnh hội tụ trong IC. - Chân 18 là chân cấp nguồn Vcc = 5V và chân 41 là GND của IC. - Mạch APC được thiết kế tích hợp trong IC, VR 1 dùng để điều chỉnh mức áp phân cực tại chân 34 thực hiện điều chỉnh dòng qua LD thông qua Q1, áp tại chân 33 thay đổi khi dòng qua LD biến động -> ánh sáng do LD phát ra thay đổi-> dòng qua PD -> điện áp phân cực tại chân 33 thay đổi -> mạch APC tác động làm điện áp ra tại chân 33 thay đổi -> Q1 điều chỉnh lại dòng cấp cho LD theo hướng cố định. - Tín hiệu RF.Out (chính là tín hiệu EFM) ra tại chân 31 cấp cho mạch xử lý tín hiệu số DSP.

40 -40- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 4.5 : Mạch RFAmp dùng trong IC CXA1782BQ 4.4. Các hiện tượng, nguyên nhân và cách khắc phục những hư hỏng của mạch RF.AMP: Phương pháp kiểm tra mạch RFAMP: Gồm các bước sau: - Đo nguồn cấp Vcc và Mass Vss cấp cho IC RFAMP theo thông số của máy hoặc sơ đồ mạch nguyên lý của mỗi loại máy. - Đo các mức điện áp liên quan đến mạch RFAMP. - Khi đĩa quay, đo dạng sóng RF.out ở ngõ ra. Nếu khối RFAMP và khối mắt đọc tốtthì sẽ xuất hiện dạng sóng. - Dạng sóng RF.out có dạng như sau và có biên độ trong khoảng ( )Vpp: (dạng tín hiệu RF) Đĩa quay bình thường khi mới cho đĩa vào, Không đọc dữ liệu, máy tự dừng, đèn play tự tắt và báo (No Dics): Nguyên nhân: Do mắt hỏng hoặc phát xạ quá yếu hoặc chiết áp APC chỉnh sai hoặc mạch RF không hoạt động. Cách kiểm tra, sửa chữa: - Nếu hư hỏng do khối Laser pick-up gây ra - xem bài 3. - Nếu hư hỏng do mạch RF gây ra ta tiến hành như sau: - Cấp điện, cho đĩa chạy và kiểm tra dạng sóng ra ở RFAMP. Nếu không có tiếp tục. - Đo nguồn cấp Vcc và Mass Vss cấp cho IC RFAMP. - Đo các mức điện áp liên quan đến mạch RFAMP. - Làm vệ sinh, sấy mạch RFAMP. - Kiểm tra kỹ các đường liên lạc mạch điện từ trạm cắm mắt đọc đến bo mạch chính. - Chỉnh thử các chiết áp điều chỉnh RFG, APC, tracking,... - Thay IC nếu vẫn không có dạng RF ra và mắt đọc tốt Khảo sát mạch RF.AMP thực tế: Gồm các nội dung Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch RF.Amp cho các loại máy có ở xưởng thực hành.

41 -41- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch RF.Amp cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 3 trong tài liệu này) Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch RF.Amp và dạng sóng và áp Vpp của tín RF Tiến hành vận hành máy và kiểm tra mạch RFAMP: Gồm các bước sau: - Đo nguồn cấp Vcc và Mass Vss cấp cho IC RFAMP theo thông số của máy hoặc sơ đồ mạch nguyên lý của mỗi loại máy. - Đo các mức điện áp liên quan đến mạch RFAMP. + Khi đĩa quay, đo dạng sóng RF.out ở ngõ ra. Nếu khối RFAMP và khối mắt đọc tốt thì sẽ xuất hiện dạng sóng. - Dạng sóng RF.out có dạng như sau và có biên độ trong khoảng (0.5 -> 0.9)Vpp: Đánh giá, thảo luận nhóm sau khi thực hiện và so sánh với thông số áp chuẩn trên sơ đồ mạch điện nguyên lý Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch RF.AMP: Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra mạch RF.Amp theo nội dung đã học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế theo nội dung đã học. CÁC BÀI TẬP MỞ RỘNG, NÂNG CAO VÀ GIẢI QUYẾT VẤN ĐỀ - Cho vi mạch CXD 2568M và cấu trúc sơ đồ khối chức năng bên trong, đây là vi mạch sử dụng trong các máy SONY Model CDP-CX525. Hãy phân tích: + Các đường tín hiệu vào/ ra liên quan đến mạch RF.Amp. + Các khối chức năng bên trong liên quan đến mạch RF.Amp. Đáp án các câu hỏi và bài tập - Phân tích vi mạch CXD 2568M liên quan đến mạch RF.Amp:

42 -42- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 1. Tín hiệu thu từ các Photo diode A, C, B, D đưa vào theo các chân 5, 6, 7, 8, và được trộn với nhau ngay bên trong IC để có được tín hiệu tương ứng (A+C) và (B+D) cấp cho mạch (I-V Comverter), mạch RF Summing AMP (tức khối Adder) và mạch RF.EQ.AMP (sửa dạng và khuếch đại tín hiệu RF), tương đương với khối Wave Shaper và Asymmetry và RF.amp. Sau đó tín hiệu được đưa ra tại chân 16 (RFO) chính là tín hiệu RF.out. Đồng thời, các tín hiệu (A+C) và (B+D) còn cấp cho mạch dò sai lệch hội tụ (EERRO AMP FOCUS) trong IC và ra tại chân 14 (FE). 2. Tín hiệu thu từ các Photo diode E, F vào chân 10 và 11 và hình thành tín hiệu (E+F) cấp cho mạch dò sai lệch track, tín hiệu dò sai lệch track (TE) đưa ra tại chân Chân 12 và chân 24 là chân cấp nguồn Vcc = 5V và chân 9 là GND của IC. 4. Mạch APC được thiết kế ben trong IC, các chân liên quan đến mạch APC gồm có: - Chân 3 : cấp dòng cho laser diode (LD). - Chân 4: Nhận tín hiệu hồi báo về từ Photo Diode (PD) cấp cho mạch khuếch đại tín hiệu dò sai lệch APC. PD.AMP, túc phản ánh dòng biến biến đổi qua LD, sau đó đưa qua mạch hiệu chỉnh lại dòng cấp cho LD tại chân 3. - Chân 22: là tín hiệu cấp nguồn cho LD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 4 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của mạch RF.AMP, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc. Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày khái niệm mạch RF? Câu 2: Vẽ sơ đồ khối, trình bày chức năng nhiệm vụ các khối của mạch RF? Câu 3: Phân tích hoạt động mạch RF? Câu 4: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch RF?

43 -43- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 5: Khối DSP Giới thiệu: Đây là bài học giới thiệu vị trí sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động cđã mạch khuếch đại RF (mạch RF.AMP). Đồng thời hướng dẫn học sinh thực hành các nội dung Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch RF.AMP của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của khối DSP. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của khối DSP. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của khối DSP. Nội dung chính: 5.1. Sơ đồ khối chức năng,nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của các tầng trong khối DSP: Sơ đồ khối chức năng : (Hình 5.1) Hình 5.1 Sơ đồ khối mạch xử lý tín hiệu số Chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động chung của các khối: a. Khối tách dữ liệu (Data Stroble): - Có nhiệm vụ: + Biến đổi tín hiệu nhị phân ở ngõ vào thành dữ liệu EFM ở ngõ ra. + Tách tín hiệu đồng bộ khung. + Tách tín hiệu Bit clock. - Sơ đồ khối chức năng : (Hình 5.2) Hình 5.2. Sơ đồ khối data Strobe - Hoạt động của từng mạch: Mạch data strobe: Có nhiệm vụ tách các bit clock được đồng bộ hóa với dữ liệu từ các tín hiệu EFM. Mặc dù các mạch Servo vẫn hoạt động chính xác nhưng dữ liệu đã tái tạo trong CD sẽ chứa các thành phần biến động (Fitter Elements). Mạch data strobe sẽ tách các

44 -44- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD bit clock chứa cùng những biến động trong dữ liệu được tạo ra. Việc ngăn ngừa biến động gây ra dao động đọc sai nhiều bit 0 liên tiếp được thực hiện, sơ đồ mạch Data Strobe có thể được mô tả như (hình 5.3). Hình 5.3- Sơ đồ khối của mạch data trobe. Từ sơ đồ trên ta có thể biểu diễn dưới dạng sóng như sau: Mạch giải mã NRZI: Mạch này có nhiệm vụ biến đổi dạng sóng EFM thành dữ liệu EFM. Điều này cho phép tín hiệu được giải mã bởi các bit clock gởi cùng với tín hiệu EFM từ mạch Data Strobe gởi đến, ta có thể miêu tả dạng sóng của mạch này như sau: (Hình 5.4) Hình 5.4

45 -45- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Mạch syncode dectecter: (Mạch tách tín hiệu đồng bộ và mạch bảo vệ) Tín hiệu được gởi từ mạch Data Strobe là chuỗi data các số 0 và 1 nối tiếp. Nó không thể cho biết điểm bắt đầu của dữ liệu. Dữ liệu này được gom lại theo mã 588bit trong một khung, đồng thời tín hiệu đồng bộ được cộng thêm ở trước đó. Tín hiệu đồng bộ có kiểu mẫu với bề rộng xung là 11T 11T tín hiệu này không được dùng trong dữ liệu âm nhạc. Tuy nhiên, dạng tín hiệu tương tự tín hiệu đồng bộ có thể xuất hiện do sự trầy xước của đĩa, Mạch bảo vệ tín hiệu đồng bộ hoạt động để lấy ra các tín hiệu tương tự như thế để bổ xung vào phần tín hiệu đồng bộ bị mất: Mạch này ta có thể mô tả sơ đồ khối như (hình 5.5) Hình Sơ đồ khối Syncode detecter Sync Signal Pattem Detector: Mạch nhận dạng mẫu tín hiệu đồng bộ. Supplementary Singnal Genarator: Bộ tạo tín hiệu bổ phụ. Time Gate Generator: Bộ tạo cổng thời gian. Mạch này nhận diện tín hiệu đồng bộ theo mẫu 11T 11T, tín hiệu nhận diện được lấy theo từng khung. Từ tín hiệu này, tín hiệu cổng thời gian được tạo ra để quan sát tín hiệu đồng bộ và bù vào phần tín hiệu đồng bộ đã mất, hoặc bị sai. b. K hối xử lý tín hiệu số DSP (DIGITAL SIGNAL PROCESSER): - Nhiệm vụ : Khối xử lý tín hiệu số là một trong những khối tương đối quan trọng trong máy CD,VCD, Khối này xử lý rất nhiều chức năng như là: Giải mã EFM, giải đãn xen (De Interleave) sửa sai, tách mã phụ. - Sơ đồ khố i: (Hình 5.6) Hình Sơ đồ khối DSP.

46 -46- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Chức năng các khối: + Khối EFM Demodulation: khối này có nhiệm vụ kết hợp với ROM để giải điều chế EFM và tách bỏ các bit trộn. + RAM: Có nhiệm vụ là loại trừ bất ổn, giải đãn xen và lưu trữ mã phụ. + Separation Error Correction và sub code: có nhiệm vụ sửa sai các tín hiệu bị sai và tách mã phụ. - Nguyên lý hoạt động: + Dữ liệu EFM ở ngõ ra khối data Strobe là các chuỗi nhị phân 0 hoặc 1. Dữ liệu này được đưa vào khối EFM Demodulation. Tại đây dữ liệu được tách bỏ các bit trộn. Đồng thời, khối này cũng kết hợp với ROM để giải điều chế EFM. + Giải điều biến EFM (tức là biến đổi 14 bit EFM thành 8 bit thông tin), ta phải lập bảng chuyển đổi 14 8 bits được nạp vào ROM để biến đổi dữ liệu từ 14 bits thành 8 bits. Sau đó đọc dữ liệu tương ứng từ ROM nhưng trong bảng chuyển đổi. + Sau khi dữ liệu EFM được tách loại bỏ các bit trộn ra và giải điều chế EFM. Dữ liệu thông tin này được đưa đến khối RAM. Tại đây dữ liệu sẽ được giải đãn xen bằng cách điều khiển khi nào ghi, khi nào đọc bởi CIRC. Đồng thời RAM cũng có chức năng lưu trữ mã phụ. + Dữ liệu ra khỏi RAM được đưa đến mạch sửa sai (Error Correction) tại đây dữ liệu sẽ được sửa lại đúng dữ liệu ban đầu nếu dữ liệu có sai trên đường truyền. Sau đó đưa qua mạch Subcode Separation để tách mã phụ đưa đến hệ thống điều khiển Servo, nếu máy CD thì dữ liệu sẽ đến khối DAC để biến đổi trở lại về dạng âm thanh analog ban đầu. Còn máy VCD thì dữ liệu sẽ được đưa đến mạch giải nén MPEG (Mạch này sẽ được trình bày rõ ở phần mạch giải nén MPEG). 5.2.Khảo sát khối DSP: Ta hãy phân tich mạch DSP sử dụng vi mạch CXD2500BQ của hãng SONY. Đây là mạch tích hợp LSI được thiết kế cho các máy CD player Giới thiệu các chức năng : - Loại trừ bất ổn bằng cách ghi và phục hồi nhờ RAM 32K. - Tạo Bit clock bằng digital PLL phục vụ cho việc tách dữ liệu EFM với phạm vị lớn hơn 150Khz. - Giải điều chế EFM (EFM data demodulation). - Bảo vệ tín hiệu đồng bộ khung EFM (Protection of EFM Frame Sync signals). - Sửa lỗi : Error correction C1: Sửa lỗi kép (Double correction) C2: Sửa lỗi bội kép (Quadruple correction). - Tách mã phụ (Subcode demodulation) và nhận dạng lỗi mã phụ dữ liệu Q (subcode Q data error detection). - Trợ động điều chỉnh motor quay đĩa dạng số (Digital spindle servo system) (incorporating an oversampling filter) - Bộ đếm lên 16-bit. - Giao tiếp CPU sử dụng bus nối tiếp - Servo auto sequencer - Ngõ ra giao tiếp tín hiệu âm thanh số. - Một số chức năng khác Sơ đồ khối chức năng của IC CXD2500BQ: (Hình 5.7)

47 -47- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 5.7 : Sơ đồ khối chức năng IC CXD2500BQ Phân tích các đường tín hiệu liên lạc giao tiếp với các khối chức năng: (Hình 5.8). a. Nhóm tín hiệu từ mạch RF.AMP: - Chân 24 : RF.in: là tín hiệu EFM vào cấp cho mạch DSP. tín hiệu này cấp cho bộ dồn kênh MUX sau đó lấy ra cấp cho bộ Digital PLL, bộ bảo vệ xung đồng bộ (Sync Protector)và mạch giải điều chế EFM (EFM demodulator).

48 -48- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 5.8 Các đường tín hiệu liên lạc Cấu hình chân: (Hình 5.9)

49 -49- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 5.9 Cấu hình chân IC CXD 2500BQ 5.3. Khảo sát mạch DSP thực tế: Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch DSP cho các loại máy có ở xưởng thực hành Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch DSP cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 2 trong tài liệu này) Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch DSP Tiến hành vận hành máy và kiểm tra mạch DSP: Gồm các bước sau: - Đo nguồn cấp Vcc và Mass Vss cấp cho IC DSP theo thông số của máy hoặc sơ đồ mạch nguyên lý của mỗi loại máy. - Đo các mức điện áp liên quan đến mạch DSP. - Khi đĩa quay, đo dạng sóng RF.in vào mạch DSP. - Dạng sóng của 3 tín hiệu ra của mạch DSP gồm : DATA, BCK và LRCK Đánh giá, thảo luận nhóm sau khi thực hiện và so sánh với thông số áp chuẩn trên sơ đồ mạch điện nguyên lý Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch DSP: Khi mất tín hiệu âm thanh ở ngõ ra, ta cần tiến hành kiểm tra khoanh vùng để chẩn đoán, các bước tiến hành như sau: Vận hành máy kiểm tra khối Laser pick-up đã hoạt động chưa.-> xem bài 3. Nếu chưa Kiểm tra khối hệ cơ đã hoạt động tốt hay chưa -> xem bài 2. Nếu chưa Kiểm tra mạch RFAMP đã hoạt động tốt hay chưa-> xem bài Cần phải xem xét tất cả các mạch trên đảm tất cả đều tốt thì ta mới tiếp tục kiểm mạch DSP Kiểm tra tín hiệu RF.in hay tín hiệu EFM từ mạch RFAMP cấp cho mạch DSP Kiểm tra 3 tín hiệu ra của mạch DSP gồm : DATA, BCK và LRCK. Nếu mất ta tiếp tục kiểm tra theo nội dụng đã nói trong bài này (mục 3) Thay Vi mạch DSP.

50 -50- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 5 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của mạch DSP, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Vẽ sơ đồ khối, trình bày chức năng, nhiệm vụ các khối của mạch DSP? Câu 2: Trình bày nguyên lý hoạt động của mạch DSP? Câu 3: Trình bày hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch điện DSP?

51 -51- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 6: Khối DAC trong máy CD/VCD Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch chuyển đổi tín hiệu số sang tín hiệu tương tự (mạch DAC). Đồng thời hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch DAC của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch DAC. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch DAC. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của khối DAC. Nội dung chính: 6.1 Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của khối DAC: - Sơ đồ chức năng( Hình 6.1) : - Nhiệm vụ của khối DAC: Mạch DAC có nhiệm vụ biến đổi dòng dữ liệu DATA âm thanh nối tiếp dưới dạng tín hiệu Digital thành tín hiệu âm thanh Analog để cấp cho mạch khuếch đại âm tần. Do tín hiệu âm thanh trong đĩa CD bao giờ cũng là âm thanh Stereo tức có 2 kênh âm thanh riêng biệt được ghép tuần tự và liên tiếp nhau nên phải có thêm mạch tách kênh lấy ra 2 tín hiệu L-R riêng biệt trong chuổi nối tiếp đó. Hình 6.1- Sơ đồ khối chức năng của mạch DAC 6.2. Nguyên lý hoạt động của mạch: Đối với mạch DAC thì đây là phần đã học ở phần kỹ thuật số, nên trong tài liệu này chỉ tóm tắt lại kiến thưc cơ bản nhất để ta có thể phân tích hoạt động của mạch này trong máy CD. * Trong máy CD yêu cầu của mạch DAC như sau: - Biến đổi DAC: 16 bit. - Tốc độ thay đổi : 48Khz/2channel. - Độ méo hài: 0.003%. - Dãi động: 96dB. * Hoạt động của mạch như sau: + Khối Serial Data Inpu t : Thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: Tách DATA kênh L và R thành 2 kênh riêng biệt - Chuyển đổi Data vào nối tiếp thành song song. Quá trình thực hiện tách kênh được thể hiện thông qua dạng sóng như (Hình 6.2). Hình 6.2: Dạng sóng tách DATA thành 2 kênh tách biệt L, R.

52 -52- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Trong đó: - BCK - đóng vai trò là xung clock để dịch bit data. - LRCK- Đóng vai trò để phân đường chọn data kênh trái và phải. Tương ứng mức logic 0/1(mức cao và mức thấp trong tín hiệu số). - Ứng với LRCK= 1 - cho qua các Bit DATA của kênh L. - Ứng với LRCK= 0 - cho qua các Bit DATA của kênh R. - Quá trình chuyển đổi Data nối tiếp thành song song có thể dùng nhiều cách: Ví dụ : - Dùng bộ phân kênh: Lúc này LRCK là tín hiệu chuyển mạch cho bộ phân kênh L hoặc R và chuyển mạch cho mạch DAC tại ngõ vào và ra còn BCK là tín hiệu dịch data. - Dùng các thanh ghi dịch nối tiếp thành s ong song: Lúc này BCK là tín hiệu dịch data. LRCK là tín hiệu điều khiển mạch chốt và chuyển mạch vào/ ra khối DAC. + Khối lọc số (Digital Filter): Có nhiệm vụ khôi phục các bit DATA một cách chính xác hơn. + Khối DAC: Sau khi có các từ mã (các bit song song) của các kênh L, R tương ứng với một mức lượng tử, khối DAC thực hiện chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự. + Các OPAMP: Đóng vai trò như phần tử khuếch đại đệm. Tín hiệu ra của 2 OPAMP sẽ đưa đến 2 mạch lọc thông thấp (LPF) đề khối phục lại âm thanh tương tự của kênh L và R Khảo sát khối DAC. - Phân tích sơ đồ nguyên lý của khối ( Hình 6.3) - Phân tích hoạt động. + Các đường liên lạc chính. - Liên kết với khối vi xử lý chủ Chân 14 - Liên kết với khối DSP Chân 20 - Liên kết với khối Servo Chân 14,21,28 - Liên kết với khối Data Chân 10,12 Hình 6.3 Các đường tín hiệu liên lạc trong mạch DAC

53 -53- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 6.4. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa khối DAC. Khi mô tơ không quay hoặc quay không đúng tốc độ, ta cần tiên hành kiểm tra khoanh vùng để chẩn đoán, các bước tiến hành như sau: Vận hành máy kiểm tra khối Laser pick-up đã hoạt động chưa.- xem bài 3. Nếu chưa Kiểm tra khối hệ cơ đã hoạt động tốt hay chưa - xem bài 2. Nếu chưa Kiểm tra mạch RFAMP đã hoạt động tốt hay chưa- xem bài Cần phải xem xét tất cả các mạch trên đảm tất cả đều tốt thì ta mới tiếp tục kiểm mạch DAC Kiểm tra tín hiệu RF.in hay tín hiệu EFM từ mạch RFAMP cấp cho mạchdac Kiểm tra 3 tín hiệu ra của mạch DAC gồm : DATA, BCK và LRCK. Nếu mất ta tiếp tục kiểm tra theo nội dụng đã nói trong bài này (mục 3) Thay IC mạch DAC Khảo sát mạch DAC thực tế: Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch DAC cho các loại máy có ở xưởng thực hành Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch DAC cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 2 trong tài liệu này) Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch DAC Tiến hành vận hành máy và kiểm tra mạch DAC: Gồm các bước sau: - Đo nguồn cấp Vcc và Mass Vss cấp cho IC DAC theo thông số của máy hoặc sơ đồ mạch nguyên lý của mỗi loại máy. - Đo các mức điện áp liên quan đến mạch DAC - Khi đĩa quay, đo dạng sóng RF.in vào mạch DAC. - Dạng sóng của 3 tín hiệu ra của mạch DSP gồm : DATA, BCK và LRCK. BÀI TẬP VỀ NHÀ 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch ADC trong máy VCD/VCD. 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch DAC trong máy VCD/VCD của các hãng sản xuất. 3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch DAC trong máy VCD/VCD thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch DAC trong máy VCD/VCD. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 6 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của mạch DAC, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc

54 -54- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 7: Mạch điều khiển mô tơ quay đĩa Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ quay đĩa của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. - Trình bày đúng sơ đồ mạch nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. - Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ quay đĩa trên máy CD/VCD thực tế. - Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. Nội dung chính: 7.1. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa Sơ đồ khối chức nă ng : (Hình 7.1) Hình Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển motor quay đĩa Chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa - Mô tơ quay đĩa: Quay đĩa với yêu cầu là tốc độ dài không đổi để đầu đọc truy cập dữ liệu trên đĩa. - Mạch khuếch đại thúc: Nhận tín hiệu điều khiển từ mạch Servo và khuếch đại dòng điện lên biên độ đủ lớn để cấp cho mô tơ thực hiện quay đĩa. Dòng ra của mạch MDA luôn thay đổi đảm bảo vận tốc dài của đĩa là không đổi. - Mạch Servo: Đây là mạch mà ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở bài sau. Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ khối DSP và thực hiện quá trình điều khiển mô tơ quay đĩa sao cho luôn đảm bảo vận tốc dài của mô tơ luôn không đổi. - Mạch DSP: Nhận tín hiệu báo track từ mạch RF từ đó đưa tín hiệu cấp cho mạch Servo thực hiện điều chỉnh tốc độ quay mô tơ một cách thích hợp Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa: Mạch điện MDA động cơ quay đĩa loại DC: a. Sơ đồ mạch điện : (Hình 7.2_) Hình Sơ đồ mạch điện nguyên lý MDA động cơ quay đĩa loại DC b. Nguyên lý hoạt động : - DCM1: Mô tơ quay đĩa. - SP+ và SP- là 2 ngõ ra tín hiệu điều khiển từ mạch Servo:

55 -55- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Khi điện áp SP+= SP- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP = 0 -> transistor công suất T1 và T2 đồng thời không dẫn -> Môtơ không quay. + Khi điện áp SP+> SP- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP > 0 -> transistor công suất T1 dẫn và T2 không dẫn -> Môtơ quay. + Khi điện áp SP+ càng lớn hơn điện áp SP- thì thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP càng tăng -> transistor công suất T1 dẫn càng khoẻ -> Môtơ quay càng nhanh. + Điện áp SP+ và SP- từ mạch Servo cấp cho OPAM đảm bảo sao cho vận tốc dài của đĩa không thay đổi tức vận tốc góc của đĩa (vòng/phút) sẽ lớn nhất khi đầu đọc ở trong cùng (500vòng/ phút) sẽ nhỏ nhất khi đầu đọc ở ngoài cùng của đĩa (200 vòng/ phút). + Khi cần hãm đĩa để dừng nhanh thì lúc này mạch Servo sẽ cho ra điện áp SP+ < SPthì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP < 0 transistor công suất T1 không dẫn và T2 dẫn - > Môtơ sẽ bị hãm nhanh Mạch điện MDA động cơ quay đĩa loại 2 pha hoặc 3 pha: a. Sơ đồ mạch điện : (Hình 7.3) Hình 7.3 Sơ đồ mạch nguyên lý mạch MDA mô tơ quay đĩa b. Nguyên lý hoạt động : - L1, L2, L3: Là các cuộn dây Stato của mô tơ quay đĩa, các cuộn này nhận điện áp xoay chiều có pha lệch nhau 120 độ từ mạch khuếch đại thúc (công suất) của IC để làm quay mô tơ. - Các phần tử Hall1+ và Hall1-, Hall2+ và Hall2-, Hall3+ và Hall3-: Là các phần tử cảm biến đặt trong mô tơ để lấy xung hồi tiếp về ổn định tốc mô tơ. - Các ngõ ra FG1,FG2 và FG3: là các đường tín hiệu hồi về mạch Servo báo tốc độ của mô tơ, từ đó mạch servo có thể hiệu chỉnh tốc độ quay của mô tơ một cách thích hợp. Chú ý : Đối với mạch điện MDA mô tơ quay đĩa loại 2 pha thì có 2 cuộn L1 và L2, đồng thời cũng có 2 phần tử Hall 1 và Hall2 ứng với 4 đầu hồi tiếp về để ổn định tốc độ môtơ, và có 2 ngõ ra FG1 Và FG2 tương ứng báo về mạch Servo Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ quay đĩa trên máy CD/VCD thực tế:

56 7.3.1 Sơ đồ mạch điện máy CD CX200: (Hình 7.4 ) -56- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 7.4 Sơ đồ mạch điện (Schematic) MDA của máy CD hãng SONY Model CX Phân tích mạch điện: - Mạch MDA môtơ quay đĩa sử dụng IC BA6392FP, là IC có 4 kênh ra thúc các mô tơ. - Đối với mạch MDA môtơ quay đĩa: + Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 96 (MDP) từ IC Servo có dạng xung như (hình 7.3). + Chân 24 của IC - MDA là chân SP+.in và chân 23 là SP-.in + Các chân 26 và 27 là các chân SP.Out (-) và SP.Out (+) cấp dòng cho mô tơ quay đĩa. Thực chất đây là một mạch công suất đẩy kéo kiểu BTL- Xem mạch nguyên lý mô tả cấu trúc trong IC (hình 7.5). Mạch hoạt động được mô tả nhờ dạng xung như hình vẽ và các cặp transistor đồng thời dẫn theo đường liền và nét đứt như hình vẽ. Do đó tại ngõ ra SP+ và SP- cấp cho motor có áp DC bằng nhau và bằng +B/2. Hình 7.5 Mạch nguyên lý MDA bên trong IC kiểu BTL - IC dùng nguồn đơn +B = 7V Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ quay đĩa trong máy CD/VCD đang thực hành : Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch MDA môtơ quay đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực hành.

57 -57- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch MDA môtơ quay đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 3 trong tài liệu này) Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch MDA môtơ quay đĩa, dạng sóng và áp Vpp của tín hiệu cấp cho mạch MDA môtơ quay đĩa ngay trên sơ đồ mạch nguyên lý Tiến hành thực hiện các công việc: - Dò mạch điện của máy đang thực hành. - Vận hành máy và đo áp thực tế trên mạch MDA môtơ quay đĩa của máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện tượng sau: - Đĩa không quay. - Đĩa quay nhanh hoặc chậm Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ quay đĩa: Nhưng hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch MDA môtơ quay đĩa là : Đĩa không quay: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Thử xem đĩa có bị cọ khay đĩa không. - Kiểm tra áp cấp cho mô tơ và kiểm tra mô tơ. - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA có chập, đứt không. - Kiểm tra áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi bị cọ khay đĩa cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí (xem bài trước). - Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay - kiểm tra và thay thế mô tơ đúng loại hoặc tương đương. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không - thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp nguồn và sửa chữa thay thế. - Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới mất - tiến hành kiểm tra sửa chữa mạch servo (xem Bài mạch servo) Đĩa quay nhanh hoặc chậm : Hiện tượng này có thể do : - Nếu quay chậm do Mô tơ yếu, nguồn cấp cho mạch MDA thấp, tín hiệu từ mạch servo hay mạch tiền khuếch đại thấp. Cần kiểm tra và thay thế mô tơ, xem lại nguồn cấp, xem lại mạch tiền khuếch đại và mạch Servo (xem Bài mạch servo). - Nếu mô tơ quay quá nhanh, có thể do bị lệch nguồn cấp, mạch MDA bị chập một phần, hoặc tín hiệu từ mạch servo đưa tới sai. Tiến hành kiểm tra lại mạch nguồn cấp, mạch MDA và mạch Servo Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra mạch MDA mô tơ quay đĩa theo nội dung đã học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế.

58 -58- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU. 1. Tham khảo sách COMPACT DISC PLAYER - Nguyên lý và căn bản sửa chữa, tập I, II của Kỹ sư Phạm Đình Bảo. 2. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch điều khiển mô tơ quay đĩa. 3. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch điều khiển mô tơ quay đĩa của các sơ đồ mạch của các hãng sản xuất. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 7 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ khối, nhiệm vụ các khối, hoạt động của mạch điều khiển mô tơ quay đĩa, các hiện tượng, nguyên nhân hư hỏng của mạch điện. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc

59 -59- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 8: Mạch điều khiển mô tơ mô tơ dịch chuyển đầu đọc Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. - Trình bày đúng sơ đồ mạch nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. - Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc trên máy CD/VCD thực tế. - Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. Nội dung chính: 8.1. Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc (SLIDE Motor) Sơ đồ khối chức năng : (Hình 8.1) Hình 8.1 Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc Hình 8.2 Vị trí và cơ cấu truyền động của mô tơ dịch chuyển đầu đọc với đầu đọc Chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc - Mô tơ dịch chuyển đầu đọc: Dịch chuyển đầu đọc từ trong tâm đĩa ra ngoài hoặc ngược lại trong chế độ Play hoặc chế dò nhanh theo chiều tiến (Forward )hoặc lùi (Reverse) hoặc nhảy track.

60 -60- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Mạch khuếch đại thúc: Nhận tín hiệu điều khiển từ mạch Sed Servo hoặc từ CPU (Khi Forward/ Reverse ) và khuếch đại dòng điện lên biên độ đủ lớn để cấp cho mô tơ thực hiện dịch chuyển đầu đọc. - Mạch Slide - servo: Đây là mạch mà ta sẽ nghiên cứu sâu hơn ở bài sau. Nó có nhiệm vụ nhận tín hiệu từ mạch Tracking Servo và thực hiện quá trình điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc trong chế độ phát (thực hiện nhảy track). - Mạch Tracking Servo: Nhận tín hiệu báo track từ mạch RF từ đó đưa tín hiệu cấp cho mạch Slide - servo thực hiện điều chỉnh mô tơ dịch chuyển đầu đọc một cách tự động khi ở chế độ phát hoặc dò tìm track. - Ngoài ra : Để dừng SLED Motor khi đầu đọc ở trong cùng trên hệ cơ có bố trí một khoá điện giám sát vị trí này và nó sẽ chuyển đổi trạng thái báo về CPU và CPU sẽ phát tín hiệu dừng mô tơ Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc: Sơ đồ mạch điện MDA động cơ dịch chuyển đầu đọc: (Hình 8.3_) Hình Sơ đồ mạch điện nguyên lý MDA động cơ dịch chuyển đầu đọc Nguyên lý hoạt động : - SLED Motor: Mô tơ dịch chuyển đầu đọc. - SL+ và SL- là 2 ngõ ra tín hiệu điều khiển từ mạch Servo: + Khi điện áp SL+= SL- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP = 0 - transistor công suất T1 và T2 đồng thời không dẫn - Môtơ không quay- đầu đọc không dịch chuyển. + Khi điện áp SL+> SL- thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP > 0-> transistor công suất T1 dẫn và T2 không dẫn -> Môtơ quay theo chiều thuận -> đầu đọc dịch chuyển theo chiều từ trong ra mét ngoài cùng của đĩa. + Khi điện áp SL+ càng lớn hơn điện áp SL- thì thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP càng tăng -> transistor công suất T1 dẫn càng khoẻ -> Môtơ quay càng nhanh (khi hoạt động ở chế độ dò tìm nhanh theo chiều tiến - FWD). + Tương tự giải thích cho các trường hợp mô tơ quay theo chiều ngược lại Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc trên máy CD/VCD thực tế: Sơ đồ mạch điện máy CD CX200: (Hình 8.4 ) Phân tích mạch điện: - Mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc sử dụng IC BA6392FP, là IC có 4 kênh ra thúc các mô tơ. - Đối với mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc: + Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 2 (SL-) và chân 100 (SL+) từ IC Servo như (hình 8.4). + Chân 9 và 10 của IC - MDA là chân SL+.in và SL-.in. + Các chân 12 và 13 là các chân SL.out (-) và SL.out (+) cấp dòng cho mô tơ dịch chuyển đầu đọc. Thực chất đây là một mạch công suất đẩy kéo kiểu BTL- Xem mạch

61 -61- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD nguyên lý mô tả cấu trúc trong IC (hình 8.5). Mạch hoạt động được mô tả nhờ dạng xung như hình vẽ và các cặp transistor đồng thời dẫn theo đường liền và nét đứt như hình vẽ. Do đó tại ngõ ra SL+ và SL- cấp cho motor có áp DC bằng nhau và bằng + B/2. - IC dùng nguồn đơn +B = 7V. Hình 8.4 Sơ đồ mạch điện (Schematic) MDA của máy CD hãng SONY Model CX200 Hình 8.5 Mạch nguyên lý MDA SLED bên trong IC kiểu BTL 8.4. Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc trong máy CD/VCD đang thực hành : Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu cho các loại máy có ở xưởng thực hành Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 3 trong tài liệu này) Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu, dạng sóng và áp Vpp của tín hiệu cấp cho mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu ngay trên sơ đồ mạch nguyên lý Tiến hành thực hiện các công việc: - Dò mạch điện của máy đang thực hành. - Vận hành máy và đo áp thực tế trên mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc của máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy.

62 -62- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện tượng sau: - Đầu đọc không dịch chuyển. - Đầu đọc chỉ dịch chuyển một hướng 8.5. Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc: Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc là Đầu đọc không dịch chuyển: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Thử xem đầu đọc có lệch khe không, bi kẹt không. - Kiểm tra cơ cấu truyền động đầu đọc. - Kiểm tra áp cấp cho mô tơ và kiểm tra mô tơ. - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA dịch chuyển đầu đọc có chập, đứt không. - Kiểm tra áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi đầu đọc có lệch khe cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí (xem bài trước). - Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay -> kiểm tra và thay thế mô tơ đúng loại hoặc tương đương. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp nguồn và sửa chữa thay thế. - Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch Servo tới mất -> tiến hành kiểm tra sửa chữa mạch servo (xem Bài mạch servo) Đầu đọc chỉ dịch chuyển một hướng: Hiện tượng này có thể do : - Nếu Đầu đọc dịch quá nhanh, có thể do bị lệch nguồn cấp, mạch MDA bị chập một phần, hoặc tín hiệu từ mạch servo đưa tới sai. Tiến hành kiểm tra lại mạch nguồn cấp, mạch MDA và mạch Servo. (xem bài Servo). - Nếu Đầu đọc dịch bình thường, nhưng chỉ dịch vào trong có thể chuyển mạch giám sát đầu đọc bị hỏng-> kiểm tra chuyển mạch này và đường mạch bào về CPU Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra mạch MDA mô tơ dịch chuyển đầu đọc theo nội dung đã học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế.

63 -63- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 8 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Vẽ sơ đồ khối, trình bày chức năng, nhiệm vụ các khối mạch mô tơ dịch chuyển đầu đọc? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ dịch chuyển đầu đọc.

64 -64- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 9: Mạch điều khiển mô tơ đóng mơ khay đĩa, Mô tơ đổi đĩa Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa. - Trình bày đúng sơ đồ mạch nguyên lý và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa. - Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa trên máy CD/VCD thực tế. - Chẩn đoán kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa. Nội dung chính: Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa (Loading and Tray Motor ) Mạch điều khiển mô tơ đóng mơ khay đĩa (Loading Motor) : a. Sơ đồ khối chức năng : (Hình 9.1) Hình 9.1 Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa Hình 9.2 :Vị trí và cơ cấu truyền động của khay đĩa và mô tơ đóng mở khay đĩa b.chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa: - Chuyển mạch đóng mở khay đĩa: Phát tín hiệu báo cho vi xử lý biết để thực hiện lệnh đóng mở khay đĩa. - Vi xử lý Đây là khối điều khiển hệ thống nhận phát tín hiệu đóng mở khay đĩa cho mạch MDA Loading Motor. - MDA Loading Motor : Nhận tín hiệu từ mạch vi xử lý và thực hiện cấp dòng cho mô tơ để đóng/ mở khay đĩa. - Loading Motor: Thưc hiện truyền động để đóng/ mở khay đĩa.

65 -65- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD c. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa: * Mạch khuếch đại thúc mô tơ (MDA) dùng transistor: Sơ đồ mạch điện: (Hình 9.3) Hình 9.3: Sơ đồ mạch nguyên lý mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa Nguyên lý hoạt động của mạch: - Loading Motor: Mô tơ đóng mở khay đĩa. - OPEN(+) và CLOSE(+) là 2 ngõ ra tín hiệu điều khiển từ mạch vi xử lý: + Khi điện áp OPEN(+)= CLOSE(-) thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP = 0 -> transistor công suất T1 và T2 đồng thời không dẫn -> Môtơ không quay-> Khay đĩa không dịch chuyển. + Khi điện áp OPEN(-)> CLOSE(+) thì ngõ ra mạch khuếch đại OPAMP > 0-> transistor công suất T1 dẫn và T2 không dẫn -> Môtơ quay theo chiều thuận -> Khay đĩa được đưa ra. Tương tự giải thích cho các trường hợp mô tơ quay theo chiều ngược lại, khay đĩa được nạp vào. * Mạch khuếch đại thúc mô tơ (MDA) dùng IC:(Hình 9.4) Hình 9.4- Mạch MDA đóng mở khay đĩa dùng vi mạch Nguyên lý hoạt động của mạch: + Rin và Fin là 2 tín hiệu logic từ mạch vi xử lý đưa tới. Ta có bảng trạng thái như sau:

66 -66- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Out1 và Out2 là 2 ngõ ra nối với mô tơ đóng mở khay đĩa. + Cả 2 trường hợp Out1 và 2 đều cùng mức logic (L hoặc H) thì mô tơ không quay. + Còn trường hợp Out1= H và Out2= L -> Mô tơ quay thuận (mở khay đĩa-open) vàtrường hợp ngược lại thì Mô tơ quay ngược (Đóng khay đĩa Close) Mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa (Tray Mo tor) : trong trường hợp máy CD/VCD được thiết kế nhiều khay đĩa để có thể cùng một lúc đưa sẳn nhiều đĩa vào trong má. Lúc này máy cần phải có mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa khi người dùng chọn khay1 hoặc 2... a, Sơ đồ khối chức năng : (Hình 9.5) Hình 9.5 Sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa b. Chức năng, nhiệm vụ của mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa: - Giám sát vị trí (Position sensor): Giám sát vị trí của khay đĩa để báo về vi xử lý. - Phím lệnh(key In): Các phím trước mặt máy hoặc trên Remote dùng để cấp tín hiệu cho vi xử lý khi người sử dụng cần dùng khay đĩa nào. - Vi xử lý : Phát tín hiệu cấp cho mạch MDA đổi đĩa. - Mạch MDA đổi đĩa: Cấp dòng cho mô tơ. - Tray mô tơ: Thực hiện truyền động để đổi khay đĩa. c. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa: Hệ thống đổi đĩa thường gặp là : * Kiểu bàn xoay (Turn table): Các khay đĩa được bố trí trên một bàn xoay, còn cụm quang học được bố trí cố định. (Hình 9.6). Hình 9.6 Cấu trúc khay đĩa kiểu bàn xoay. * Kiểu dùng hệ thống Gắp: Dùng với số lượng nhiều đĩa. Hiện này người ta thiết kế khay chứa đĩa quay quanh trục cố định và đĩa được đặt dọc ở các khe. Còn hệ thống quang học được bố trí cố định (chứ không di động như một số hệ cơ khác) khi cần đọc đĩa nào thì hệ thống khay đĩa sẽ xoay và cần gắp đĩa sẽ gắp và nạp đĩa cho cụm quang học đọc data. (Hình 9.7) và (hình 9.8)

67 -67- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 9.7 Hệ thống đổi đĩa kiểu Gắp. Hình 9.8 Hệ thống gắp đĩa và cụm quang học d. Sơ đồ mạch nguyên lý của mạch điều khiển mô tơ đổi đĩa: Đối với mạch điện MDA mô tơ đổi đĩa về nguyên tắc hoàn toàn giống như mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa Phân tích mạch điện điều khiển mô tơ đóng mơ khay đĩa và mô tơ đổi đĩa trên máy CD/VCD thực tế: Sơ đồ mạch điện máy CD/VCD CX200: (Hình 9.9 và 9.10)

68 -68- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 9.9 Sơ đồ mạch nguyên lý điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa trên máy CD/VCD CX200 Hình 9.10 Sơ đồ liên lạc tóm tắc mạch điện (Schematic) MDA đóng mở khay đĩa và đổi đĩa của máy CD/VCD hãng SONY Model CX200

69 -69- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Phân tích mạch điện: - Mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa sử dụng IC LA6510, là IC có 2 kênh ra thúc các mô tơ. - Đối với mạch MDA môtơ đổi đĩa: + Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 24 và chân 25 từ IC System controller như (hình 9.9 và 9.10) để điều khiển mô tơ đổi đĩa (Table mô tơ) quay trái hoặc phải đưa vào 6 và 7. + Chân 8 và 9 của IC - MDA là chân cấp dòng cho mô tơ đổi đĩa. + Để mô tơ đổi đĩa quay đúng ví trí đĩa cần nạp (1 trong 50 đĩa hiện có trong bàn xoay). Thì có bộ phận cảm biến quang giám sát vị trí và đếm số thứ tự đĩa (các IC801,802 và 803) tại đúng vị trí của cần gắp đĩa báo về cho IC điều khiển hệ thống. - Đối với mạch MDA môtơ nạp đĩa: + Nhận tín hiệu điều khiển từ chân 22 và chân 23 từ IC System controller như (hình 9.9 và 9.10) để điều khiển mô tơ nạp đĩa điều khiển cần gắp đĩa đưa đĩa vào khay để hệ thống đầu đọc đọc dữ liệu. + Chân 1 và 2 của IC - MDA là chân cấp dòng cho mô tơ nạp đĩa. + Để mô tơ nạp đĩa ngưng quay thả và gắp đĩa đúng ví trí,thì có một chuyển mạch giám L.SW báo về cho IC điều khiển hệ thống để dừng mô tơ nạp đĩa. - IC dùng nguồn đơn +B = 11V Khảo sát và phân tích mạch MDA môtơ đóng mơ khay đĩa và mô tơ đổi đĩa trong máy CD/VCD đang thực hành: Đọc và phân tích sơ đồ mạch điện liên quan đến mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực hành Quan sát và phân tích sơ đồ mạch điện nguyên lý (Schematic) đối với mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa cho các loại máy có ở xưởng thực hành ( như minh hoạ ở mục 2 trong tài liệu này) Ghi nhận các thông số nguồn cấp, điện áp DC tại các chân liên quan đến mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa, dạng sóng và áp Vpp của tín hiệu cấp cho mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu ngay trên sơ đồ mạch nguyên lý Tiến hành thực hiện các công việc: - Dò mạch điện của máy đang thực hành. - Vận hành máy và đo áp thực tế trên mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa của máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy Đọc và phân tích cấu trúc và sơ đồ tháo ráp của hệ thống cơ khí liên quan: - Hệ thống đóng mở đĩa. - Hệ thống đổi đĩa. - Thảo luận nhóm Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện tượng sau: - Khay đĩa không đóng mở được. - Không đổi đĩa được Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch MDA môtơ đóng mơ khay đĩa và mô tơ đổi đĩa: Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa là : Khay đĩa không đóng mơ được: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Kiểm tra khay đĩa có lệch, bi kẹt không.

70 -70- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Kiểm tra cơ cấu truyền động khay đĩa. - Kiểm tra điện áp cấp cho mô tơ đóng/ mở khay đĩa và kiểm tra mô tơ. - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA đóng mở khay đĩa có chập, đứt không. - Kiểm tra điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ CPU tới. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi khay đĩa có lệch cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí (xem bài 2 hệ cơ và nội dung minh hoạ trong phần trên và cấu trúc thực tế của máy tực hành trong xưởng). - Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay -> kiểm tra và thay thế mô tơ đúng loại hoặc tương đương. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp và sửa chữa thay thế. - Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch CPU tới mất -> tiến hành kiểm tra sửa chữa mạch CPU (xem Bài mạch điều khiển hệ thống CPU) Không đổi đĩa được: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Kiểm tra khay đổi đĩa có lệch, bi kẹt không. - Kiểm tra cơ cấu truyền động của hệ thống đổi đĩa (Cần gắp, bàn xoay, dây đãi..) có bị kẹt, nứt vỡ, cong vênh. đứt. - Kiểm tra áp cấp cho mô tơ đổi đĩa và kiểm tra mô tơ. - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA đổi đĩa có chập, đứt không. - Kiểm tra áp điều khiển cấp cho mạch MDA đổi đĩa từ CPU tới. - Kiểm tra tín hiệu từ chuyển mạch giám sát ví trí khay đĩa báo về CPU. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi khay đổi đĩa có lệch, kẹt cần tháo ráp và cân chỉnh hoặc thay thế các phần cơ khí (xem bài 2 hệ cơ và nội dung minh hoạ trong phần trên và cấu trúc thực tế của máy tực hành trong xưởng). - Khi cơ cấu truyền động của hệ thống đổi đĩa gồm Cần gắp, bàn xoay, dây đãi có bị kẹt, nứt vỡ, cong vênh. đứt -> cần tháo ráp đúng với sơ đồ tháo ráp và thay thế các bộ phận hưng hỏng đúng kích cỡ. Chú ý nhất là với hệ thống nhiều đĩa, cần phải đọc kỹ cấu trúc và sơ đồ tháo ráp trươc khi thực hiện. - Khi có áp cấp cho mô tơ nhưng vẫn không quay -> kiểm tra và thay thế mô tơ đúng loại hoặc tương đương. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA đổi đĩa cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp nguồn và sửa chữa thay thế. - Nếu điện áp điều khiển cấp cho mạch MDA từ mạch CPU tới mất -> tiến hành kiểm tra sửa chữa mạch CPU (xem Bài mạch điều khiển hệ thống CPU). - Kiểm tra tín hiệu từ chuyển mạch giám sát ví trí khay đĩa báo về CPU bị mất -> Tiến hành kiểm tra mạch cảm biến (Tray. sense) đặt gần hệ thống khay đĩa Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này.

71 -71- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Tiến hành kiểm tra hệ thống cơ khí, mạch MDA mô tơ đóng mở khay đĩa và đổi đĩa, mạch giám sát vị trí khay đĩa theo sơ đồ tháo ráp hệ thống cơ và sơ đồ mạch điện của máy cụ thể tại xưởng thực hành và theo nội dung minh hoạ trong bài học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch MDA môtơ dịch chuyển đầu đọc. 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa của các sơ đồ mạch của các hãng sản xuất. 3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý của các máy thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch MDA môtơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 9 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa; mô tơ đổi đĩa? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa và mô tơ đổi đĩa? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch điều khiển mô tơ đóng mở khay đĩa, mô tơ đổi đĩa?

72 -72- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 10: Mạch Focus Servo Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch focus servo. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch focus - servo của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch Focus - Servo. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch Focus - Servo. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch Focus - Servo. - Cân chỉnh được mạch Focus - Servo. Nội dung chính: Khái niệm về mạch servo: Trong hệ thống máy phát lại CD, VCD, Có 4 loại mạch Servo, được trang bị để đảm bảo đọc các pits và flats đã được ghi lên đĩa một cách chính xác. Đó là Focus - Servo, Tracking - Servo, Slide - servo, Spindle - Servo Nguyên tắc dò sai lệch hội tụ trong máy CD/VCD: Nhiệm vụ của mạch focus - servo điều khiển vật kính lên xuống theo chiều thắng đứng để đảm bảo chùm tia laser hội tụ đúng các pits và flats trên bề mặt đĩa thông qua cuộn hội tụ (Focus coil) được bố trí trên mắt đọc. Để nhận biết sự hội tụ người ta sử dụng biện pháp loạn thị bằng cách dùng một thấu kính hình trụ có đặc tính thay đổi hình dạng chùm tia từ hình elip dọc qua hình tròn rồi đến hình elip ngang như ở (hình 10.1). Hình 10.1 Nguyên tắc dò hội tụ trong máy CD/VCD Việc dò sai lệch hội tụ được thực hiện thông qua 2 cặp photo diode nhận dạng A C và B D và mạch khuếch đại sai biệt dùng OPAMP. Các tín hiệu thu được từ các cặp photo diode (A+C) và (B+D) và được so sánh với nhau để có tín hiệu sai lệch [(A+C) - (B+D)]. - Khi vật kính quá gần : thì chùm sáng phản xạ hội tụ trên 4 photo diode nhận dạng A, C và B, D có hình dạng Elip đứng và lúc này cặp photo diode (A+C) thu ánh sáng nhiều hơn cặp photo diode (B+D), tức tín hiệu điện (A+C) > (B+D) -> ngõ ra OPAM có tín hiệu sai lệch dương (hoặc âm) cấp cho mạch focus servo để đưa tín hiệu điều chỉnh vật kính ra xa.

73 -73- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Khi vật kính quá xa : Chùm sáng phản xạ hội tụ trên 4 photo diode nhận dạng A, C và B, D có hình dạng Elip ngang và lúc này cặp photo diode (A+C) thu ánh sáng ít hơn cặp photo diode (B+D), tức tín hiệu điện (A+C) < (B+D) -> ngõ ra OPAM có tín hiệu sai lệch âm (hoặc dương) cấp cho mạch focus - servo để đưa tín hiệu điều chỉnh vật kính lại gần hơn. - Khi vật kính ơ vị trí hội tụ đúng: Chùm sáng phản xạ hội tụ trên 4 photo diode nhận dạng A, C và B, D có hình dạng hình tròn và lúc này cặp photo diode (A+C) thu ánh sáng bằng cặp photo diode (B+D), tức tín hiệu điện (A+C) = (B+D) -> ngõ ra OPAM có tín hiệu sai lệch là 0, cấp cho mạch focus - servo. Lúc này mạch focus - servo sẽ không hiệu chỉnh vật kính Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch focus servo: Sơ đồ khối chức năng : (Hình 10.2) Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng: - Focus Search: Có chức năng dò điểm hội tụ ban đầu khi có đĩa. - I-V-Comvert: Có chức năng đổi dòng điện ngõ vào sang điện áp ở ngõ ra. - FE (Focus Error): Tín hiệu sửa sai hội tụ có chức năng so sánh hai ngõ vào A + C, B + D. Nếu có sự chênh lệch về mức điện áp ngõ vào thì ngõ ra sẽ xuất hiện một mức điện áp dò hội tụ cho đến khi 2 tín hiệu này bằng nhau, tín hiệu ngõ ra được đưa đến mạch IC Servo để sửa dạng hội tụ. - FOK (Focus OK): Có chức năng tạo ra một tín hiệu dùng để xác định đầu laser nằm trên mặt phản chiếu của đĩa, tín hiệu này có mức cao khi chùm tia laser hội tụ trên đĩa. - Mạch FZC (Focus Zero cross): Có chức năng theo dõi khi tín hiệu vừa sai hội tụ tiến tới 0. Mạch này thường phối hợp với mạch FOK xác định thời điểm nào thì điều chỉnh hội tụ. Hình 10.2 Sơ đồ khối chức năng của mạch Focus Servo

74 -74- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Nguyên lý hoạt động : Khi bắt đầu Play thì việc đầu tiên của mạch Focus - Servo là điểm hội tụ ban đầu cần phải đạt được hay nói khác đi là dịch chuyển thấu kính lên xuống theo trục thẳng đứng. Do vậy khối hoạt động đầu tiên trong mạch Focus - Servo là khối tìm kiếm hội tụ (Focus Search). Để thực hiện việc này thì vi xử lý xuất lệnh ra để điều khiển Swich S1 về vị trí b. Tiếp theo xuất lệnh điều khiển cho khối Focus seach để cho ra dạng sóng và dịch chuyển thấu kính như ở (Hình 10.3). Hình 10.3: Khối hoạt động dò tìm focus Khi đã phát hiện có tín hiệu RF hay ngõ ra của FOK chuyển mức, thì vi xử lý xuất lệnh chuyển Switch về vị trí a, lúc này là chế độ phát bình thường. Ngược lại nếu không nhận được tín hiệu FOK chuyển mức thì vi xử lý xuất lệnh cho hệ thống ngừng hoạt động. Ở chế độ play bình thường, tín hiệu nhận được từ quang Photodiode qua khối I-VConvert để biến đổi tín hiệu từ dòng điện sang điện áp rồi đưa để mạch FE để tạo ra tín hiệu cho phép vật kính dịch chuyển từ vị trí giữa đi lên hoặc xuống theo chiều thẳng đứng sao cho điểm hội tụ tốt nhất Phân tích mạch điện focus servo trên máy CD/VCD thực tế: Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXA 1082 BQ (BS) và một phần của IC RF.AMP mã CXA1081: (Hình 10.4 và 10.5) Hình Sơ đồ đường tín hiệu mạch Focus Servo

75 -75- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Nguyên lý hoạt động của mạch focus Servo dùng IC CXA 1082: (Hình 10.5) Các chân có chức năng liên quan đến mạch Focus Servo : - Chân 5 (FEO) : là chân cấp tín hiệu hội tụ ra cho mạch khuếch đại công suất hội tụ (Focus MDA). - Chân 6 (FE(-)) : là chân nhận tín hiệu hồi tiếp âm từ ngõ ra mạch MDA về mạch FE.amp hay chân nhận tín hiệu đảo của mạch FE.Amp. - Chân 48 (FE) : là chân nhận tín hiệu dò sai lệch hội tụ từ mạch dò và khuếch đại sai lệch hội tụ từ IC RF.Amp (CXA 1081) đưa tới. Tín hiệu này sẽ cấp cho mạch sửa pha (Phase correction) và mạch so sánh điểm xuyên 0 hội tụ FZC bên trong IC CXA Chân 18 (Sens): Chính là ngõ ra tín hiệu của mạch FZC cấp cho mạch IC- DSP và cũng lien lạc với chân Sens của vi xử lý (Microcomputer) cấp cho mạch DSP. - Chân 41 (FOK): là chân nhận tín hiệu FOK từ mạch nhận diện tín hiệu dò hội tụ từ ICRF. Amp (CXA 1081) đưa tới. Chân này có mức cao hoặc thấp. - Chân 7 (Srch): là chân liên quan đến chức năng dò hội tụ (Search), chân này kết nối với tụ hoá (4.7u) cùng với R bên trong IC hình thành mạch định thời tạo dạng xung dò hội tụ. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng hội tụ là : - Chân 2 (FGD) và 3 (FS3): là 2 chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình thành mạch lọc thông thấp giảm tần số cao và được điều khiển bởi một chuyển mạch bên trong IC. - Chân 4 (LSB): là chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình thành mạch định thời tăng độ rộng băng thông thấp cho mạch focus servo khi ở chế độ phát (Play). - Chân 17 (FSET): là chân thiết lập tần số đỉnh cho mạch focus Phase compensation (Khi R ngoài là 510K thì tần số đỉnh khoảng 1.2Khz). - Chân 29 (I.Set): là chân nhận dạng xung (đỉnh) dò hội tụ, nhảy Track hay dò nhanh (Forward) để tự động điều chỉnh các chuyển mạch bên trong IC khi ở các chế độ: mới đưa đĩa vào, Next, hay Forward Hình Sơ đồ cấu trúc bên trong của CXA 1082 liên quan đến mạch FOCUS SERVO

76 -76- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Khảo sát và phân tích mạch focus Servo trong máy CD/VCD đang thực hành ở xưởng: Cho sơ đồ mạch focus Servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các đường tín hiệu liên quan đến mạch Focus Servo : (Xem hình 10.6): Hướng dẫn thực hành: - Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành. - Dò mạch điện. - Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau - Cụm thấu kính không dịch chuyển lên xuống. - Cụm thấu kính dịch chuyển không ổn định. Hình 10.6 Mạch Servo của máy VCD Hanel Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Focus Servo: Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch focus Servo là : Cụm thấu kính không dịch chuyển lên xuống: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Kiểm tra mạch điện từ mạch MDA lên mắt đọc. - Kiểm tra cuộn focus (dùng thang ohm để đo khoảng 7.5 ohm), hoặc dùng thang Rx 1 kích vào thì vật kính sẽ dịch lên xuống -> Tốt ( xem Hinh 10.7). - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA Focus có chập, đứt không.

77 -77- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Vị trí mạch focus Servo trên khối laser - pick-up - Kiểm tra mạch Focus servo : Kiểm tra các tín hiệu liên quan đến mạch Focus servo như minh hoạ ở mục 4, cùng các điểm sau : + Kiểm tra nguồn cung cấp Vcc. + Kiểm tra tín hiệu mở laser diode LD ON. + Kiểm tra dạng sóng RFout tại ngõ ra mạch RFAMP. + Kiểm tra tín hiệu nhận diện RF (RF.DET). Nếu đúng với mức tích cực thì có tín hiệu RF ở ngõ ra. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi cuộn focus bị hỏng ta chỉ việc thay khối Laser pick-up -> Xem bài trước. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA Focus cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp nguồn và sửa chữa thay thế. (xem bài MDA Focus). - Khi mạch Focus servo có sự cố ta kiểm tra các điểm trên, nếu không có tiến hành thay IC Cụm thấu kính dịch chuyển không ổn định: Với hiện tượng này có thông thường có thể hỏng do: - Hỏng cuộn hội tụ, tiến hành kiểm tra như phần trên. - Hỏng hoặc mạch MDA hoạt động không ổn Đình, tiến hành kiểm tra mạch MDA và nguồn cấp (xem bài mạch MDA focus). - Dạng tín hiệu ra từ mạch mạch focus Servo đến mạch MDA sai hoặc do các tín hiệu liên quan đến mạch Servo sai ta cần kiểm tra các tín hiệu liên quan như phân tích ở phần 4. - Hỏng IC -> Thay IC Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra mạch focus Servo và sơ đồ mạch điện của máy cụ thể tại xưởng thực hành và theo nội dung minh hoạ trong bài học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế

78 -78- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 10 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch focus servo. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch focus servo của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày khái niệm mạch servo? Câu 2: Trình bày nguyên tắc dò sai lệch hội tụ? Câu 3: Vẽ sơ đồ khối, trình bày chức năng các khối và nguyên lý hoạt động của khối mạch Focus Servo? Câu 4: Từ sơ đồ mạch hình Phân tích nguyên lý hoạt động mạch focus servo?

79 -79- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 11: Mạch SPINDLE - SERVO Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch Spindle servo. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch Spindle - servo của máy CD/VCD Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch spindle - servo. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch spindle servo. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch spindle - servo. - Cân chỉnh được mạch spindle - servo. Nội dung chính: Khái niệm về mạch Spindle servo: Mạch Spindle Servo có nhiệm vụ điều khiển vận tốc quay Motor Disc. Đĩa CD, VCD, dùng chế độ CLV (Constant Linear Velocity), tức tốc độ ghi lên đĩa là hoàn toàn giống như nhau từ trong ra ngoài. Nghĩa là kích thước của pit, flat trên toàn bộ đĩa là như nhau. Ở phần đầu (trong cùng) đĩa vị trí ghi danh mục (TOC). Đĩa quay với tốc độ 500 vòng/phút những khi cụm quang học đọc dữ liệu ở ngoài rìa đĩa thì tốc độ quay là 200 vòng/phút. Điều đó có nghĩa là động cơ quay đĩa thay đổi liên tục từ 500 xuống 200vòng/phút, khi cụm quang học dịch chuyển từ tâm ra ngoài. Do đó việc điều chỉnh tốc độ quay của đĩa đoi hỏi một cách chính xác. Mạch Spindle Servo còn có nhiệm vụ tách tín hiệu đồng bộ khung đã được chèn trong dòng dữ liệu EFM trong khi ghi để điều chỉnh tốc độ quay của đĩa Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch Spindle servo: Sơ đồ khối chức năng : (Hình 11.1) Hình Sơ đồ khối mạch Spindle Servo Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng: - Frame Sync Protection Detection: Tách tín hiệu đồng bộ khung, bảo vệ khung - Frequency Comparison: So sánh tần số. - OSC: tạo dao động. - Bit Clock Separation: Tách xung nhịp đếm bit. - Phase Comparison: So sánh pha Nguyên lý hoạt động : Mạch Spindle Servo có chế độ hoạt động: CLV-Speed và CLV-Phase. - CLV-S (CLV Speed): là chế độ điều chỉnh thô của mạch Spindle Servo được dùng trong các trường hợp: Tại thời điểm bắt đầu quay đĩa (Mới nạp đĩa và bắt đầu Play), tại các thời điểm chuyển tiếp giữa 2 khung dữ liệu kế tiếp và tại các thời điểm dò tìm bản nhạc hay nhảy track.

80 -80- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Ở thời điểm Play thì vi xử lý đưa tín hiệu đến khối Spindle servo để điều khiển motor quay đĩa nhanh đến tốc độ chuẩn. Hoạt động này chỉ diễn ra trong khoảng thời gian rất ngắn và chỉ kéo dài đủ để hệ thống quang học phát hiện sự phản xạ từ đĩa (Phát hiện có đĩa trong máy) và một phần nào đó dữ liệu RF được tách ra. Sau đó mạch sẽ đi vào chế độ CLV-S. Mạch CLV-S tách tín hiệu đồng bộ khung (FCK = 7,35Khz) ra khỏi tín hiệu EFM và so sánh tần số này với dao động chuẩn OSC - 7,35Khz để thực hiện điều chỉnh tốc độ mô tơ quay đĩa một cách thích hợp ở các trường hợp trên. - CLV-P(CLV-Phase): là chế độ điều chỉnh tinh của mạch Spindle Servo được dùng để thực hiện đồng bộ về pha nhằm mục đích điều khiển tốc độ mô tơ một cách chính xác để đọc chính xác dữ liệu ghi trong 1 khung trên đĩa. Mạch CLV-P tách tín hiệu xung nhịp đếm bit (BCK = 4,3218 MHz) ra khỏi tín hiệu EFM và so pha với dao động chuẩn OSC - 4,3218 MHz để thực hiện điều chỉnh tốc độ mô tơ quay đĩa một cách chính xác trong quá trình đọc dữ liệu trong từng khung. Trong quá trình đọc dữ liệu một cách liên tục thì 2 chế độ CLV-S và CLV-P chuyển đổi luân phiên (khi bắt đầu một khung dữ liệu và kết thúc một khung dữ liệu) Phân tích mạch điện Spindle servo trên máy CD/VCD thực tế: Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXD 2500BQ (BS): (Hình 11.3) Hình 11.3 Sơ đồ liên lạc tín hiệu đường Spindle Servo

81 -81- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Nguyên lý hoạt động của mạch Spindle Servo dùng IC CXD 2500BQ : (Hình 11.4a và hình 11.4b) a. Sơ đồ cấu trúc mạch Spindle Servo : Hình 11.4a Sơ đồ mạch điện mạch Spindle Hình 11.4b Sơ đồ chi tiết mạch Spindle Servo b. Các chân có chức năng liên quan đến mạch Spindle Servo : - Chân 5 (FEO) : là chân cấp tín hiệu hội tụ ra cho mạch khuếch đại công suất hội tụ (Spindle MDA). - Chân 6 (FE(-)) : là chân nhận tín hiệu hồi tiếp âm từ ngõ ra mạch MDA về mạch FE.amp hay chân nhận tín hiệu đảo của mạch FE.Amp. - Chân 48 (FE) : là chân nhận tín hiệu dò sai lệch hội tụ từ mạch dò và khuếch đại sai lệch hội tụ từ IC RF.Amp (CXA 1081) đưa tới. Tín hiệu này sẽ cấp cho mạch sửa pha (Phase correction) và mạch so sánh điểm xuyên 0 hội tụ FZC bên trong IC CXA Chân 18 (Sens): Chính là ngõ ra tín hiệu của mạch FZC cấp cho mạch IC- DSP và cũng lien lạc với chân Sens của vi xử lý (Microcomputer) cấp cho mạch DSP. - Chân 41 (FOK): là chân nhận tín hiệu FOK từ mạch nhận diện tín hiệu dò hội tụ từ ICRF. Amp (CXA 1081) đưa tới. Chân này có mức cao hoặc thấp. - Chân 7 (Srch): là chân liên quan đến chức năng dò hội tụ (Search), chân này kết nối với tụ hoá (4.7u) cùng với R bên trong IC hình thành mạch định thời tạo dạng xung dò hội tụ. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng hội tụ là : - Chân 2 (FGD) và 3 (FS3): là 2 chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình thành mạch lọc thông thấp giảm tần số cao và được điều khiển bởi một chuyển mạch bên trong IC. - Chân 4 (LSB): là chân kết nối với tụ gốm cùng với R bên trong IC hình thành mạch định thời tăng độ rộng băng thông thấp cho mạch Spindle servo khi ở chế độ phát (Play).

82 -82- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Chân 17 (FSET): là chân thiết lập tần số đỉnh cho mạch Spindle Phase compensation (Khi R ngoài là 510K thì tần số đỉnh khoảng 1.2Khz). - Chân 29 (I.Set): là chân nhận dạng xung (đỉnh ) dò hội tụ, nhảy Track hay dò nhanh (Forward) để tự động điều chỉnh các chuyển mạch bên trong IC khi ở các chế độ: mới đưa đĩa vào, Next, hay Forward Khảo sát và phân tích mạch Spindle Servo trong máy CD/VCD đang thực hành: Cho sơ đồ mạch Spindle Servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các đường tín hiệu liên quan đến mạch Spindle Servo : (Xem hình 11.5): Hình 11.5 Mạch Servo của máy VCD Hanel Hướng dẫn thực hành: - Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành. - Dò mạch điện. - Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau - Máy không đọc được nội dung của đĩa được(không báo bản) tự động dừng (Stop). - Thời gian đọc bản nội dung của đĩa quá lâu. - Âm thanh bị lắp Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Spindle Servo: Sau đây là lưu đồ để kiểm tra mạch Slide - servo như sau: Xem hình 11.6 Khi kiểm tra theo lưu đồ trên cần kết hợp với sơ đồ mạch điện của máy đang thực hành. Nếu không có cần kiểm tra lại mạch điện tương ứng và xem lại các bài học liên quan đến mạch điện hư hỏng và nội dung của bài này.

83 -83- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 11.6 Lưu đồ chẩn đoán hư hỏng khối mạch spindle servo Khi kiểm tra theo lưu đồ trên cần kết hợp với sơ đồ mạch điện của máy đang thực hành. Nếu không có cần kiểm tra lại mạch điện tương ứng và xem lại các bài học liên quan đến mạch điện hư hỏng và nội dung của bài này. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch Spindle servo. 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch Spindle servo của các sơ đồ mạch của các hãng sản xuất. 3. đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý Spindle Servo của các máy thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch Spindle Servo. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 11 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch spindle servo. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch spindle servo của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc

84 -84- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 12: Mạch TRACKING SERVO. Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch Tracking servo. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch Tracking - servo của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch Tracking - servo. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch Tracking - servo - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch Tracking - servo. - Cân chỉnh được mạch Tracking - servo. Nội dung chính: 12.1.Nhiệm vụ của mạch tracking - Servo: Mạch Tracking Servo có nhiệm vụ dịch chuyển vật kính theo chiều ngang để cho chùm tia laser dịch chuyển đúng ngay trên Track ghi của đĩa Sơ đồ khối chức năng của mạch Tracking servo: Sơ đồ khối chức năng : (Hình 12.1) Hình 12.1 Sơ đồ khối chức năng của mạch Tracking Servo Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng: Đây là mạch Tracking của hệ thống 3 tia, trong đó tia chính sử dụng để dò hội tụ và 2 tia phụ phục vụ cho việc dò Track. Các tia phụ chiếu lên đĩa tại vị trí trước và sau tia chính, các tia phụ có vị trí lệch so với tia chính một khoảng bằng 1/2 bề rộng Track. - Các phần tử E,F: là các photo diode có nhiệm vụ thu nhận hai chùm tia phụ phản xạ trở về để cấp cho mạch chuyển đổi I/V. - I-V-Converter: Có chức năng đổi dòng điện ngõ vào sang điện áp ở ngõ ra. - Tracking Error Amp: Khối này có chức năng so sánh 2 tín hiệu thu được từ 2 photodiode phụ E,F và khuếch đại tín hiệu sai lệch cấp cho mạch LPF. - Mạch LPF: là một mạch lọc thông thấp, có nhiệm vụ lọc tín hiệu sai lệch track thành điện áp trung bình cấp cho mạch sửa pha. Nếu tia laser đập đúng track thì tại ngõ ra mạch LPF có giá trị trung bình không thay đổi, còn nếu không đúng thì điện trung bình này sẽ tăng hoặc giảm.

85 -85- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Mạch sửa pha(phase Correction): Có nhiệm chuyển đổi điện áp sai lệch từ mạch LPF để cấp cho mạch MDA thực hiện điều chỉnh cụm thấu kính theo chiều ngang để tia laser đập đúng track. Hình 12.2 Minh hoạ sự sai lệch track: Hình 12.2 Nguyên lý dò sai lệch Nguyên lý hoạt động nhảy track: Trong máy thu băng nhựa, việc thay đổi ở các chế độ dò tới, dò lui được thực hiện bằng cách thay đổi tốc độ. Trong khi máy CD nhảy Track được thực hiện bằng cách dịch chuyển tia sáng laser từ trong ra ngoài. Quá trình hoạt động này được điều khiển bởi vi xử lý. Đầu tiên xuất lệnh đóng Swich SW1 để cô lập TE, sau đó xuất lệnh đóng S1,S2 để cấp dòng âm hoặc dòng dương đưa vào đầu vào của thuật toán, làm cho ngõ ra thay đổi dòng điện mà điện áp làm cho thấu kính dịch tới, lui. (Hình 12.3).sẽ minh họa sự biến đổi tín hiệu trong quá trình nhảy Track đi ra phía ngoài. Ban đầu tia laser di chuyển ra phía ngoài nhờ một xung nhảy Track đầu tiên. Tuy nhiên do tia laser dịch chuyển quá nhiều nên cần phải tốn nhiều thời gian dành cho việc khóa mạch Tracking Servo sau khi thực hiện nhảy Track. Do vậy tín hiệu hãm được cung cấp để làm ngưng các tia laser tại vị trí đang đọc sau khi nhảy Track. Trong quá trình hãm điểm Zero của tín hiệu sai lệch Track được nhận diện để tạo ra tín hiệu hãm âm. Hình 12.3 Nguyên lý nhảy track

86 -86- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Giải thích thuật ngữ: + RF Signal: Tín hiệu RF + Jump Pulse: Xung nhảy + Brake Signal: Tín hiệu hãm + Jump Signal: Tín hiệu nhảy + Tracking Error: Sai lệch Tracking + Zéro Cross: Xuyên điểm O + Laser Beam: Tia Laser Phân tích mạch điện Tracking servo trên máy CD/VCD thực tế: Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXA 1082 BQ (BS) và một phần của IC RF.AMP mã CXA1081: (Hình 12.4 ) - CXA 1081 : Chứa các mạch thuộc mạch tracking là Mạch biến đổi I-V, Mạch cộng và khuếch đại sai lệch track. - CXA 1082 : là IC xử lý Servo chứa các mạch thuộc Tracking Servo gồm : mạch bù pha (Tracking phase compénation) và mạch khuếch đại sửa lỗi (Tracking Error Amp). Hình 12.4 Sơ đồ liên lạc tín hiệu Tracking Servo Nguyên lý hoạt động của mạch Tracking Servo dùng IC CXA 1082 & CXA 1081: (Hình 12.4) Các chân có chức năng liên quan đến mạch Tracking Servo :Với CXA 1081 : - Chân 10 (F) : là chân nhận tín hiệu từ bộ photodiode F cấp cho mạch chuyển đổi I-V. - Chân 11 (E) : là chân nhận tín hiệu từ bộ photodiode E cấp cho mạch chuyển đổi I-V. Sau đó, áp ngõ ra của 2 mạch (I-V) sẽ cấp cho mạch so sánh và khuếch đại sai lệch tracking (Tracking Error Amp). - Chân 20 (TE) : là ngõ ra của mạch Tracking Error Amp, đây là tín hiệu dò sai lệch track. Tín hiệu này sẽ cấp cho chân 45 và 47 của IC servo CXA Chân 22 (Mirror): là tín hiệu ra của mạch so sánh nhận diện điểm hội tụ (Mirr compa) đã thực hiện đúng hay chưa. Tín hiệu này sẽ cấp cho chân 42 (Mirr) của IC CXA 1082 Đây là tín hiệu để sử dụng trong việc đếm track và để thực hiện việc nhảy track. Với CXA 1082: - Chân 42 (Mirror): chân nhận tín hiệu từ chân 22 từ IC- RF.Amp (CXA 1081) đưa tới. - Chân 45 (TE): là chân nhận tín hiệu dò sai lệch track từ chân 20 của IC CXA 1081 cấp cho mạch bù pha (Phase Compensation), sau đó cấp cho mạch khuếch đại sai lệch track (Tracking Error Amp). Đây là chân căn bản của mạch tracking Servo.

87 -87- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Chân 11 (TAO): là chân đưa tín hiệu khuếch đại sai lệch track cấp cho mạch Tracking MDA để cấp cho cuộn Tracking thực hiện dịch vật kính theo chiều ngang. - Chân 47 (ATSC): Nhận tín hiệu dò sai lệch track (TE) để cấp cho khối Window Comparation thực hiện việc đếm track và nhảy track. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng Tracking Servo là : - Chân 8 (TGU) và 9 (TG2): là 2 chân kết nối với tụ gốm bên ngoài cùng với R bên trong IC hình thành mạch lọc thông thấp giảm tần số cao và được điều khiển bởi một chuyển mạch TG2 bên trong IC Khảo sát và phân tích mạch Tracking Servo trong máy CD/VCD đang thực hành : Cho sơ đồ mạch Tracking Servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các đường tín hiệu liên quan đến mạch Tracking Servo : (Xem hình 12.5): Hình 12.5 Mạch Servo của máy VCD Hanel Hướng dẫn thực hành: - Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành. - Dò mạch điện. - Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Cụm thấu kính không dịch chuyển qua lại. - Cụm thấu kính dịch chuyển qua lại không ổn định hoặc bị lệch Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Tracking Servo: Những hiện tượng hư hỏng cơ bản đối với mạch Tracking Servo là : Cụm thấu kính không dịch chuyển qua lại: a. Cách kiểm tra theo các bước sau: - Kiểm tra mạch điện từ mạch MDA Tracking lên mắt đọc. - Kiểm tra cuộn Tracking (dùng thang ohm để đo khoảng 6 ohm), hoặc dung thang Rx 1 kích vào thì vật kính sẽ dịch qua lại -> Tốt ( xem Hinh 12.6). - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch MDA và mạch MDA Tracking có chập, đứt không.

88 -88- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 12.6 Vị trí cuộn tracking servo trên khối laser - pick-up - Kiểm tra mạch Tracking servo : Kiểm tra các tín hiệu liên quan đến mạch Tracking servo như minh hoạ ở mục 4, cùng các điểm sau : + Kiểm tra nguồn cung cấp Vcc cho IC Servo. + Chỉnh các biến trở Tracking Blance, Tracking Gain + Kiểm tra tín hiệu Tracking ON từ CPU tới. + Kiểm tra tín hiệu Tracking HOLD từ CPU tới. + Kiểm tra tín hiệu KICH F/R từ CPU tới dùng để nhảy track tiến hoặc lùi. b. Cách sửa chữa và thay thế : - Khi cuộn Tracking bị hỏng ta chỉ việc thay khối Laser pick-up - Xem bài 3. - Khi không có nguồn cấp cho mạch MDA Tracking cần kiểm tra lại mạch MDA có chạm chập hay hỏng IC không -> thay IC. Nếu IC còn tốt kiểm tra lại nguồn cấp nguồn và sửa chữa thay thế. (xem bài MDA Tracking). - Khi mạch Tracking servo có sự cố ta kiểm tra các điểm trên, nếu không có tiến hành thay IC Servo Cụm thấu kính dịch chuyển qua lại không ổn định hoặc bị lệch: Với hiện tượng này có thông thường có thể hỏng do: - Hỏng cuộn Tracking, tiến hành kiểm tra như phần trên. - Hỏng hoặc mạch MDA Tracking hoạt động không ổn Đình, tiến hành kiểm tra mạch MDA và nguồn cấp (xem bài mạch MDA Tracking). - Dạng tín hiệu ra từ mạch Tracking Servo đến mạch MDA sai hoặc do các tín hiệu liên quan đến mạch Servo sai ta cần kiểm tra các tín hiệu liên quan như phân tích minh hoạ ở phần 3. - Hỏng IC -> Thay IC Thực hành các bài tập giả lỗi cơ bản ở các máy CD/VCD giả lỗi do GV dạy thực hành đánh lỗi và tiến hành làm bài tập theo các bước sau: - Vận hành máy và quan sát hiện tượng. - Nhận định hiện tượng hư hỏng xảy ra trên máy. - So sánh với các hiện tượng hư hỏng cơ bản đã nêu trong bài này. - Tiến hành kiểm tra mạch Tracking Servo và sơ đồ mạch điện của máy cụ thể tại xưởng thực hành và theo nội dung minh hoạ trong bài học. - Đưa ra kết luận nguyên nhân hư hỏng, vị trí hư hỏng. - Tiến hành sửa chữa và thay thế. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIẾN CỨU 1. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch Tracking servo của các sơ đồ mạch của các hãng sản xuất. 2. đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý Tracking Servo của các máy thông dụng.

89 -89- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD 3. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch Tracking Servo. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 12 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch tracking servo. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch tracking servo của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch tracking servo? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch tracking servo? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch tracking servo?

90 -90- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 13: Mạch Slide Servo Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch Slide - servo. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch Slide - servo của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng chức năng và nhiệm vụ của các khối trong mạch Slide - servo. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch Slide - servo - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch Slide - servo. - Cân chỉnh được mạch Slide - servo. Nội dung chính: Nhiệm vụ của mạch Slide - servo: Mạch Slide - servo có nhiệm vụ điều khiển động cơ dịch chuyển cụm quang học từ trong ra ngoài đĩa hoặc ngược lại. Khi mạch tracking Servo hoạt động thấu kính đã tới ngưởng giới hạn. Mạch Tracking Servo có tầm điều khiển khoảng 80 Track (± 40 track) Nếu cụm quang học lệch khỏi 80 Track này thì mạch Slide - servo sẽ kéo cụm quang học dịch chuyển tới 1 khoảng 80 Track khác Sơ đồ khối chức năng của mạch Slide - servo: Sơ đồ khối chức năng : (Hình 13.1) Hình Sơ đồ khối chức năng mạch slide servo Chức năng, nhiệm vụ của khối chức năng: - Mạch tích phân( integral): Có chức năng lọc để loại bỏ thông tin TE cao tần. - Mạch so sánh (Comparator): Có chức năng so sánh thông tin TE với điện áp chuẩn để xác định lúc nào cần phải dịch chuyển đầu đọc. - Slide MDA(SLED Motor Drive Amplifier) Là mạch khuếch đại thúc mô tơ dịch chuyển đầu đọc.(hình 13.2) Nguyên lý hoạt động : Trong chế độ play bình thường tín hiệu TEO tăng liên tục theo thời gian trong khoảng 80 Track. TEO làm cho thấu kính dịch chuyển tới ngưỡng không thể dịch chuyển ra được, lúc này điện áp trung bình TEO lớn nhất. Đồng thời trong thời gian

91 -91- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD này thông tin TEO cũng được đưa qua mạch lọc và so sánh, làm cho ngõ ra của mạch so sánh chuyển mức. Lúc này động cơ dịch chuyển đầu đọc sẽ hoạt động dịch chuyển cụm quang học sang khoảng 80 Track kế tiếp. Để truy xuất một bản nhạc bất kỳ, SW2 đóng (On) để cô lập mạch Tracking Servo ra khỏi hệ thống, sau đó mạch Slide MDA được cấp dòng dương hoặc âm làm quay SLED Motor theo chiều thích hợp để dịch chuyển cụm quang học. Mức độ dịch chuyển cụm quang học là bao nhiệu được tính toán từ dữ liệu của bảng nội dung (TOC) của đĩa và đối chiếu sai lệch giữa vị trí hiện hành và vị trí sẽ được truy xuất. Ta có thể miêu tả hoạt động của mạch này bởi dạng sóng ở (Hình 13.2) như sau: Hình 13.2 Dạng sóng tín hiệu slide servo Phân tích mạch điện Slide - servo trên máy CD/VCD thực tế: Sơ đồ mạch điện các máy CD/VCD sử dụng IC Servo mã CXA 1082 BQ (BS) và một phần của IC RF.AMP mã CXA1081: (Hình 13.3 ) - CXA 1081 : Chứa các mạch thuộc mạch Slide - servo là Mạch biến đổi I-V, Mạch cộng và khuếch đại sai lệch track. - CXA 1082 : là IC xử lý Servo chứa các mạch thuộc Slide - servo gồm : mạch bù pha (SLED phase compensation) và mạch khuếch đại sửa lỗi (SLED Error Amp). Hình 13.3 Sơ đồ nguyên lý mạch slide servo

92 -92- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Nguyên lý hoạt động của mạch Slide - servo dùng IC CXA 1082 & CXA 1081: Ta thấy chức năng Slide - servo quan hệ trực tiếp với mạch Tracking Servo và mạch điện thuộc mạch Slide - servo bắt đầu từ nhánh rẽ tại ngõ ra của mạch khuếch đại thúc cho cuộn Tracking. Cấu chung của mạch sử IC CXA 1082 như hình Các chân có chức năng liên quan đến mạch Slide - servo :Với CXA 1082: - Chân 11 (TAO): là chân đưa tín hiệu khuếch đại sai lệch track cấp cho mạch SLED MDA để cấp cho cuộn SLED thực hiện dịch vật kính theo chiều ngang - Chân 12 (TA-): chân nhận tín hiệu hồi tiếp về ngõ vào đảo của mạch tracking Amplifier. - Chân 13 (SL+): là chân nhận tín hiệu cấp cho mạch so sánh để thực hiện dịch chuyển đầu đọc khi phạm vi kiểm soát vượt tầm khống chế của mạch tracking - servo. Thông qua mạch lọc tích phân gồm các phần tử (82k, 22uF-15K, 3.3uF) tín hiệu tracking được lọc thành điện áp răng cưa. Khi điện áp này vượt quá áp tham chiếu tại chân 15 (SL-) của mạch so sánh thì ngõ ra của mạch so sánh sẽ đổi mức -> thực hiện dịch chuyển đầu đọc vào trong hoặc ra ngoài mét đĩa. - Chân 13 (SL-): chân vào đảo của mạch so sánh (hay SLED Amplifier). Đây là chân nhận áp tham chiếu quyết định thời điểm dịch chuyển đầu đọc. - Chân 14 (SLO): Là ngõ ra của mạch so sánh (SLED Amplifier) cấp tín hiệu cho mạch khuếch đại thúc mô tơ dịch chuyển đầu đọc (SLED MDA). Khi truy xuất một bản nhạc bằng các phím chức năng như : bài kế tiếp sau hoặc trước (Next Previous), hoặc các phím chọn trực tiếp 0,1,2 hoăc bằng cách lập trình trước cho máy thì lúc này đầu đọc sẽ dịch chuyển khi các chuyển mạch TM2 đóng đồng thời với TM5 hoặc TM6 tuỳ thuộc chiều tới hay lùi. Ngoài ra còn có các chân liên quan đến chức năng Slide - servo là : - Chân16 (SStop): là chân nhận tín hiệu cảm biến từ chuyển mạch giới hạn dịch chuyển của đầu đọc (Limit SW) khi đầu đọc dịch chuyển vào sát tâm đĩa. Lúc này mạch SLED MDA sẽ ngắt không cấp dòng cho mô tơ tránh quá tải làm hỏng mô tơ Khảo sát và phân tích mạch Slide - servo trong máy CD/VCD đang thực hành Cho sơ đồ mạch Slide - servo ở máy VCD Hanel như sau hãy phân tích các đường tín hiệu liên quan đến mạch Slide - servo : (Xem hình 14.4): Hình 13.4 Mạch Servo của máy VCD Hanel

93 -93- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hướng dẫn thực hành: - Đọc phân tích sơ đồ mạch nguyên lý của máy CD/VCD đang thực hành. - Dò mạch điện. - Đo áp thực tế trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. - Quan sát đầu đọc khi vận hành máy bằng các phím lệnh Next, previous, phím chọn số 0, 1, Thảo luận các hiện tượng hư hỏng có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Không báo bản tự động stop. - Máy chỉ đọc được nội dung đầu. Hoặc đọc được một thời gian thì không đọc tiếp được. - Tự động nhảy bản Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch Slide - servo: Sau đây là lưu đồ để kiểm tra mạch Slide - servo như sau: Khi kiểm tra theo lưu đồ trên cần kết hợp với sơ đồ mạch điện của máy đang thực hành. Nếu không có cần kiểm tra lại mạch điện tương ứng và xem lại các bài học liên quan đến mạch điện hư hỏng và nội dung của bài này. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 13 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch slide servo. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch slide servo của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc

94 -94- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 14: Mạch điều khiển hệ thống (CPU SYSTEM) Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch điện điều khiển hệ thống (CPU) dùng trong các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển hệ thống (CPU) của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng sơ đồ khối chức năng mạch điều khiển hệ thống (CPU). - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống (CPU). - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch điều khiển hệ thống (CPU). Nội dung chính: Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch điều khiển hệ thống (CPU): (Hình 14.1) Do bài học chỉ viết cho cấp độ công nhân nên sơ đồ khối chức năng bên trong sẽ không trình bày (nếu muốn hiểu sâu, học module Kỹ thuật vi xử lý), chỉ trình bày sơ đồ khối dạng tóm tắt tổng quát các tín hiệu liên lạc vào/ ra và các tín hiệu quang trọng đảm bảo cho mạch điều khiển hệ thống hoạt động. Hình Sơ đồ khối mạch điều khiển hệ thống Nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống (CPU) (Hình 14.2) Để có cái nhìn bao quát, tổng thể cho một hệ thống điều khiển dùng trong máy CD/VCD, chúng ta cần nắm rõ mối quan hệ, liên lạc giữa mạch CPU và các mạch chức năng khác trong máy, nhiệm vụ của chúng là gì và nguyên lý hoạt động của nó như thế nào?

95 -95- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Nhóm tín hiệu đảm bảo cho CPU hoạt động: - Nguồn cấp (+5V) và Mass (Vss) : Cấp nguồn nuôi và đất cho IC vi xử lý hoạt động. - Tín hiệu RESET : Reset được sử dụng để đặt lại toàn bộ các trạng thái của vi xử lý tại thời điểm bắt đầu cấp Điện cho máy bằng cách tạo một mức thấp đột biến ở ngõ vào khối vi xử lý. Người ta có thể tạo xung Reset bằng IC (Hình 14.2.a). hoặc bằng Transistor rời bên ngoài. (Hình 14.2b). Hình 14.2a - Mạch RESET dùng IC Hình 14.2b - Mạch RESET dùng Transistor rời bên ngoài Hoạt động của mạch RESET dùng transistor như sau: Khi mới cấp Điện, tụ C bắt đầu nạp, áp tại cực B/Q1 thấp -> Q1 tắt, Q2 dẫn ngõ ra mức thấp. Khi tụ C nạp đầy, điện áp cực B/Q1 tăng cao,q1 dẫn và Q2 tắt, ngõ ra mức cao. Xuất hiện xung Reset cấp cho IC - CPU. - Khối tạo xung đồng hồ (OSC) : Khối dao động tạo xung đồng hồ (clock) kết nối với thạch anh dao động (Hình 14.3) hoặc mạch dao động rời bên ngoài (Hình 14.4), nó có nhiệm vụ tạo xung nhịp cấp cho các mạch số bên trong IC vi xử lý. Hình Mạch tạo xung Clock dùng thạch anh Hình Mạch dao động rời bên ngoài Nhóm tín hiệu điều khiển từ bàn phím (Key) và từ điều khiển từ xa (Remote Control): a. Các tín hiệu điều khiển từ bàn phím (Key): Đây là các tín hiệu được cung cấp từ bàn phím trước mặt máy do người sử dụng điều khiển cho mạch điều khiển hệ thống, nhằm thực hiện các chức năng như lệnh Play/Stop, dò nhanh Trong máy CD/ VCD, hệ thống phím liên lạc với CPU dưới dạng ma trận (Hình 14.5)hoặc dưới dạng dạng cầu phân áp (Hình 14.6) được thể hiện như sau : - Bàn phím dạng ma trận: (Hình 14.5)

96 -96- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Hệ thống phím ấm dạng dạng ma trận Nguyên lý hoạt động: Khi bấm một phím lệnh, xung lệnh tại một ngõ "Key Out" sẽ nối vớí một ngõ "Key In" tương ứng. Bằng phương thức này, nếu thiết kế n ngõ "Key Out" và m ngõ "Key In" thì số phím lệnh thực hiện tương ứng sẽ là (m x n). Như ở Hình 14.5, ta dễ dàng thấy được số lệnh điều khiển ở khối vi xử lý sẽ là 4 x 4 = 16 lệnh phân biệt. Trong máy CD/ VCD, người ta thường bố trí các phím lệnh như sau : - OPEN/CLOSE : Lệnh nạp đĩa vào máy hoặc lấy đĩa ra khỏi máy. - SKIP : Nhảy đến vị trí bản nhạc cần chọn. - SEARCH: Dò đến đoạn nhạc cần chọn. - PROGRAM : Chọn bài theo chương trình. Ví dụ: Một đĩa CD/ VCD có nội dung là 12 bản nhạc, ta thích nhất là 3 bản nhạc theo thứ tự là 2, 4, 6, bạn bấm các số 2, 4, 6, trên hệ thống phím lệnh sau đó bấm Program. Lúc này máy CD/ VCD chỉ phát các bản nhạc theo thứ tự 2, 4, 6, - REPEAT : Lặp lại một bản nhạc. Thí dụ : Khi nhìn vào "List nhạc in sẳn trên vỏ hộp CD/ VCD, ta thích bản nhạc số 2, ta muốn máy của ta chỉ phát bản nhạc số 2 nhiều lần - bấm số "2 sau đó bấm "REPEAT". - PLAY (Δ) : phát lại chương trình - STOP ( ) : Ngưng chương trình - PAUSE (II) : Tạm ngưng chương trình - F.F (> >) : Dò tới nhanh. (Fast Foward). - REW (< < ) : Dò lui nhanh (Rewind) - DISC CHANGE: Đổi đĩa, được dùng trong máy có khả năng chứa nhiều đĩa, khi bấm "Disc Change", hệ cơ sẽ chuyển vị trí cần đọc đến cụm quang học để phát lại chương trình trên đĩa đó. Đồng thời, ở mặt trước của máy có hiển thị vị trí của đĩa. - Bàn phím ấn dạng cầu phân áp: ( Hình 14.6) Hình Hệ thống phím ấn dạng cầu phân áp

97 -97- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Nguyên lý hoạt động: Thông qua cầu phân áp mà tương với mỗi phím lệnh được ấn sẽ có các mức điện áp khác nhau đưa vào chân Key in tương ứng. Do đó, sẽ có các lệnh khácnhau. b. Tín hiệu điều khiển từ xa (Remote Control): Đây là tín hiệu điều khiển thực hiện các lệnh như các tín hiệu từ bàn phím, nhưng có khác là các tín hiệu này được thực hiện thông qua bộ điều khiển từ xa (biến đổi tín hiệu quang thành tín hiệu điện tương ứng) cấp cho mạch CPU tại chân R/C. Đây là chuỗi dữ liệu nối tiếp. Thông thường khối giải mã hồng ngoại được bố trí ngay bên trong CPU. Để nhận tín hiệu từ bộ điều khiển từ xa tới, người ta sử dụng bộ thu tín hiệu hồng ngoại (IR Receiver). Mô hình mạch được có thể tóm tắt như sau (Hình 14.7): Hình 14.7 Sơ đồ thu phát hồng ngoại Nhóm tín hiệu liên lạc với IC nhớ (ROM): (Hình 14.8) Tuỳ cấu tạo của IC CPU mà nhóm này có thể có hoặc không có. Nó được sử dụng để lưu trữ các mã lệnh cố định do nhà sản xuất cài đặt và các mã lệnh có thể thay đổi do người sử dụng cài đặt. Các tín hiệu liên lạc gồm có: - Các đường địa chỉ, ký hiệu là A (Adrress): Để truyền tín hiệu địa chỉ ô nhớ cần Ghi/đọc từ IC vi xử lý đưa tới. - Câc đường dữ liệu,ký hiệu là D (Data): Để truyền tín hiệu Data Vào/ ra ô nhớ. - Chân cho phép ghi lên RAM : WE (Write Enable). - Chân cho phép đọc từ RAM : RE (Read Enable). - Chân chọn chíp : CS (Chip Select). Ví dụ : Sơ đồ liên lạc giữa S - RAM với CPU được thể hiện như sau : Hình Sơ đồ liên lạc từ RAM đến vi xử lý Nhóm tín hiệu cảm biến hoặc giám sát (Sense) báo về CPU: a. Cảm biến hay giám sát khay đĩa ( Tray Sensor hay Tray SW. hay Open/Close SW) : có 2 loại cảm biến. - Giám sát vị trí khay đĩa trên hệ cơ ( Tray Sensor): (Xem hình 14.9, hình 14.10) Tray Sensor hay Tray SW có nhiệm vụ nhận diện vị trí khay đĩa đang ở ngoài hay đã vào hẳn trong máy thông qua một chuyển mạch cơ khí hoặc một cảm biến quang. - Khay đĩa dịch chuyển theo trục của rãnh trượt thông qua chuyển động quay của Loading Motor, vị trí của khay đĩa ở trong hay ngoài hệ cơ được nhận diện bởi Tray SW. (có khi còn được gọi là OPEN hay CLOSE SW dựa vào các mức cao/thấp do các khóa Điện bị tác động tạo ra).

98 -98- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 14.9 Vị trí của chuyển mạch đóng/mở khay đĩa Sơ đồ mạch liên lạc giữa Tray SW, với khối vi xử lý: ** Loại sử dụng chuyển mạch cơ khí (SW) : Hình Sơ đồ mạch liên lạc giữa Tray SW với khối vi xử lý *Hoạt động của mạch : - Khi khay đĩa ở ngoài máy-> SW hở -> Vi xử lý nhận mức điện áp cao (H). - Khi khay đĩa đã vào trong máy -> SW đóng -> Vi xử lý nhận mức điện áp thấp (L) -> ra lệnh ngắt Motor Loading. ** Loại sử dụng cảm biến quang (LED diode - Photo Transistor) : Hình Người ta dựa vào khoảng che của hệ cơ để nhận biết trạng thái của khay đĩa Hình : Sơ đồ mạch liên lạc giữa Tray SW với khối vi xử lý dùng cảm biến quang * Hoạt đông của mạch : - Khi khay đĩa ở ngoài máy -> ánh sáng từ LED không đến được Photo Transistor -> Photo Transistor tắt -> chân Tray Sensor ở mức cao (H). - Khi khay đĩa đã vào trong máy -> ánh sáng đi đến Photo Transistor -> Photo Transistor dẫn -> vi xử lý nhận mức thấp (H) -> lệnh điều khiển MDA làm ngắt động cơ. b. Giám sát báo thứ tự đĩa (Position Sensor): Cảm biến này được trang bị trong các máy nhiều đĩa, chứa chức năng đổi đĩa. Khi bấm lệnh "Disc Change" đến vị trí quy định, Motor đổi đĩa quay đến vị trí tương Vi xử lý xác định vị trí đĩa thông qua số lượng xung phát ra từ cảm biến đưa đến vi xử lý.

99 -99- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Số lượng xung được tạo ra nhờ số lượng rãnh khoét sẳn trên hệ cơ, các rãnh này cho phép ánh sáng từ LED đến Photo Transistor. Ví dụ: ở vị trí đĩa thứ nhất, người ta thiết kế 1 lỗ xuyên sáng, đĩa thứ hai là 2 lỗ, đĩa thứ ba là 3 lỗ bằng cách đếm số lượng xung trong một khoảng thời gian nào đó, vi xử lý sẽ nhận biết được vị trí đĩa cần đọc. (Hình 14.12) ứng cụm quang học được đặt đúng vị trí đĩa đó và nhấc lên,sẵn sàng đọc dữ liệu ghi sẵn trên đĩa. Như vậy, nhà sản xuất phải thiết kế một hệ thống cảm biến để nhận biết được đĩa đang đọc là đĩa có thứ tự là (I), (2), (3). (4), (5)... Hình Kết cấu hệ cơ xác định vị trí diện đĩa bằng ánh sáng. Sơ đồ mạch liên lạc giữa cảm biến vị trí đĩa và vi xử lý : (hình 14.13) Hình Sơ đồ mạch liên lạc giữa cảm biến vị trí đĩa và vi xử lý. c. Cảm biến giám sát vị trí cụm quang học: Như ta đã biết, cụm quang học được bố trí trên hệ cơ chuyển động tịnh tiến từ trong ra ngoài hoặc từ ngoài vào trong theo hướng vuông góc với các đường tròn đồng tâm của đĩa nhờ SLED (Slide) motor, sơ đồ bố trí được minh hoạ như (Hình 14.14). Hình Sơ đồ bố trí các thành phần trên hệ thống dịch chuyển cụm quang học Các thành phần trong hệ thống dịch chuyển cụm quang học : (1) : Trục đỡ cụm quang học.

100 -100- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (2): Cụm quang học. (14) : Spindle Motor. (12): Bánh răng truyền động. (10). (11) : Các bánh răng trung gian. Khoá Điện nhận diện vị trí cụm quang học được sử dụng để khống chế chuyển động của khối này khi ở vị trí trong cùng hoặc ngoài cùng so với đĩa. Ví dụ : Trong các máy Sony, khoá Điện Up/Down SW được trang bị để nhận diện trạng tháí của cụm quang học, mạch điện được minh họa như sau: (Hình 14.15) Hình 14.15: Khoá Điện nhận diện vị trí cụm quang học Nhóm các lệnh điều khiển động cơ nạp đĩa (Loading Motor) và đổi đĩa (Disc Change): Các lệnh điều khiển động cơ thường tồn tại dưới dạng một đường lệnh (Hình 14.16). Hay tổ hợp nhiều đường lệnh điều khiển thể hiện dưới dạng mức Logic (L/H). (Hình 14.17). Thường là lệnh cho phép động cơ hoạt động hay không hoạt động. Ví dụ : Khi đường lệnh này ở mức cao -> động cơ quay, Ở mức thấp -> động cơ không quay. (Hình 14.16). - Khi chân TT ON = H : Motor ngưng quay. - Khi chan TT ON = L : Motor quay. Hình 14.16: Mô hình điều khiển đóng/ mở động cơ đĩa. Ví dụ: Mạch điều khiển động cơ sử dụng IC BA 6209, sơ đồ mạch điều khiển như sau: Hình 14.17: Sơ đồ mạch điều khiển motor nạp khay đĩa. - Khi chân (5), (6) cùng mức cao hoặc mức thấp -> Động cơ không quay.

101 -101- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Khi chân (5) = H, chân (6) = L ->Motor quay thuận. - Khi chân (5) = L, chân (6) =H -> Motor quay ngược Lệnh mơ nguồn Diode Laser (LD ON): Để tăng tuổi thọ của Diode Laser cũng như bảo vệ mắt khi chưa có đĩa vào máy, người ta chưa cấp nguồn cho Diode Laser khi khay ở vị trí ngoài, bằng cách thiết kế đường lệnh mở nguồn cho Diode Laser. (Hình 14.18) Hình 14.18: Lệnh mở nguồn Diode Laser Khi chân LD ON = L : Transistor Q dẫn, cấp nguồn cho Diode Laser, đây là mạch điện chung nhất, thường gặp nhất trong các máy CD/VCD Nhóm các tín hiệu giao tiếp với khối xử lý âm thanh: a. Lệnh "MUTE " : Lệnh Mute xuất phát từ khối vi xử lý thường được dùng để làm câm tín hiệu âm thanh ngõ ra bằng cách ngắt âm thanh ở ngõ ra, hoặc nối mass âm thanh ở ngõ ra bằng các khoá chuyển mạch, hoặc khống chế khối DSP. Dưới đây là các dạng làm câm âm thanh ở ngõ ra : - Làm câm bằng mức Logic : (14.19) Ở đây người ta sử dụng mức Logic H hoăc L để ngắt âm thanh. Thí dụ: Hình Mạch làm câm âm thanh ở ngõ ra Khi chân Mute = H, Q1 dẫn, Q2 và Q3 dẫn, nối mass âm thanh ở ngõ ra. - Làm câm bằng chương trình:( Hình 14.20)

102 -102- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Phương pháp này được sử dụng trên các máy hiện đại. Khi sản xuất,người ta nạp chương trình ngắt vào ROM. Trong trường hợp ngắt, một chuỗi xung nối tiếp được cấp vào IC DSP, bằng cách tách dò xung làm ngắt (bằng số lượng xung,căn cứ vào sự đột biến về cạnh hoặc mức Logic) mà khối DSP bị khoá hay hoạt động -> mất âm thanh ngõ ra hoặc có âm thanh ngõ ra. Hình 14.20: Mạch làm câm âm thanh ở ngõ ra bằng chương trình. b. Nhóm các tín hiệu giao tiếp khác giữa vi xử lý và khối (DSP) : Thực tế gồm các tín hiệu sau : - DATA : Đường dữ liệu từ CPU gửi đến điều khiển khối DSP. - CLOCK (CLK): Xung nhịp đồng bộ giữa khối CPU và DSP. - XLT (Latch) : Tín hiệu cho phép chốt Data. - SQ DATA : Dữ liệu mã phụ từ DSP đến CPU - SQCK : Mã phụ dưới dạng xung clock từ DSP đến CPU Nhóm các tín hiệu giao tiếp giữa khối CPU và Servo: Bao gồm các đường sau: - FOR : Tín hiệu "Focus OK" báo từ khối Servo về CPU. - CLOCK (CLK) : Xung nhịp giữa khối CPU và Servo. - DATA : Dữ liệu. - C.IN : (Track Count) : Tín hiệu (xung) đếm Track Khảo sát và phân tích mạch điện CPU trên máy CD/VCD thực tế: Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch điều khiển hệ thống CPU của máy đang thực hành tại xươ ng: Bao gồm. - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa khối CPU với các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch điều khiển hệ thống CPU. - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có) Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa khối CPU với các khối chức năng. - Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể so dung ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy Technis PS-770 minh hoạ cho các bước nêu trên : Cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ liên lạc tổng thể như (Hình 14.21) - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 14.21a ; 1b và -1c). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram.

103 -103- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Sơ đồ liên lạc tổng thể

104 -104- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 14.21a - Sơ đồ mạch điện mạch điều khiển hệ thống trên máy Technis PS-770

105 -105- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 14.21b: Sơ đồ mạch điện mạch điều khiển hệ thống trên máy Technis PS-770 Hình 14.21c: Sơ đồ mạch điện nhận tín hiệu từ xa và mạch cảm biến đóng mở khay đĩa kết nối với mạch điều khiển hệ thống trên máy Technis PS-770 a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa khối CPU với các khối chức năng : - Nhóm tín hiệu liên lạc với DSP và Servo :

106 Giới thiệu tóm tắt ở bảng dưới đây GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Ngoài ra còn các tín hiệu giao tiếp với các khối chức khác như: Bàn phím (Key), Nhận tín hiệu RESET, tín hiệu Power ON/OFF, có ký hiệu viết tắt và chức năng như đã giới thiệu ở phần lý thuyết nên không cần nói lại. b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý lần lượt theo từng nhóm chức năng như đã phân loại ở sơ đồ khối tổng quát và sơ đồ khối của hãng sản xuất, từ đó ta nhận biết các khối chức năng liên quan như mạch bàn phím, mạch Reset, mạch OSC, Mạch nhớ, mạch điều khiển khối nguồn cung cấp Đây là các mạch đã giới thiệu ở các mục trên và ở các bài như Servo, DSP, MDA, Từ đó, ta sẽ làm quen dần với cấu trúc của mạch điều khiển hệ thống và rèn luyện để có khả năng đọc và phân tích bất kỳ một mạch điều khiển hệ thống của nhiều máy CD/VCD khác. Ví dụ: Chuyển mạch S781 và S782 đặt trên hệ cơ chính là cảm biến giám sát khay đĩa (Open/ Close SW) báo về CPU System trên 2 chân: (18) /Open SW có mức tích cực thấp; chân (19) - /Close SW cũng có mức tích cực thấp. Hoặc thạch anh (Xtal) có tần số 4,23Mhz chính là khung cộng hưởng tạo xung clock cho hệ thống và kết nối với mạch OSC bên trong CPU tại 2 chân (34) X1 và chân (35) X2. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hang sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiến qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu. Ví dụ: S ơ đồ liên lạc tóm tắt của máy Technis PS-770 được vẽ lại như(hình 14.22)

107 -107- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Sơ đồ tóm tắt liên lạc tín hiệu của mạch điện mạch điều khiển hệ thống trên máy Technis PS-770 d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DCmà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Khi đo cần chú ý đến biên độ, tần số, và nhiễu đối với tín hiệu là Data, xung Clock. Độ lớn và nhiễu đối với tín hiệu logic, hay áp DC. Tuỳ vào chức năng của các tín hiệu mà ta cần phải cho máy hoạt động cho phù hợp khi cần kiểm tra, thông thường các thông số được đo ở chế độ Play. Nhưng khi máy hỏng hỏng thì chế độ Play sẽ không tồn tại và việc tác động đề kiểm ta tín hiệu một cách chính xác, nhanh chóng hoàn toàn phụ thuộc vào cách tác động theo ý chủ quan của ta trên cơ sở nắm vững chức năng, nhiệm vụ và nguyên tắc hoạt động của mạch. Nếu không ta sẽ không phát hiện được gì cả - Ví dụ: Kiểm tra tín hiệu cảm biến giám sát vị trí khay đĩa báo về CPU, tín hiệu này chỉ xuất hiện khi khay đĩa vào ra, nhưng khi máy hỏng trong trường hợp khay đĩa vào ra được, lúc này ta phải

108 -108- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD tạo ra cho nó trạng thái đó theo ý ta, ví dụ ấn công tắc giám sát và kiểm tra thông dòng hoặc đo điện áp tại chân CPU... Trên cơ sở lý thuyết đã học ta lần lượt đo các thông số tại các chân và các điểm TP theo Schematic của máy. như mạch trên có đủ tất các thông số ở các chân quan trọng Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Máy không hoạt động có đèn báo nguồn vào. - Không đóng/ mở khay đĩa được. - Không chọn vị trí (số thứ tự đĩa) đĩa được. - Không nhảy track hoặc tua nhanh được. - Diode Laser không sáng khi đĩa vào trong báo No Disc Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch điều khiển hệ thống: Hiện tượng hư hỏng do mạch điều khiển hệ thống gây ra thì cũng có thể do các mạch chức năng hư hỏng. Nói cách khác, khi ghi vấn mạch điều khiển hệ thống hư hỏng có nghĩa là nta phải kiểm tra tất cả các mạch điện chức năng liên quan đến cùng hiện tượng đó, trước khi đi sâu kiểm tra mạch điều khiển hệ thống. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau Máy không hoạt động có đèn báo nguồn vào: Đây là hiện tượng mà vùng mạch có khả năng hư hỏng khá rộng, nên ta cần kiểm tra nhanh để loại trừ vùng mạch hư hỏng trước khi đi vào chi tiết. Trong trường hợp ghi vấn mạch CPU hỏng ta lần lượt kiểm tra theo thứ tự như sau: - Kiểm tra nguồn cấp cho CPU: Bao gồm các mức nguồn: + Analog Vdd (A.Vdd): thường là +5Vdc, cá biệt là + 9Vdc. + Digital Vdd (D.Vdd): thường là +5Vdc. + Các chân Mass của mạch Analog và Digital. Nếu bất cứ nguồn nào không có ta cần kiểm tra chi tiết mạch nguồn cấp cho chân đó, nếu cần có thể cách ly chân đó ra để kiểm tra. - Kiểm tra tín hiệu RESET: Thường là ta phải kiểm tra lại mạch Reset, hoặc sử dụng máy hiện sóng để quan sát dạng xung của nó khi mới cấp nguồn. Nếu không có cần kiểm tra mạch Reset. - Kiểm tra tín hiệu dao động tạo xung clock: Ta có thể kiểm tra tại chân thạch anh hoặc tại ngõ ra của mạch dao động tạo xung Clk cấp cho CPU, biên độ và tần số dựa vào sơ đồ mạch điện của hãng sản xuất. - Kiểm tra tín hiệu Power On/Off: Khi tắt mở nguồn trên điều khiển từ xa thì tín hiệu này phải có mức logic thay đổi (mức áp cao hoặc thấp). + Nếu có cần kiểm tra lại mạch mở nguồn cấp chính cho các khối chức năng. + Nếu không cần kiểm tra lại mạch nhớ (ROM Mem) và IC CPU Không đóng/ mơ khay đĩa được: Đây là hiện tượng hư hỏng có thể liên quan đến các cảm biến khay đĩa (Open/Close SW), bàn phím hoặc mạch đóng mở khay đĩa. Trường hợp nghi vấn do mạch CPU gây ra ta kiểm tra các mạch theo thứ tự sau: - Kiểm tra Open/Close SW: Phải đóng khi đưa khay đĩa vào trong (đo nguội chuyển mạch hoặc đo nóng thì áp tại chân Open/Close SW của CPU pải có mức điện áp thay đổi khi đưa đĩa vào trong. Trường hợp dùng cảm biến quang cần phải kiểm tra mạch

109 -109- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD phát quang và thu quang cũng như khe hở trên khay đĩa khi không có xung hoặc mức điện áp thay đổi tại chân Open/Close SW của CPU. - Kiểm tra phím Open/Close: Phải đóng khi ấn (đo thông dòng khi không cấp điện và mức áp phải thay đổi tại chân vào phím lệnh của CPU) Không chọn vị trí (số thứ tự đĩa) đĩa được : Đây là hiện tượng hư hỏng có thể liên quan đến các cảm biến vị trí khay đĩa hoặc bàn phím hoặc mạch đổi đĩa. Trường hợp nghi vấn do mạch CPU gây ra ta kiểm tra các mạch theo thứ tự sau: - Kiểm tra Position Sensor: Kiểm tra tương tự mục Kiểm tra các phím đổi đĩa (Disc Change): Kiểm tra tương tự mục Không nhảy track (Next) hoặc tua nhanh được: Liên quan đến mạch CPU system có thể do hỏng phím ấn hoặc không có tín hiệura tại chân FWD, RVS. Để loại trừ nhanh do hỏng phím ấn hay mất tín hiệu ra từ CPU ta dùng REMOTE đề điều khiển. Nếu được hỏng phím NEXT, FWD, RVS Nếu không được mất hoặc gián đoạn tín hiệu ra đến mạch SLED MDA Diode Laser không sáng khi đĩa vào trong báo No Disc : Liên quan đến mạch CPU system có thể do gián đoạn lệnh mở nguồn cho Diode Laser LD ON/OFF hoặc do hỏng CLOSE SW nên không có tín hiệu báo khay đĩa vào trong về CPU hoặc do gián đoạn tín hiệu này. Để loại trừ ta nên kiểm tra 2 tín hiệu này khi khay đĩa vào trong. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch CPU System của các hãng sản xuất. 2. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch CPU System của các máy thông dụng. 3. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch CPU System. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 14 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch điều khiển hệ thống. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch điều khiển hệ thống của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch điều khiển hệ thống(cpu: Controller Processor Unit)? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch điều khiển hệ thống? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch điều khiển hệ thống?

110 -110- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 15: Mạch hiển thị Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch hiển thị các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng liên quan đến mạch hiển thị của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng sơ đồ khối chức năng của mạch hiển thị. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch hiển thị. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch hiển thị trong máy CD/VCD. Nội dung chính: Các kiểu hiển thị trong máy CD/VCD: Hiện nay trong máy CD/VCD có các kiểu hiển thị thường dùng như sau: + Hiển thị bằng đèn LED: Kiểu dùng đèn LED bình thường để chỉ báo nguồn, tạo độ sang cho bàn phím, cho khay đĩa, + Hiển thị bằng đèn LED 6,7,15 đoạn: Loại này dùng trong các máy đời cũ dùng để chỉ báo các chức năng của máy như: Play, FF, REV, chỉ số bài hát + Hiển thị bằng đèn tinh thể lỏng (LCD): Loại này dùng nhiều hơn cho các máy mini, xách tay. + Hiển thị bằng đèn huỳnh quang hay còn gọi là đèn Catốt lạnh (FL- Flourescent): Đây là loại đèn dùng nhiều nhất hiện nay, do đèn có độ sáng cao, đẹp và cũng rất đã dạng Sơ đồ khối, chức năng và nhiệm vụ của các khối trong các mạch hiển thị thường dùng trong máy CD/VCD: Hiển thị bằng đèn LED 7 đoạn: a. Sơ đồ khối chức năng(hình 15.1) : Hình Sơ đồ khối hiện thị bằng LED 7 đoạn b. Nhiệm vụ của các khối : + Mạch điều khiển hệ thống (CPU): Cấp dữ liệu hiển thị cho khối giải mã hiển thị (Dislay Decoder) khi máy đang thực hiện một chức năng nào đó như, báo số bản, thời gian phát + Khối giải mã hiển thị (Dislay Decoder): Thực hiện giải mã dữ liệu từ CPU đưa tới thành mã 6 đoạn, 7 đoạn và 15 đoạn cho các LED tương ứng. + Khối đèn LED 7 đoạn: Phát sáng để chỉ báo số từ 0 -> 9, cho người dùng biết các thông tin cần thiết mà máy đang thực hiện.

111 -111- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Khối đèn LED 15 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các chữ cái từ A -> Z, cho người dùng biết các thông tin cần thiết mà máy đang thực hiện. + Khối đèn LED 6 đoạn: Phát sáng để chỉ báo các lệnh Play, FF, REW, Pause, Still, cho người dùng biết các thông tin cần thiết mà máy đang thực hiện. c. Nguyên lý hoạt động của mạch: Khi thực hiện một chức năng nào đó do người dùng điều khiển hoặc do máy thực hiện tự động (như báo play, FF.. hoặc báo số bản, thời gian phát..). Lúc này, CPU sẽ cấp các bit dữ liệu cho khối giải mã hiển thị. Tuỳ theo cách phân bố các đoạn hiển thị mà khối giải mã sẽ thực hiện phướng án giải mã khác nhau. Nhưng vẫn tuân thủ theo các nguyên tắc sau: + Cách đấu các đoạn của LED : có 2 cách theo Anode chung (P com) hoặc Kathode chung (N com) (hình 15.2) Hình 15.2 Sơ đồ cấu tạo của LED 7 đoạn Theo Kathode chung (N com): Thì các ngõ ra của khối Dislay Decoder có mức cao - Đèn sáng.theo Anode chung (P com): Thì các ngõ ra của khối Dislay Decoder có mức thấp -> đèn sáng. + Khối giải mã phải tuân thủ theo các bảng sau ứng với các loại LED : - Với LED 7 đoạn: (Hình 15.3) Hình 15.3 Sơ đồ chân LED 7 đoạn - Với LED 15 đoạn: (Hình 15.4) Hình 15.4 Sơ đồ chân LED 15 đoạn

112 - Với LED 6 đoạn: (Hình 15.5) GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 15.5 Sơ đồ ứng dụng LED 6 đoạn trên máy CD/VCD + Cách phân bố đoạn LED hiển thị: Khi số LED hiển thị ít thì khối Dislay Decoder sẽ giải mã trực tiếp từ mã nhị phân sang mã các đoan tương ứng với bản trạng thái của các LED trên. Nhưng khi số lượng hiển thị càng tăng thì số ngõ ra của khối Dislay Decoder sẽ tăng lên rất nhiều -> mạch điện rất phức tạp. Do đó, trong máy CD/VCD người ta phân bố đoạn của LED theo kiều Matrận (hàng x cột) và ngõ ra của khối Dislay Decoder sẽ kích sáng các đoạn của LED theo hàng và cột -> giảm số ngõ ra của khối Dislay Decoder rất nhiều. Với cách phân bố đoạn LED theo Matrận, lúc này khối Dislay Decoder sẽ thực hiện giải mã từ các bit nhị phân từ CPU đưa tới thành mã quét theo hàng x cột. Ví dụ: Để hiển thị dãy số 4 chữ số có cả dấu chấm thập phân (DP- Decimal Point) ta bố trí kiểu ma trận như (Hình 15.6) Hình Phân bố đoạn LED theo Matrận Ta thấy nếu giải mã trực tiếp thì ngõ ra của khối Dislay Decoder lên đến 8x4=32. Nếu theo hàng x cột thì chỉ cần 12 ngõ ra = ( 3 hàng x 9 cột). Mạch điện đấu các đoạn LED: (Hình 15.7a và 15.7b) Hình 15.7a Sơ đồ ma trận LED Hình 15.7b - Sơ đồ ma trận LED

113 -113- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Lưu ý : Khi phân bố theo kiểu ma trận, để các đoạn sáng người cấp các chuổi xung quét có tần số cao, nên mắt không thấy đèn nhấp nháy. Mô tả dạng xung quét tạo hiển thị: (Hình 15.8) Hình 15.8 Mô tả dạng xung quét hiển thị Hiển thị bằng đèn tinh thể lỏng (LCD): Với LCD thì sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động như LED nhiều đoạn, chỉ khác một tý về mặt cấu tạo của LCD mà thôi. a. Cấu trúc của LCD: (Hình 15.9) Hình Cấu trúc của LCD Hợp chất hữu cơ có đặc tính khuếch tán hay hấp thụ ánh sáng dưới tác dụng của điện trường.gọi là Tinh thể lỏng (Liquid Crystal). Người ta bố trí tinh thể lỏng nằm giữa 2 bản thuỷ tinh: + Bản trong làm điện cực chung có tráng gương phản xạ ánh sáng, và trên bản nền này có bố trí các điện cực trong suốt bố trí theo các đoạn a, b, c, d, e, f, g như các đoạn của LED. + Bản ngoài trong suốt hướng về phía mắt. b. Nguyên lý hoạt động : Khi có xung kích thích vào các đoạn a, b, c...làm xuất hiện điện trường giữa các đoạn này với điện cực chung -> Tinh thể lỏng sẽ không cho ánh sáng đi qua, tức sẽ khuếch tán ánh sáng trở lại mắt -> khuvực tương ứng với các đoạn của màn hình sẽ sáng. Còn những khu vực ứng với các đoạn không có xung kích thích -> tinh thể lỏng sẽ cho ánh sáng đi qua (tức nó hấp thụ ánh sáng) làm xuất hiện màu đen dọc theo các đoạn đó -> mắt thấy được các chữ, số hiện lên như đèn LED. Với cấu trúc của màn hình có hợp chất tinh thể lỏng như trên người ta gọi là LCD (Liquid Crystal Display hiển thị bằng tinh thể lỏng). Ta thấy: - Nếu điện cực chung đấu mass -> xung kích đoạn phải là xung dương. - Nếu điện cực chung đấu +Vcc -> xung kích đoạn phải là xung âm. - Việc bố trí các đoạn trong LCD hoàn toàn giống LED, và để tạo hiển thị người ta cũng kích thích theo hàng và cột như LED. - Khối Dislay Decoder lúc này người còn gọi là LCD Drive.

114 -114- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hiển thị bằng đèn huỳnh quang hay còn gọi là đèn Catốt lạnh (FL Flourescent): Với đèn FL thì sơ đồ khối và nguyên lý hoạt động như LED nhiều đoạn, chỉ khác một tý về mặt cấu tạo của FL mà thôi. a. Cấu trúc của đèn FL: (Hình 15.10a và 15.10b) Đèn FL có cấu tạo như đèn điện tử 3 cực trong đó: - Các đoạn đóng vai trò như các Anode, còn gọi là Lá hay Segments có tráng chất phát xạ ánh sáng màu (đỏ, xanh, vàng..). - Các lưới (Grid) tương ứng với các Anode. - Có 1 Kathode (K) chung và 1 dây nung tim giúp K phát xạ điện tử. Hình 15.10a Sơ đồ cầu trúc đèn huỳnh quang Hình 15.10b - Sơ đồ chân đèn huỳnh quang b. Nguyên lý hoạt động của đèn FL : Do có cấu tạo như đèn điện tử 3 cực nên hoạt động của nó cũng giống như đèn điện tử 3 cực. Chỉ khác một tý là: Trong 1 đèn người ta bố trí các Anode (Segment) thành những đoạn a, b, c, như đèn LED hay LCD để tạo số hoặc chữ hoặc một biểu tượng nào đó. Các đoạn này hay các Segments kích thích bởi các xung điện áp nhỏ (<5Vpp) từ ngõ ra khối FL Drive (khối giải mã). Để đạt độ phân cực cho đèn hoạt động thì UAK > 20VDC và UGK = - 10V -> phải phân cực cho Kathode điện áp âm từ ( - 28V -> - 45V). Chính vì vậy người ta mới gọi là đèn Kathode lạnh (âm nhiều). Để điều khiển đèn người ta cấp xung điện áp dương cho các đoạn S (Anode) và xung điện áp dương cho Lưới G sao cho G ít âm hơn. Lúc này, có dòng tia điện tử từ Kathode bắn vào các đoạn S -> làm các đoạn tương ứng phát sáng -> các số, chữ tương ứng được hiển thị. Cũng như các đoạn LED, LCD thì FL người ta cũng bố trí các đoạn để kích thích theo hàng và cột như (Hình 15.11), lúc này các ngõ ra của mạch FL Drive sẽ kích thích xung điện áp vào các lưới G theo hàng và các đoạn S theo cột.

115 -115- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Sơ đồ hiện thị đèn huỳnh quang trên máy CD/VCD Như vậy: Trên mặt đồng hồ hiển thị người bố trí tương ứng nhiều đèn FL để hiển thị các số và chữ cùng các biểu tượng theo ý muốn. Do đặc điểm đèn phát xạ bằng tia điện tử có chất phát quang nên đèn sáng và màu sắc rất đẹp, nên hầu hết các máy hiện nay sử dụng loại đèn này. c.ví dụ minh hoạ cách bố trí của một đèn hiển thị FL của một máy CD/VCD thực tế : (Hình 15.12a và 15.12b): Hình 15.12a - Sơ đồ chân và phân bố các ký tự hiển thị của đèn FL thực tế. Hình 15.12a : Bảng trạng thái hiển thị ưng với các hàng là các đoạn S và cột là các lưới G. Giải thích: Khi tương ứng vị trí hàng và cột được cấp xung từ khối FL Drive thì đoạn tương ứng sẽ hiển thị. Ví dụ: Khi lưới 1G (ứng với FL1 hay Digit1) và đoạn a (Sa) được cấp xung -> Báo phát đĩa số 1. Tương tự khi 7G & đoạn f (Sf) -> Biểu tượng (II ) sẽ sáng, báo lệnh Pause tạm dừng. d. Sơ đồ khối chức năng và nguyên lý hoạt động của khối giải mã hiển thị cho đèn FL hay còn gọi FL Drive: + Sơ đồ khối chức năng: (Hình 15.13)

116 -116- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Sơ đồ khối chức năng và môi liên lạc giữa các tầng trong khối hiển thị + Nguyên lý hoạt động: Các tín hiệu cấp cho FL Drive bao gồm: - FL Data: là chuổi dữ liệu nối tiếp để tạo hiển thị. - FL CLK: Xung đồng bộ cho FL Data. - CE: Tín hiệu cho phép FL Drive hoạt động, tác động mức cao. - BLK: Tín hiệu xoa hay tín hiệu làm tắt đèn, tác động mức thấp. - -Vdd : nguồn cấp cho FL Drive. - - VFL: Nguồn cấp âm cho FL Drive. - S1, S2, S3, : Là các tín hiệu ra cấp cho các Segments của các đèn FL. - G1, G2, G3, : Là các tín hiệu ra cấp cho các Grid của các đèn. FL Drive sẽ cấp tín hiệu xung ra tương ứng FL Data khi các tín hiệu điều khiển thoã mãn điều kiện sau: Có xung FL CLK, CE = H, /BLK = H. Các tín hiệu vào/ra là các chuổi xung có dạng sóng minh hoạ như sau: (Hình 15.14a,b). Hình 15.14a - Dạng sóng tín hiệu vào FL Drive. Hình 15.14b: Dạng sóng tín hiệu ra của FL Drive. Như vậy, ta thấy chuổi xung cấp cho các lưới G1, G2,..của các FL là lần lượt trong một chu kỳ và các Segments sẽ được cấp chuổi xung liên tục -> Segmemt đó sẽ sáng.

117 -117- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Khảo sát và phân tích mạch hiển thị trên máy CD/VCD thực tế: Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch hiển thị của máy đang thực hành tại xươ ng: Bao gồm. - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch hiển thị. - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có) Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích:gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa mạch hiển thị với các khối chức năng. - Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD của hãng SONY minh hoạ cho các bước nêu trên:cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ liên lạc tổng thể như (Hình 15.15) - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 15.15a ; b; c ; d). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. Hình 15.15: Sơ đồ liên lạc tổng thể

118 -118- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 15.15a - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch hiển thị

119 -119- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 15.15b: Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch hiển thị Hình 15.15c - Cấu trúc của FL Tube

120 -120- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 15.15d - Bảnng trạng thái vị trí hiển thị của các đoạn trong các FL a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể: Giáo viên dạy thực hành hướng dẫn cho học sinh theo sơ đồ minh hoạ và máy đang thực hành b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý. Dựa vào nội dung của các mục đã nêu trên để phân tích mạch. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiến qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu. d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Trong mạch ta có các đường như : DATA, CLK, CE, BLK, VFL, Vdd, F1, F2 Các G và S.

121 -121- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Đèn hiển thị không sáng máy hoạt động bình thường. - Một đèn nào đó không sáng máy hoạt động bình thường. - Một số đoạn S không sáng Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa bộ nhớ RAM/ROM trong máy CD/VCD: Hiện tượng hư hỏng ở đây ta chỉ quan tâm đến phần do mạch hiển thị gây ra. Do đó, ta cần quan tâm đến các điều kiện đèn hiển thị sáng. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau. Lưu ý: Một số máy với khả năng tích hợp cao của vi mạch mà có thể mạch FL Drive sẽ được tích hợp ngay trong CPU, trong Host (hay IC MPEG). Lúc này ta quan tâm đến đèn FL là chủ yếu Đèn hiển thị không sáng máy hoạt động bình thường: Máy hoạt động bình thương chứng tỏ IC CPU hay Host hay MPEG hoạt động bình thường. Chỉ có thể rơi vào mạch hiển thị. Ta kiểm tr theo thứ tự sau: Kiểm tra đèn hiển thị: - Kiểm tra nguồn cấp đèn hiển thị. - Kiểm tra Bus G và S có đứt hở gì không. Nếu đều đảm bảo -> kích thử một đèn hay một đoạn bằng xung điện thích hợp bên ngoài xem đèn có sáng không -> có -> khối đèn tốt. Không -> hỏng đèn -> Thay đúng loại hoặc tương đương. Tiếp tục kiểm tra IC Display Decoder: - Kiểm tra nguồn cấp và Mass cho Display Decoder. - Kiểm tra chân CE (Chip Enable) của Display Decoder. - Kiểm tra chân /BLK của Display Decoder. - Kiểm tra chân CLK của Display Decoder. Nếu hỏng đường nào cần kiểm tra đường mạch đó. Nếu đều đảm bảo -> Hỏng IC_ Display Decoder -> Thay đúng loại hoặc tương đương Một đèn nào đó không sáng máy hoạt động bình thường. Khi máy hoạt với nhiều đèn mà có một số đèn không sáng thông thường chỉ lien quan trực tiếp đến chính bản thân các đèn đó, mà thường là các liên quan có tính chung cho 1 nhóm đèn có sự cố. Như vậy, tuỳ cấu trúc của một loại đèn cụ thể mà ta có hướng chẩn đoán khác nhau. Ví dụ: Đối loại FL thì ta thấy chỉ có tín hiệu lưới G là chung cho 1 FL còn đoạn S và tím thì chung cho cả khối đèn FL. Vậy ta chỉ kiểm tra đường tín hiệu cấp cho lưới G của đèn bị hỏng -> nếu mạch in hay dây liên lạc tốt -> hỏng đèn đó -> nếu thay thì phải thay nguyên khối Một số đoạn S không sáng: Xem như bài tập, phân tích như gợi ý của mục

122 -122- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 15 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch hiển thị. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch hiển thị của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch hiển thị bằng LCD; đèn huỳnh quang? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch điều hiển thị? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch hiển thị?

123 -123- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 16: Mạch giải mã nén tín hiệu hình (MPEG VDEO Decoder) Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch hiển thị các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng liên quan đến mạch giải mã nén tín hiệu hình của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Sau khi học xong bài này người học có khả năng: - Trình bày được sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã tín hiệu hình - Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch giải mã tín hiệu hình. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch giải mã tín hiệu hình Nội dung chính: Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã nén tín hiệu hình Sơ đồ khối chức năng của mạch giải nén tín hiệu hình(hình 16.1) Hình Sơ đồ khối chức năng mạch giải mã nén tín hiệu hình. Tín hiệu từ khối xử lý tín hiệu số(dsp) cấp cho khối giao tiếp chủ (Host Interface) theo ba đường, sau đó cấp cho khối DRAM Controller, tại khối này có nhiều đường ra Dât( dữ liệu), address( Địa chỉ), điều khiển( control) liên lạc với bộ nhớ( memory ) ở bê nngoài. Cuối cùng, khối Video Display là khối giao tiếp với mạch DAC của bộ phận hình ảnh Nhiệm vụ các khối Qua quá trình khảo sát các mạch giải nén MPEG cũng như quá trình tiếp xúc thực tế trên các máy đọc đĩa VCD, ta nhận thấy một số quy luật chung để khảo sát IC giải nén MPEG, đó là các đường giáo tiếp giữa IC xử lý giải nén MPEG với bộ phận vi xử lý tín hiệu chủ ( Host Micro Computer), RAM động( Dynamic RAM), ROM, DSP của bộ phận CD (CD DSP), khối xử lý âm tần, khối chuyển đổi số ra tương tự tín hiệu thị tần ( D/A Video). Hy vọng rằng bạn đọc dễ dàng khám phá thế giới của IC giải nén MPEG, nắm được cấu trúc của khối xử lý tín hiệu Video. Các đường giao tiếp chính và các thuật ngữ trên mạch giải nén MPEG được minh họa như hình 16.2

124 -124- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 16.2 IC giải mã nén tín hiệu hình. * Giải thích các thuật ngữ trên hình CD DATA: Dữ liệu liên lạc với khối DSP của bộ phận CD - CD LRCK: Xung nhịp tách 2 kênh trái/ phải liên lạc với khối DSP của bộ phân CD - CD BCK: Xung nhịp bít liên lạc với khối DSP của bộ phận CD - CD C2PO: Mả sửa lỗi liên lạc với khối DSP của bộ phận CD - CD DA/VCD: Dữ liệu CD/VCD - RESET: Tín hiệu đặt tại các trạng thái của mạch. - CK(Clock): Xung nhịp - HOST ENA: Chân cho phép các khối vi xử lý chủ. - INT( Interupt): Ngắt - HA(Host Address): Địa chỉ liên lạc bộ vi xử lý chủ. - HD( Host Data): Dữ liệu liên lạc với bộ xử lý chủ. - W/R( Wriver/ Read): Điều khiển ghi/đọc - DCK: Clock - DA DATA: Dữ liệu cấp cho khối chuyển đổi D/A - DA LRCK: Tín hiệu tách xung nhịp trái/phải cấp cho mạch biến đổi D/A âm tần. - DA BCL: Tín hiệu đếm bít cấp cho khối chuyển D/A âm tần. - DA EMPH( DA Emphasis): Hạ biên thành phần tần số cao của tín hiệu âm tần. - VD( Video Data): Dữ liệu cấp cho khối D/A Video - VCK( Video Clock): Xung nhịp cấp cho khối D/A Video -V.SYNC: Tín hiệu đồng bộ mành cấp cho khối D/A Video - H. SYNC: Tín hiệu đồng bộ dòng(ngang) cấp cho khối D/A Video Nguyên lý hoạt động của mạch giải mã tín hiệu hình Phân tích một hoạt động của một số IC giải nén điển hình IC giải nén hình CL 450 IC giải nén hình CL 450 được chế tạo bởi hãng C CUBE( Mỹ) gồm 160 chân, 4 hàng chân, được trang bị khá nhiều trên các máy VCD, Sam sung, Panasonic, Sony, JVC, là IC giải nén thuộc dạng này MPEG 1. IC này hoạt động vói xung Clock có tần số là 40MHz, bên trong được thiết kế sẵn các khối giao tiếp với phần

125 -125- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD DSP CD, bộ điều khiển DRAM, dữ liệu của IC CL -450 là tín hiệu R, G, B mỗi đường tín hiệu bao gồm 8 bít dữ liệu( tổng cộng là 24 bít dữ liệu). Sơ đồ khối hoạt động của IC CL 450 được minh họa như hình 16.3 Hình 16.3 Sơ đồ cấu trúc IC giải nén tín hiệu hình CL 450 Giải thích các thuật ngữ trên sơ đồ (hình 16.3) - DATA FIFO(first In First Out): Sắp dữ liệu theo nguyên tắc vào trước ra trước. - HOST INTERFACE: Trạm giáo tiếp chủ, giao tiếp dữ liệu, địa chỉ với các khói vi xử lý, khối DSP CD. - INTERNAL PROCESSOR: Khối xứ lý nội - MPEG DECODING ENGINE: Khối giải nén MPEG. - DRAM CONTROLLER: Bộ điều khiển RAM - VIDEO DISPLAY UNIT: Khối hiển thị màn hình. - PIXEL BUS(picture Elemnet Bus): Tuyến dữ liệu cấp cho khối D/A Video để xử lý ảnh; Picture element: Phần tử ảnh(hình 16.4). Hình 16.4 Sơ đồ chân IC giải nén tín hiệu hình thực tế. Giải thích chức năng các chân IC trên hình vẽ:

126 -126- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Cácc hân từ MA0 đến MA8: MA(Memory Address): Địa chỉ nhó, giao tiếp giữa IC Video MPEG Decoder và bộ nhớ 4MDRAM - Các chân từ MD0 đến MD15 : MD(Memory Data): Dữ liệu nhớ, liên lạc giữa IC Video MPEG Decoder và bộ nhớ 4M RAM - WE (Write Enable): Chân (15) CL 450 : Cho phép ghi dữ liệu lên DRAM. - CAS( Column Address Solect): Chân (22), (33), (43), (44) CL 450: Chọn địa chỉ cột trên ma trận( hàng x cột) của DRAM. - RAS(Row Address Select): Chân(46): Chọn địa chỉ hàng trên ma trận(hàng x cột) của DRAM. - Các chân từ A1 tới A20: Các chân địa chỉ trên tuyến dữ liệu mang các thông tín từ bộ DSP CD tới, các chân này giao tiếp trực tieepsvowis khối CPU. - Các chân từ PD0 đến PD23: Các ngõ ra dữ liệu của tín hiệu Video cấp cho ngõ vào của khối D/A Video IC giải mã nén tín hiệu hình MPEG CL 680 IC CL 680 là IC giải nén MPEG sử dụng khá phỏ biến trên máy VCD hiện có trên thị trường cũng như trên các Card giải nén Video. Sơ đồ khối của IC này được minh họa như hình IC này có tính chất xử lý ảnh có độ phân giải cao hơn IC CL 450 cũng như xử lý âm thanh Surroud, bên trong IC người ta đã thiết kế sẵn các bộ D/A Video, D/A Audio Hình 16.5 Sơ đồ khối IC CL 680 Giải thích các thuật ngữ tiêng anh dùng trong phần này: - Host Interface: Giao tiếp vi xử lý chủ. - CD Interface: Giao tiếp CD - MPEG Decoder: Giải nén - DRAM/ ROM Interface: Giao tiếp bộ nhớ RAM/ROM - Video Interface: Giao tiếp tín hiệu hình ảnh - Audio Interface: Giao tiếp tín hiệu âm thanh. Các tín hiệu đầu vào CD được đưa ra tuyến(bus) nội bộ, dưới tác động của các khối vi xử lý, tín hiệu hình MPEG được lưu trữ lên ROM/DRAM và sau đó được cấp cho các ngõ Video Out, Audio Out. Sơ đồ hình thực tế IC CL 680 thể hiện hình 16.6

127 -127- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 16.6 Sơ đồ chân IC CL Một cách tổng quát, trên IC CL 680, người ta bố trí các tín hiệu giao tiếp như sau: a. Giao tiếp với vi xử lý chủ(host Micro) trên IC CL 680 Các chân giao tiếp Host µcom có nhiệm vụ liên lạc giữa CL 680 với khối vi xử lý chủ, bao gồm các chân: - HCK chân(17): Host Clock: Chân dẫn xung đồng bộ - HD In(chân 119), HD Out(chân 121): Host Data: Chân dẫn dữ liệu. - H Sel(chân 121) Host select: Chân chọn địa chỉ/ dữ liệu của Host CPU. + Khi H Sel = 1: CHọn địa chỉ + Khi H- sel =0: Chọn dữ liệu. - H RDY(chân 113): host ready: chân báo sẵn sàng. + H RDY =0: Sẵn sàng nhận dữ liệu vào IC CL H RDY =1: Sẵn sàng lưu dữ liệu. - H INT(chân 114): Host Interrupt: Ngắt CPU chính b, Giao tiếp với DSP CD Các tín hiệu ở ngõ ra mạch DSP của bộ phận CD sẽ cấp cho ngõ vào của mạch giải nén CL 680, các đường tín hiệu cụ thể như sau - CD Data(4): Chân nhận dữ liệu từ khối DSP đưa tới. - CD BCK(3): Chân nhận tín hiệu Bít Clock từ DSP đưa tới. - CD LRCD(5): Chân nhận tín hiệu tách trái/ phải từ DSP đưa tới. - CD C2PO(6): Chân nhận tín hiệu báo lỗi khi sử dụng CD ROM. Khi xuất hiên lỗi, CD C2PO =1. - CDG Sdata(122): Serial data: chân nhận dữ liệu nối tiếp từ mã con đưa tới. - CDG VFSY(123): Vert Frame Sync: Tín hiệu đồng bộ khung dọc(mành) mà con CDG. - CDG SCK(115): Serial Clock Chân dẫn xung đồng hồ cho mã con CDG, đây là loại tín hiệu hai chiều. c, Các đường giao tiếp bộ nhớ DRAM/ROM trên IC CL 680 Vi mạch CL 680 có thể giao tiếp với DRAM có dung lượng 16M và ROM có dung lượng là 2M. Các chân giao tiếp được mô tả cụ thể như sau: - Các chân MA: Memory Address( từ 0 đến 10): đó là các chân địa chỉ nhớ, gồm các chân sau: 44; 45; 46; 48; 50; 51; 52; 54; 56; 57; Các chân MD( từ 0 đến 16): Memory Data: là các chân dữ liệu bao gồm các chân sau: từ chân 10 đến 15, 19; 21; và từ 21 đến Chân CAS( Column Address Select): Chọn địa chỉ cột, chân 40 - Đảo RAS( Non Row Address Select: Chọn địa chỉ hàng gồm chân 42.43

128 -128- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Chân MWE( Memory Write Enable): chân 38 cho phép ghi - Chân đảo MCE( Non Memory Chip Select Enable: Điều khiển chọn chíp, chân này hoạt động khi ở mức thấp. d, Các chân liên lạc ngõ ra Video trên IC CL 680 Các tín hiệu ngõ ra của IC 680 được cấp cho khối D/A Video (chuyển đổi tín hiệu thị tần từ số ra tương tự) và mạch giải mã RGB, chân giao tiếp được liệt kê như sau: - VCK In( Video Clock Chân 106): Chân dẫn nhịp đồng hồ của tín hiệu Video. - VREF : Điện áp nguồn. - Y OUT: Ngõ ra tín hiệu độ sáng dạng tương tự, chân 69 - C OUT: Ngõ ra tín hiệu màu dạng tương tự, chân 75 - COMPOS OUT: Video Composite Out: Ngõ ra tín hiệu hình tổng hợp ảnh dạng tương tự, chân 67 - H Sync: chân 101 Chân đồng bộ dòng(ngang) - V Sync: Chân 93 Chân đồng bộ mành(dọc) e, Giao tiếp âm tần trên IC 680 Trên IC CL 680 mạch DAC âm tần cung cấp các tín hiệu số giải nén âm tần, các chân liên lạc được mô tả như sau: - DA Data: Chân 110 Chân dữ liệu âm tần. - DA LRCK: Chân Chân tín hiệu xung nhịp phân tích trái/ phải âm tần, tần số chung là 44,1khz. - DA BCK: Chân 111- Tín hiệu Bít Clock. - DA EMP: Chân 107 Hạ biên tần số cao tín hiệu âm tần. f, Các chân giao tiếp tổng thể( Global Interface) Trên IC CL 680, người ta thiết kế các chân giao tiếp tổng thể chúng được liệt kê như sau: - GCK(global clock): Xung nhịp tổng thể, bố trí tại chân 105, tần số làm việc của xung clock là 42,3MHz - VDD3: Chân cung cấp nguồn( 3,3V đến 3,6V), chân 102 CL VSS: Chân GND - A.VSS: Mass tín hiệu Analog. - CKL SEL( Clock select) Chọn xung clock, bao gồm các chân 78, 79, IC CL Khảo sát và phân tích mạch giải mã nén tín hiệu hình trên máy CD/VCD thực tế: Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch giải mã tín hiệu hình của máy đang thực hành tại xưởng: Bao gồm: - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch giải mã tín hiệu hình - Bảng tóm tắt các thông số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hỗ trợ khác (nếu có) Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa mạch giải mã tín hiệu hình với các khối chức năng. - Hướng dẫn đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram).

129 -129- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể: Giáo viên dạy thực hành hướng dẫn cho học sinh theo sơ đồ minh hoạ và máy đang thực hành b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý. Dựa vào nội dung của các mục đã nêu trên để phân tích mạch. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các kí hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiến qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu. d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Trong mạch ta có các đường như : DATA in, VCLK, HSY, VSY, Yout,VIDEO.out Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra nheo nhóm: Gồm các hiện sau: - Âm thanh bình thường - mất hình. - Âm thanh bình thường - Hình kém chất lượng (Sọc caro, giật ) Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa giải mã tín hiệu hình trong máy CD/VCD: Hiện tượng hư hỏng ở đây ta chỉ quan tâm đến phần do mạch giải mã tín hiệu hình gây ra. Do đó, ta cần quan tâm đến các điều kiện để giải mã tín hiệu hình hoạt động. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau. Lưu ý: Một số máy với khả năng tích hợp cao của vi mạch mà có thể mạch giải mã tín hiệu hình được tích hợp ngay trong IC MPEG như IC: CL8830A-B1, ES3890F... Lúc này ta quan tâm chủ yếu đến các đường nguồn cấp/đất Vdd/GND cho khối DAC bên trong, các tín hiệu điều khiển (nếu có) và đường tín hiệu ra (Video out, Yout và Cout) Âm thanh bình thường - mất hình: Âm thanh bình thường chứng tỏ IC -MPEG hoạt động bình thường. Chỉ có thể rơi vào mạch giải mã hình. Ta kiểm tra theo thứ tự sau: Trường dùng IC giải mã RGB riêng: - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch giải mã tín hiệu hình - Kiểm tra băng thông dòng Bus DATA in cấp cho mạch giải mã tín hiệu RGB và

130 -130- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Video.Amp có đứt hở gì không. - Kiểm tra VCK. - Kiểm tra các đường tín hiệu ra Video Out và các linh kiện trên đường ra. Nếu đều đảm bảo hỏng IC giải mã RGB. Trường mạch giải mã hình nằm trong IC PMEG: - Kiểm tra nguồn cấp và Mass Mạch DAC có bình thường không (đúng áp chuẩn không) - Nếu không bình thường - Hỏng khối DAC bên trong hoặc các mạch khác bên trong. - Kiểm tra các đường tín hiệu ra Video Out và các linh kiện trên đường ra có đứt hở hay hư hỏng gì không. nếu không Hỏng IC khối giải mã hình bên trong IC MPEG Thay IC tương đương hoặc đúng loại hoặc thay nguyên bo VCD Âm thanh bình thường - Hình kém chất lượng (Sọc caro, giật ). Âm thanh bình thương chứng tỏ IC MPEG hoạt động bình thường. Chỉ có thể rơi vào mạch giải mã hình. Và đây là trường hợp hình ảnh bị kém chất lượng. Ta kiểm theo thứ tự đường liên quan như : Nguồn cung cấp cho mạch DAC có đủ và đạt chất lượng không. Mass có tốt không, các tín hiệu điều khiển như HSY, VSY, các mạch lọc thong thấp trên đường ra jack Video out, các diode ghim... có rò rỉ đứt không. Nếu tốt Hỏng IC giải nén Phương pháp kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. 1. kiểm tra nguồn cung cấp - Điện áp cung cấp cho các IC 5V, 9V hoặc 12V, ±5V, ±12V 2. Kiểm tra các tín hiệu ra - Xác định chân vào/ ra; - Xác định mức điện áp của các chân vào/ra; - Đo kiểm tra tải; - Dùng dao động ký đo các tín hiệu vào /ra từng khối 3. Kiểm tra các lệnh điều khiển: Vừa điều khiển các chức năng, vừa đo các mức điện áp ra ở chân của vi xử lý, có thể đo dạng xung ở đây. 4. Kiểm tra tín hiệu xung nhịp và dữ liệu - Dùng dao động ký đo các tín hiệu vào/ra từng khối - So sánh với tín hiệu chuẩn trên sơ đồ. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU Sử dụng đầu đĩa SVCD 681, Đầu DVD 6500, DVD1100 hãy: 1. Tìm hiểu và dịch sang tiếng việt các từ viết tắt của khối giải nén tín hiệu hình. 2. Dò lại mạch giải mã nén tín hiệu hình bao gồm: đường vào, đường ra, 3. Phân tích hoạt động của mạch điện thực tế. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 16 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch giải mã nén tín hiệu hình. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch giải mã nén tín hiệu hình của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc

131 -131- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD BÀI 17 : Giải mã tín hiệu RGB VÀ VIDEO.AMP Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch giải mã tín hiệu RGB và VIDEO.AMP các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng liên quan đến mạch mạch giải mã tín hiệu RGB và VIDEO.AMP của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày được sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp. - Trình bày được nguyên lý hoạt động của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa được những hư hỏng của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp. Nội dung chính: Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp: Tuỳ thuộc ngõ ra dữ liệu Video của mạch giải mã nén video là R-G-B hay YCrCb mà ngõ vào của khối giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp sẽ nhận dữ liệu tương ứng. Và các tín hiệu cấp cho khối giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp luôn luôn là tín hiệu dưới dạng số. Do đó, để có tính tổng quát, ta có sơ đồ khối chức năng chung như sau: Sơ đồ khối chức năng: (Hình 17.1) Hình Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã tín hiệu RGB Nhiệm vụ của các khối: - Mạch chốt dữ liệu (Latch): Nhận 1 trong 2 dòng dữ liệu song song là (R, G, B) hoặc (Y, Cr, Cb). Tuỳ thuộc cấu tạo của 1 máy cụ thể mà có số bit khác nhau cho các tín hiệu. Có thể là 24 bit R, G, B (4:4:4) và 16 bit Y Cr Cb (4:2:2). Các Data này được đồng bộ bởi tín hiệu VCLK. - Mạch chuyển đổi R, G, B sang YCrCb: Thực hiện chuyển đổi khi tín hiệu vào là R, G, B. - Mạch RGB_OSD: Cấp tín hiệu hiển thị. - Mach lọc CrCb: Tách lấy Cr Cb. - Mạch điều chỉnh mức Y và tạo tín hiệu màu C: Thực hiện điều chỉnh mức Y và tạo tín ra hiệu màu C từ 2 tín hiệu màu Cr và Cb. - Lọc Y và Lọc C: Lọc C thực chất đây chính là quá trình điều chế tín hiệu màu C. - Trộn Y, C và ghép xung đồng bộ: Đây là quá trình trộn Y+C và ghép xung đồng bộ V.sync, Hsync và Busrt màu.

132 -132- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - DAC: Thực hiện chuyển đổi tín hiệu Video dưới dạng số sang tương tự để có được các tín hiệu hình tổng hợp (VCBS) và các tín hiệu Y, C cấp cho ngõ vào của máy thu hình Nguyên lý hoạt động của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp: Để hiểu rõ nguyên lý hoạt động của mạch ta hãy xem một mạch thực tế dùng IC_ BU1425AK dùng nhiều trong các máy CD/ VCD của hãng JVC làm ví dụ: Sơ đồ khối chức năng bên trong IC: (Hình 17.2) Nguyên lý hoạt động của mạch giải mã tín hiệu RGB dùng IC _ BU1425AK: - Nhóm nguồn cấp: Gồm các chân Chân 30, 46 / 9, 21 Digital Vdd/ GND: cấp nguồn/mass cho các mạch số. Chân 31, 61 / 43 I/O Vdd / GND: cấp nguồn/mass cho các mạch vào/ra. Chân 41 PVdd: Cấp nguồn cho mạch DAC. Chân 38 VGND: Mass cho ngõ ra Video (VCBS. GND). Chân 36 CGND: Mass cho ngõ ra Chroma. Chân 44 Y GND: Mass cho ngõ ra chói Y. - Nhóm tín hiệu vào bao gồm: Được giới thiệu tóm tắt như bảng dưới (Hình 17.3) 3 tín hiệu RGB, mỗi tín hiệu có 8bit. Tín hiệu Data màu Green từ GD0 -> GD7 tương ứng các chân Tín hiệu Data màu Blue từ BD0 -> BD7 tương ứng các chân (xem mạch). Tín hiệu Data màu Red từ RD0 -> RD7 tương ứng các chân (xem mạch). Hình 17.2: Sơ đồ khối chức năng trong IC _ BU1425AK 3 tín hiệu YcrCb ứng với chuẩn lấy mẫu (4:2:2) Tín hiệu chói Y có 8 bit. Tín hiệu chói Cr có 4 bit. Tín hiệu chói Cb có 4 bit. - Nhóm tín hiệu vào hiển thị B-OSD, G-OSD, R-OSD đưa vào các chân 1, 64, 57. Việc cho phép hiển thị hay không thông qua chân 15 OSD SW. - Việc chọn tín hiệu vào là RGB hay YcrCb được thực hiện thông qua chân chọn

133 -133- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Mode IM1 và IM0 như bảng trạng thái (Hình 17.4 và 17.5) và ngõ ra tín hiệu TV cấp cho mạch DAC có độ phân giải là 9 bit trong đó 8 bit Data và 1 bit hiển thị với màu tương ứng (hình 17.3). Hình Giới thiệu nhóm Dữ liệu Video vào. Hình Điều khiển chọn nguồn dữ liệu vào Hình Điều khiển chọn nguồn dữ liệu vào - Tín hiệu đồng bộ tín hiệu hình VCLK từ mạch MPEG vào chân 51 dùng đề điều khiển mạch chốt đồng bộ dữ liệu RGB in, đồng thời cấp cho mạch định thời bên trong IC làm tham chiếu để tạo xung CLK có tần số = 1/2VCLK hoặc = VCLK. (Xem hình 17.6a và b). và việc chuyển đổi này thông qua chân 53 - CLK SW.

134 -134- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Tín hiệu tạo sóng mang màu phụ (Sub-carrier (burst) frequency) được tạo ra từ tần số nội ngay bên trong IC. Do đó việc chuyển đổi hệ màu không phụ thuộc vào nguồn dữ liệu phát (Đĩa). - Các chân đồng bộ HSY (Hsync) và VSY (Vsync) ở chân 28, 27. Đây là 2 chân tạo nhận/cấp (In/Out) tần số quét ngang dọc để tạo tín hiệu hình tương ứng là tín hiệu hệ truyền màu PAL/NTSC có các chuẩn quét khác nhau. Hai chân này có thể là nhận tín hiệu vào (HSYin và VSYin) từ khối MPEG khi chân 33 SLABEB = L tương ứng Mode Slave -> HSY đóng vai trò tham chiếu cho VCLK và BCLK (tần số trong của IC). Ngược lại thì 2 chân này là chân ra HSY out và VSY out cấp cho khối MPEG. Hình 17.6a Xung CLK bên trong = 1/2 VLCK khi CLK SW = L Hình 17.7b Xung CLK bên trong = 1/2 VLCK khi CLK SW = H - Nhóm tín hiệu ra gồm các chân: Chân 37: C Out, ngõ ra tín hiệu màu. Chân 45: Y out, ngõ ra tín hiệu chói. Chân 39: VCBS Out ngõ ra tín hiệu Video tổng hợp. Dạng tín hiệu ra tại các chân này khi dung đĩa phát sọc màu chuẩn có dạng như sau (Hình 17.8). - Việc chọn tín hiệu màu ở ngõ ra là PAL hay NTSC được thục hiện thông qua chân 22 (PAL/NTSC). Hình 17.8: Dạng sóng tại các ngõ ra của các tín hiệu Video out, Y out, Chroma out Giới thiệu sơ đồ mạch điện thực tế dùng IC giải mã RGB (BU1425AK): a. Sơ đồ mạch nguyên lý: (hình 17.9a, b)

135 -135- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD b. Phân tích mạch điện: Việc phân tích mạch điện xem như là bài tập mẫu dành cho học sinh. Trên cơ sở phân tích ở mục 1 & 2. c. Lưu ý: Trong mạch: + Khối tạo tín hiệu hiển thị RGB-OSD cấp cho IC _ giải mã RGB & VID.Amp là IC Dữ liệu cấp cho IC_giải mã RGB & VID.Amp là YCrCb (4:2:2) và là dòng data song song 8 bit chứ không phải là 16 bit. + Các đường data vào ra và các tín hiệu điều khiển được chú thích bằng các mũi tên và đánh dấu ô chữ nhật tại các chân của các IC. + Các tín hiệu ra được đưa thẳng đến cac jack Video Out, và Y.out, C.out và được kiểm tra tại các điểm Test: TP102, TP101, Tp Dạng tín hiệu ra có dạng như trình bày ở mục trên. Hình 17.9a - Sơ đồ mạch nguyên lý mạch giải mã RGB.

136 -136- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 17.9b- Sơ đồ mạch nguyên lý mạch giải mã RGB Khảo sát và phân tích mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp trên máy CD/VCD thực tế: Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp của máy đang thực hành tại xươ ng: Bao gồm. - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp. - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có) Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Ampvới các khối chức năng.

137 -137- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD của Trung Quốc thông dụng tại thi trường minh hoạ cho các bước nêu trên : Cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ liên lạc tổng thể như (Hình 17.10) - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 17.11). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. Hình Sơ đồ liên lạc tổng thể

138 -138- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể: Giáo viên dạy thực hành hướng dẫn cho học sinh theo sơ đồ minh hoạ và máy đang thực hành b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý. Dựa vào nội dung của các mục đã nêu trên để phân tích mạch. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hang sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiến qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu.

139 -139- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Trong mạch ta có các đường như : DATA in, VCLK, HSY, VSY, Yout, VIDEO.out Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Âm thanh bình thường mất hình. - Âm thanh bình thường Hình kém chất lượng (Sọc caro, giật ) Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp trong máy CD/VCD: Hiện tượng hư hỏng ở đây ta chỉ quan tâm đến phần do mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp gây ra. Do đó, ta cần quan tâm đến các điều kiện để giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp hoạt động. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau. Lưu ý: Một số máy với khả năng tích hợp cao của vi mạch mà có thể mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp được tích hợp ngay trong IC MPEG như IC: CL8830A-B1, ES3890F... Lúc này ta quan tâm chủ yếu đến các đường nguồn cấp/đất Vdd/GND cho khối DAC bên trong, các tín hiệu điều khiển (nếu có) và đường tín hiệu ra (Video out, Yout và Cout) Âm thanh bình thường mất hình: Âm thanh bình thương chứng tỏ IC _MPEG hoạt động bình thường. Chỉ có thể rơi vào mạch giải mã RGB. Ta kiểm tra theo thứ tự sau: Trường dùng IC_ giải mã RGB riêng: - Kiểm tra nguồn cấp cho mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp. - Kiểm tra băng thông dòng Bus DATA in cấp cho mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp có đứt hở gì không. - Kiểm tra VCK. - Kiểm tra các đường tín hiệu ra Video Out và các linh kiện trên đường ra. Nếu đều đảm bảo -> Hỏng IC giải mã RGB. Trường mạch giải mã RGB nằm trong IC PMEG: - Kiểm tra nguồn cấp và Mass Mạch DAC có bình thường không (đúng áp chuẩn không) -> nếu không bình thường -> hỏng khối DAC bên trong hoặc các mạch khác bên trong. - Kiểm tra các đường tín hiệu ra Video Out và các linh kiện trên đường ra có đứt hở hay hư hỏng gì không. -> nếu không -> Hỏng IC khối giải mã RGB bên trong IC MPEG -> Thay IC tương đương hoặc đúng loại -> hoặc thay nguyên bo VCD Âm thanh bình thường Hình kém chất lượng (Sọc caro, giật ).

140 -140- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Âm thanh bình thương chứng tỏ IC _MPEG hoạt động bình thường. Chỉ có thể rơi vào mạch giải mã RGB. Và đây là trường hợp hình ảnh bị kém chất lượng. Ta kiểm theo thứ tự đường liên quan như : Nguồn cung cấp cho mạch DAC có đủ và đạt chất lượng không. Mass có tốt không, các tín hiệu điều khiển như HSY, VSY, các mạch lọc thông thấp trên đường ra jack Video out, các diode ghim... có rò rỉ đứt không. Nếu tốt -> Hỏng IC giải nén. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp trong máy VCD/VCD của các hãng sản xuất. 2. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp trong máy VCD/VCD thông dụng. 3. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.Amp trong máy VCD/VCD. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 17 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch giải mã RGB và VIDEO.AMP. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch giải mã RGB và VIDEO.AMP của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch giải mã tín hiệu RGB và Video. AMP? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch giải mã tín hiệu RGB và Video. AMP? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch giải mã tín hiệu RGB và Video.AMP?

141 -141- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 18 : Mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - audio Decoder) Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - AUDIO Decoder) dùng trong các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra,sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch giải mã nén tín hiệu tiếng (MPEG - AUDIO Decoder) của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày được chức năng, nhiệm vụ của mạch giải mã nén tín hiệu tiếng đúng theo bài đã học. - Trình bày đựơc nguyên lý hoạt động của mạch giải mã nén tín hiệu tiếng đúng theo bài đã học. - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch giải nén tín hiệu tiếng đúng tiêu chuẩn thiết kế. Nội dung chính: Khái niệm chung về dữ liệu nén AUDIO MPEG dùng trong máy VCD: Trong máy VCD tín hiệu âm thanh được nén theo chuẩn MPEG-1 theo hai loại là Layer I và Layer II. Để hiểu nguyên lý hoạt động của mạch giải nén, ta cần nắm sơ lược các phần sau: Cấu trúc của chuổi dữ liệu nén âm thanh: Hình 18.1: Cấu trúc của chuổi dữ liệu nén Âm thanh Dòng dữ liệu nén âm thanh (MPEG AUDIO) có cấu trúc gồm nhiều gói âm thanh (Audio Packets), mỗi gói có cấu trúc như (hình 18.1). Bao gồm: - Audio Packet Header: Chứa các thông tín về mã bắt đầu của gói (Packet Start Code), chiều dài của gói (Length: chỉ số lượng Byte của gói ), và phần Presentation time Stamps thì không bắt buộc. - Aud io Frame: Trong gói âm thanh có nhiều khung liên tục, trong mỗi khung chứa nhiều Slice và một số dữ liệu hổ trợ. Cụ thể một khung âm thanh có các phần tử sau: + Audio Frame Header: Chứa nhiều thông tin khác nhau như : Từ đồng bộ (Sync Word), ID dùng cho bộ mã hoá nhận dạng dữ liệu có mã hoá nén hay không, Kiểu lớp (Layer Type) cho biết mã hoá Layer I, II hay III. Tốc độ bit lấy mẫu, số kênh Nói chung là các thông tin về hệ thống. + Audio Frame Cyclic Redundancy Code (CRC): Mã kiểm tra khung, dùng để nhận dạng lỗi của khung. + Audio Data: Dữ liệu của các kênh âm thanh.(xem hình 18.2)

142 -142- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Ancillary/ User Data: Là phần từ cuối cùng của một khung âm thanh. Nói chung, cú pháp của chuổi dữ liệu nén âm thanh được tóm tắt (như hình 18.2). Mời các bạn tham khảo: Hình Cấu trúc của chuổi dữ liệu nén âm thanh Các gói MPEG Audio sẽ được ghép chung với các gói Video thành chuổi dữ liệu nén CD-DATA hay Serial Bitstream. Để tái tạo lại tín hiệu Audio từ dòng bits chương trình hay dòng bit hệ thống (System Bitstream) hay còn gọi Serial Bitstream. Thực hiện tách để tạo thành dòng tín hiệu MPEG Audio và đưa vào bộ phận giải mã Audio decoder để tái tạo lại tín hiệu Audio dưới dạng số (PCM) cấp cho mạch DAC để phục hồi lại tín hiệu âm thanh dạng Analog. Nếu đi sâu về lý thuyết cấu trúc chi tiết của mạch giải mã nén âm thanh thì rất phức tạp. Do giới hạn của giáo trình phục vụ cho việc sửa chữa nên ta chỉ quan tâm đến mạch dưới dạng sơ đồ khối, các tín hiệu liên quan đến khối chức năng giải nén âm thanh (thực sự là các IC) đảm bảo cho mạch hoạt động Sơ đồ khối chức năng và nhiệm vụ của mạch giải mã nén tín hiệu âm thanh (MPEG - AUDIO Decoder): a. Sơ đồ khối chức năng: (Hình 18.3) Hình Sơ đồ khối chức năng. Máy VCD Player hiện nay hấu hết khối giải nén hình và tiếng đều tich hợp chung trên 1 IC giải nén mà ngõ vào tín hiệu của nó sẽ nhận 3 tín hiệu LRCK, DATA,

143 -143- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD BKC mà ta hay gọi là Serial Bitstream. Trong đó DATA là chuổi dữ liệu chung cho cả Video và Audio. Nhiệm vụ của các khối là: - DSP: Cấp tín hiệu LRCK, DATA, BCK cho mạch giải mã nén âm thanh. - MPEG Audio Decoder: đảm nhận chức năng giải mã nén tín hiệu âm thanh. Sau khi giải nén nó cho ra 3 tín hiệu DATA, WS (Word Select hay còn gọi là LRCK) và BCK cấp cho khối DAC. - Audio DAC: Đảm nhận chức năng chuyển đổi tín hiệu số phần âm thanh đã giải nén từ khối Audio MPEG DOCDER thành tín hiệu âm thanh Analog kênh trái L và phải R Các đường tín hiệu giao tiếp chính trên khối giải nén âm thanh: Để có cái nhìn bao quát, tổng thể đối với mạch MPEG Audio Decoder nói chung, cùng với tính phức tạp của mạch và với công nghệ cao của mạch tích hợp, nên vấn đề nắm vững hoạt động của mạch để phục vụ cho việc sửa chữa là chủ yếu, nên chúng ta cần thiết nắm rõ mối quan hệ, liên lạc giữa mạch giải nén âm thanh với các mạch chức năng khác trong máy. a. Sơ đồ khối giao tiếp:( Hình 18.4). Hình Các nhóm tín hiệu giao tiếp chính trên khối giải nén âm thanh. b. Các đường tín hiệu giao tiếp chính trên khối giải nén hình: - Nhóm tín hiệu giao tiếp chung (global interface signals): Đây là nhóm tín hiệu phục vụ chung cho toàn bộ hệ thống trong khối MPEG DECODER. Quyết định trước tiên mạch MPEG DECODER có hoạt động hay không. Bao gồm các tín hiệu sau: + Tín hiệu /RESET: Nhận tín hiệu Reset từ bên ngoài và có mức tích cực thấp (active LOW) để đặt lại trạng thái cho các mạch số bên trong IC khi mới cấp nguồn. + Tín hiệu SYSCLK (System Clock): Nhận xung Clock hệ thống từ bên ngoài với tần số thông dụng trong các máy VCD là 27Mhz hoặc có tần số khác tuỳ từng hãng sản xuất. + Tín hiệu PIO[10:0] (Programmable I/O): Là các tín hiệu vào /ra lập trình. + Các chân nguồn cấp và đất cho hệ thống (Power and Ground): Bao gồm các chân nguồn cấp cho mạch số và mạch tương tự bên trong khối MPEG DECODER: - A- VDD và A-Vss: Chân cấp nguồn và đất cho mạch Analog. Thường 3.3V hoặc 5V. - D- VDD và D-Vss: Chân cấp nguồn và đất cho mạch Digital. Thường 3.3V hoặc 5V.

144 -144- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Nhóm tín hiệu giao tiếp với vi xử lý chủ (Host Interface signals ): Đây là nhóm tín hiệu điều khiển từ vi xử lý chủ và tín hiệu hồi báo liên lạc về, đảm bảo cho khối MPEG Decoder hoạt động đồng bộ, nhịp dàng trong quá trình thực hiện giải nén tín hiệu Video. Minh hoạ như (Hình 18.5). Hình Nhóm tín hiệu giao tiếp với vi xử lý chủ + Tín hiệu Chọn chip ( /CS): Chân nhận lênh chọn chíp của vi xử lý chủ, khi mạch Decode được dùng để thao tác đọc hoặc ghi. Mức tích cực là L. + Tín hiệu HADDR(2:0): Trường hợp ghi cụ thể như HADDR (2:0) nghĩa là có 3 tín hiệu địa chỉ do HOST chỉ định tương ứng Bus 3 bit địa chỉ của vi xử chủ chỉ định để chọn 1 trong 8 thanh ghi trong IC Decode thuộc khối Host interface Controller Logic. + Tín hiệu /RD (Read Strobe) : Tín hiệu chọn Mpeg Decoder cho việc thực hiện đọc hoặc ghi. Trường hợp này, mức tích cực thấp thực hiện đọc. + Tín hiệu HDATA (7:0): Trường hợp ghi cụ thể như vậy nghĩa là Bus 8-bit dữ liệu 2 chiều giao tiếp với vi xử chủ (Host). Host ghi data đến mạch Mpeg Decoder theo nguyên tắc FIFO qua HDATA[7:0]. Host cũng đọc và ghi vào các thanh ghi bên trong IC Decode và SDRAM/ROM nội qua HDATA[7:0]. Khối Mpeg Decoder cũng gửi các dữ liệu yêu cầu đến Host thông qua BUS này. + Tín hiệu /WAIT: Tín hiệu báo đợi về HOST khi tín hiệu CS tác động và tín hiệu báo đợi xác nhận lại khi khối Mpeg Decoder sẳn sàng hoàn thành chu kỳ truyền data. Mức tích cực thấp L. + Tín hiệu /INT (Interrupt request) : Tín hiệu yêu cầu ngắt gửi đến HOST. + Tín hiệu R/W (Read/ Write): Tín hiệu cho phép Mpeg Decoder đọc/ ghi Data ra Bus data. Read = H cho phép đọc và Write = L cho phép ghi. - Nhóm tín hiệu giao tiếp với khối CD (CD Interface): Đây là ngõ vào tín hiệu chung cho cả của khối MPEG Decoder (Video & Audio), có 4 đường tín hiệu quan trọng nhất từ khối CD-DSP mà ta phải quan tâm. Sơ đồ khối minh họa như (Hình 18.6) sau: Hình Nhóm tín hiệu giao tiếp với khối CD + Tín hiệu CD-DATA: Dữ liệu CD thu từ khối CD-DSP theo chuổi nối tiếp (Serial). + CD-LRCK (CD Left Right Clock): Cấp từ 16 bit đồng bộ (Left Right) cho khối giải mã nén, và có cực tính riêng biệt ( hoặc mức cao cho Left channel và ngược lại cho Right channel). + CD-BCK (CD-Bit Clock): Xung đồng bộ bit CD.

145 -145- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + CD-C2PO: Là tín hiệu báo lỗi data cho khối MPEG Decoder, khi có lỗi CD xuất hiện thì CD-C2PO = H, khối MPEG Decoder sẽ giữ hình ảnh trước đó cho đến khi có hình ảnh kế tiếp không lỗi. - Nhóm tín hiệu giao tiếp với bộ nhớ (DRAM/ROM interface): Tuỳ theo thiết kế IC MPEG Decoder và HOST mà giao tiếp với DRAM/ROM có các tín hiệu điều khiển có phần khác nhau nhưng có cấu trúc chung nhất là phải có các tín hiệu sau: + /CAS (Column Address Strobe): Địa chỉ cột ô nhớ (lưu trữ). + /RAS (Row Address Strobe): Địa chỉ hàng ô nhớ (lưu trữ). + MADDR[20:0] (Memory address): Địa chỉ nhớ với 20 bit địa chỉ, tuỳ theo máy mà số bit địa chỉ khác nhau (tuỳ dung lượng). + MDATA[15:0] (Memory Data Bus): Dữ liệu của ô nhớ với số bit là MWE (Memory Write Enable): Cho phép ghi vào ô nhớ. + /ROM-CS ( Rom Chip Select): Tín hiệu chọn chip ROM để đọc. + /SD-CAS ( SDRAM- Column Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ cột của SDRAM. + /SD-RAS ( SDRAM- Row Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ hàng của SDRAM. + SD-CLK (SDRAM-Clock): Tín hiệu xung CLK cấp cho SDRAM. + /SD-CS[1 :0] (SDRAM-Chip Select): Tín hiệu chọn chip SDRAM để thực hiện ghi/ đọc. + LDQM (Datain put/output mask):t ín hiệu cho phép lọc (Mask) dữ liệu v ào/ ra. + /UDQM: Tín hiệu không cần lọc (Mask) dữ liệu vào/ ra. c. Nhóm tín hiệu giao tiếp âm thanh số (Digital Audio Interface): Là các tín hiệu vào cấp cho khối giải nén tiếng: + DAI_DATA: Dữ liệu PCM âm thanh vào. + DAI_LRCK: Xung đồng bộ PCM âm thanh kênh trái-phải. + DAI_BCK: Xung đồng bộ bit PCM (đồng bộ bit). d. Nhóm tín hiệu giao tiếp âm thanh (Audio Interface Signals): Là các tín hiệu ra cấp cho khối DAC thực hiện chuyển đổi âm thanh số sang tượng tự gồm : + DA_DATA: Dữ liệu âm thanh số nối tiếp ra sau khi đã giải mã cấp cho khối DAC. + DA_LRCK: Xung đồng bộ âm thanh PCM kênh trái-phải. Dùng để nhận dạng kênh trái và kênh phải (để tách kênh). + DA_BCK: Xung đồng bộ bit PCM được chia 8 từ DA_XCK + DA_XCK: Xung đồng hồ bên ngoài được sử dụng để tạo ra DA_BCK và DA_LRCK Khối chuyển đổi tín hiệu âm thanh dạng số sang tương tự (DAC): a. Sơ đồ khối chức năng mạch DAC trong máy CD/VCD: (Hình 18.7) Hình 18.7: Sơ đồ khối chức năng mạch DAC trong máy CD/VCD. b. Nguyên lý hoạt động của mạch DAC: + Khối Serial Data Input :

146 -146- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Thực hiện đồng thời các nhiệm vụ: Tách DATA kênh L và R thành 2 kênh riêng biệ - Chuyển đổi Data vào nối tiếp thành song song. Quá trình thực hiện tách kênh được thể hiện thông qua dạng sóng như (Hình 18.8). Hình 18.8: Biều đồ dạng sóng thực hiện tách kênh L-R. Trong đó: - BCK - đóng vai trò là xung clock để dịch bit data. - LRCK- Đóng vai trò để phân đường chọn data kênh trái và phải. Tương ứng mức logic 0/1. - ứng với LRCK= 1 -> cho qua các Bit DATA của kênh L. - ứng với LRCK= 0 -> cho qua các Bit DATA của kênh R. - Quá trình chuyển đổi Data nối tiếp thành song song có thể dùng nhiều cách: Ví dụ : - Dùng bộ phân kênh: Lúc này LRCK là tín hiệu chuyển mạch cho bộ phân kênh L hoặc R và chuyển mạch cho mạch DAC tại ngõ vào và ra còn BCK là tín hiệu dịch data. - Dùng các thanh ghi dịch nối tiếp thành song song: Lúc này BCK là tín hiệu dịch data. LRCK là tín hiệu điều khiển mạch chốt và chuyển mạch vào/ ra khối DAC. + Khối lọc số (Digital Filter): Có nhiệm vụ khôi phục các bit DATA một cách chính xác hơn. + Khối DAC: Sau khi có các từ mã (các bit song song) của các kênh L, R tương ứng với một mức lượng tử, khối DAC thực hiện chuyển đổi tín hiệu số sang tương tự. + Các OPAMP: Đóng vai trò như phần tử khuếch đại đệm. Tín hiệu ra của 2 OPAMP sẽ đưa đến 2 mạch lọc thông thấp (LPF) đề khối phục lại âm thanh tương tự của kênh L và R Khảo sát và phân tích mạch giải mã nén tín hiệu tiếng trên máy CD/VCD thực tế: Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch giải mã nén tín hiệu tiếng của máy đang thực hành tại xươ ng: Bao gồm. - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa mạch giải mã nén tín hiệu tiếng với các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch giải mã nén tín hiệu tiếng. - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được nthể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có).

147 -147- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa khối giải mã nén tín hiệu tiếng với các khối chức năng. - Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể so dung ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD của Hãng JVC _MX-J770V minh hoạ cho các bước nêu trên:cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ liên lạc tổng thể như (Hình 18.9) - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 18.10a ;b; c và d). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. Hình Sơ đồ liên lạc tổng thể

148 -148- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10a - Sơ đồ mạch điện nguyên lý AUDIO MPEG Decoder

149 -149- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10b - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MPEG Decoder

150 -150- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10c - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MPEG Decoder

151 -151- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 18.10d - Sơ đồ mạch điện nguyên lý MPEG Decoder a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa khối AUDIO MPEG Decoder với các khối chức năng : => Các Nhóm tín hiệu liên lạc với AUDIO MPEG Decoder đã giới thiệu tương tự như phần lý thuyết. Sau đây là bảng tóm tắc cho IC này để học sinh làm tài liệu tự tra cứu tham khảo:

152 -152- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD

153 -153- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD

154 -154- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý lần lượt theo từng nhóm chức năng như đã phân loại ở Sơ đồ khối tổng quát và sơ đồ khối của hãng sản xuất, từ đó ta nhận biết các khối chức năng liên quan như đã trình bày cụ thể ở bảng trên. Từ đó, ta sẽ làm quen dần với cấu trúc của mạch giải mã nén hình và rèn luyện để có khả năng đọc và phân tích bất kỳ một mạch giải mã nén hình của nhiều máy VCD khác. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hang sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiên qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu. Ví dụ: - Cho tài liệu về máy VCD thực tế đang thực hành. - Học sinh tự tóm tắc mạch giải nén của máy mình đang thực hành trên cơ sơ tài liệu và máy thực tế. ( Xem như là bài tập mà học sinh phải làm ). - Vẽ tóm tắc lại các nhóm liên lạc và cụ thể hoá cho các chân. - So sánh với tài liệu lý thuyết đã học. d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh

155 -155- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Khi đo cần chú ý đến biên độ, tần số, và nhiễu đối với tín hiệu là Data, xung Clock. Độ lớn và nhiễu đối với tín hiệu logic, hay áp DC. Tuỳ vào chức năng của các tín hiệu mà ta cần phải cho máy hoạt động cho phù hợp khi cần kiểm tra, thông thường các thông số được đo ở chế độ Play. Chỉ nên kiểm tra các điểm Test quan trọng theo thứ tự khi ghi vấn hư hỏng do khối giải mã nén hỏng: + Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống. + Nhóm tín hiệu vào từ khối CD-DSP. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với SDRAM/EPROM. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với HOST. Trên cơ sở lý thuyết đã học ta lần lượt đo các thông số tại các chân và các điểm TP theo Schematic của máy. như mạch trên có đủ tất các thông số ở các chân quan trọng Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Máy có hình bình thường không có tiếng ở ngõ ra. - Máy có hình bình thường có tiếng nổ Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch giải nén tín hiệu AUDIO: Ta đã biết mạch giải nén Video/ Audio thường được tích hợp chung trên một IC, và 2 phần này có các tín hiệu chi phối chung cho cả 2 phần. Nghĩa là, khi phần chung hỏng thì cả hình và tiếng đều mất. Như vậy, khi hỏng thuộc phần âm thanh ta chỉ quan tâm đến phần riêng thuộc phần âm thanh mà thôi. Nói cách khác, khi hỏng về phần âm thanh ta cần quan tâm đến: + Các ngõ vào giao tiếp âm thanh (DAI_DATA; DAI_BCK; DAI_LRCK) và ngõ ra (DATA; BCK; LRCK; XCK) với khối giải nén. + Ngõ điều khiển MUTE âm thanh. + Mạch DAC. + Mạch khuếch đại âm thanh đưa tới ngõ ra và các mạch trộn. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau Máy có hình bình thường không có tiếng ơ ngõ ra: Đây là hiện tượng hư hỏng chỉ có thể liên quan đến phần riêng của mạch âm thanh, do có hình ảnh bình thường nên khả năng hỏng khối giải nén ít xảy ra. Do đó, ta lần lượt kiểm tra theo thứ tự ưu tiên bắt đầu từ ngõ ra âm thanh trở về khối giải nén, tức là các khối: + Ngõ điều khiển và mạch điều khiển âm thanh (MUTE âm thanh, điều khiển âm lượng). + Mạch khuếch đại âm thanh đưa tới ngõ ra và các mạch trộn. + Mạch DAC.

156 -156- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD + Cuối cùng là mạch giải nén âm thanh. Ta cần kiểm tra nhanh để loại trừ vùng mạch hư hỏng trước khi đi vào chi tiết. Thông thường hay hỏng các mạch từ DAC cho đến ngõ ra âm thanh. Trường hợp nghi vấn mạch giải nén âm thanh hỏng: Ta lần lượt kiểm tra các tín hiệu vào/ra khối giải nén âm như đã đề cập ở trên theo thông số của nhà sản xuất (Schematic). Nếu có dao động XCK cấp từ bên ngoài vào ta cần phải kiểm tra mạch này hoặc đường tín hiệu này. Cuối cùng ta thay thử IC giải nén Máy có hình bình thường có tiếng nổ: Có tiếng nổ chứng tỏ từ mạch DAC cho đến ngõ ra âm thanh thông suốt, để thử chắc hơn ta tăng âm lượng. Nếu có tác dụng chứng tỏ thông suốt. Nếu âm thanh nhỏ, nhiễu thì khả năng hư hỏng hoàn toàn thuộc mạch tương tự, tức từ ngõ ra DAC đến ngõ ra âm thanh. Trường hợp này, thực tế đã gặp là hỏng khối giải nén âm thanh. Thay IC giải nén -> máy hoạt động bình thường. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch giải mã nén tín hiệu hình. 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch giải mã nén tín hiệu tiếng của các hãng sản xuất. 3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch giải mã nén tín hiệu tiếng của các máy thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch giải mã nén tín hiệu hình. YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 18 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch giải mã RGB và VIDEO.AMP. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch giải mã RGB và VIDEO.AMP của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch giải mã nén tín hiệu tiếng( MPEG AUDIO DECODER)? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch giải mã nén tín hiệu tiếng(mpeg AUDIO DECODER)? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch giải mã nén tín hiệu tiếng?

157 -157- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 19 : Bộ nhớ ram và rom trong máy CD/VCD Giới thiệu: Đây là bài học giới thiệu về bộ nhớ RAM, ROM các máy CD/VCD. Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng liên quan đến mạch RAM, ROM của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD. - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD. - Chẩn đoán, kiểm tra và thay thế được bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD đúng tiêu chuẩn thiết kế. Nội dung chính: Cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD: Do bài học chỉ viết cho cấp độ trung cấp nên sơ đồ khối chức năng bên trong sẽ không trình bày (nếu muốn hiểu sâu, học module Kỹ thuật vi xử lý), chỉ trình bày sơ đồ khối dạng tóm tắc tổng quát các tín hiệu liên lạc vào/ ra và các tín hiệu quang trọng đảm bảo cho mạch hoạt động Đối với RAM: thường trong các máy CD/VCD dùng loại DRAM (Dynamic RAM : Ram động) a. Sơ đồ cấu trúc chung của RAM: (Hình 19.1) Hình Sơ đồ cấu trúc của DRAM b. Chức năng, nhiệm vụ của bộ nhớ RAM: * Nhiệm vụ của RAM là để lưu trữ tạm thời các dữ liệu phục vụ cho việc giải nén MPEG. * Chức năng của các khối: - Control logic: bộ điều khiển logic. - Clock Generator: Bộ tạo xung nhịp (xung đồng hồ) dùng cho việc truy xuất data. - Column Address Buffer & Refresh counter: Bộ đếm, đệm và làm tươi địa chỉ cột. - Row Address Buffer & Refresh counter: Bộ đếm, đệm và làm tươi địa chỉ hàng. - Column DECODER & Latch circuit: mạch chốt và giải mã theo hàng. - Sence Amplifier: bộ khuếch đại cảm nhận. - Bank A, B : chứa các mãng nhớ (Memory Array). Tuỳ vào dung lượng của RAM là bao nhiệu mà kích thước và số lượng mãng nhớ sẽ khác nhau. - In/Out Buffer: bộ đệm dữ liệu vào /ra. - Command decoder: bộ giải mã lệnh.

158 - Mode register: Thanh ghi Mode Đối với ROM: Thường dùng là EPROM. a. Sơ đồ cấu trúc chung của ROM: (Hình 19.2) GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Sơ đồ cấu trúc của ROM + Nhiệm vụ của ROM: Là lưu trữ các dữ liệu điều khiển và các dữ liệu hiển thị, cũng như hình ảnh đặc trưng của hãng sản xuất. Do đó, các dữ liệu này do nhà sản xuất lập trình và nạp trong ROM Nguyên lý hoạt động của bộ nhớ RAM và ROM trong máy CD/VCD: (Hình 19.3) Đối với RAM: Các đường địa chỉ (Address) và dữ liệu (Data) giao tiếp trực tiếp với IC giải nén MPEG. Trong máy CD/VCD, dung lượng của RAM dao động từ 1Mbyte -> 16Mbyte. Thông thường là 4Mbyte. Hoạt động của bộ nhớ RAM dùng để lưu trữ các dữ liệu sau: + Lưu tạm thời các dữ liệu nén chứa các thông tin về hình ảnh và âm thanh (Compressed audio and videdoa ta ) trong lức chờ giải nén. + Khung thông tin giải mã về hình ảnh và âm thanh cần hiển thị ngay. + Các khung thông tin tham chiếu giải mã của ảnh dự đoán trong quá khứ và tương lai. + Các thông tin lệnh điều khiển thực hiện quá trình giải nén. + Các thông số Header của chuổi dữ liệu nén (Bitstream). + Và lệnh FIFO. Hoạt động chi tiết diễn ra bên trong RAM trong quá trình thực hiện giải nén rất phức tạp, do giới hạn của giáo trình chỉ viết cho công nhân ở cấp độ để sửa chữa, chứ không thiết kế, nên không đi sâu chi tiết quá trình điều khiển truy cập RAM mà chi quan tâm các mối giao tiếp quan trọng giữa RAM với khối Giải nén nhằm phục vụ cho quá trình chẩn đoán sửa chữa khi có sự cố liên quan đến RAM Sơ đồ giao tiếp chung giữa RAM/ROM với khối giải mã nén MPEG: a. Sơ đồ giao tiếp chung giữa RAM/ROM: Hình 19.3: Sơ đồ giao tiếp chung giữa RAM/ROM với khối giải mã nén MPEG

159 -159- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD b. Giới thiệu các tín hiệu giao tiếp : - /CAS (Column Address Strobe): Địa chỉ cột ô nhớ (lưu trữ). - /RAS (Row Address Strobe): Địa chỉ hàng ô nhớ (lưu trữ). - MADDR[20:0] (Memory address): Địa chỉ nhớ với 20 bit địa chỉ, tuỳ theo máy mà số bit địa chỉ khác nhau (tuỳ dung lượng). - MDATA[15:0] (Memory Data Bus): Dữ liệu của ô nhớ với số bit là /MWE (Memory Write Enable): Cho phép ghi vào ô nhớ. - /ROM-CS ( Rom Chip Select): Tín hiệu chọn chip ROM để đọc. - /SD-CAS ( SDRAM- Column Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ cột của SDRAM. - /SD-RAS ( SDRAM- Row Address Strobe): Tín hiệu địa chỉ hàng của SDRAM. - SD-CLK (SDRAM-Clock): Tín hiệu xung CLK cấp cho SDRAM. - /SD-CS[1 :0] (SDRAM-Chip Select): Tín hiệu chọn chip SDRAM để thực hiện ghi/ đọc. - LDQM (Data input/output mask): Tín hiệu cho phép lọc (Mask) dữ liệu vào/ra. - /UDQM: Tín hiệu không cần lọc (Mask) dữ liệu vào/ ra Khảo sát và phân tích mạch điện bộ nhớ RAM và ROM trên máy CD/VCD thực tế: Cung cấp tài liệu liên quan đến bộ nhớ RAM và ROM của máy đang thực hành tạixươ ng: Bao gồm. - Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng của hãng sản xuất. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch điện bộ nhớ RAM và ROM. - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có) Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa bộ nhớ RAM và ROM với các khối chức năng. - Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD sử dụng Bo giải nén thông dụng dùng IC giải nén CL8830 minh hoạ cho các bước nêu trên :Cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ liên lạc tổng thể như (Hình 19.4) - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 19.4a ; b). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram.

160 -160- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Sơ đồ liên lạc tổng thể

161 -161- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 19.4a - Sơ đồ mạch điện nguyên lý bộ nhớ RAM dùng trên bo giải nén sử dụng IC _CL8830

162 -162- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 19.4b - Sơ đồ mạch điện nguyên lý bộ nhớ ROM dùng trên bo giải nén sử dụng IC _CL8830 a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích Sơ đồ khối liên lạc tổng thể giữa bộ nhớ RAM/ROM với các khối chức năng : - Nhìn vào Sơ đồ khối liên lạc tổng thể ta thấy RAM chính là IC 7 và ROM chính là U2. Cả hai chỉ liên lạc với IC giải mã nén MPEG chính là IC4 (CL8830). b. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý. - Đối với RAM : (Hình 19.4a ) có dung lượng 4Mbyte, 50 chân. + Các chân địa chỉ được ký hiệu từ (A0 A11): Cụ thể từ chân 19, 20 <-> A10, A11. Chân (21 -> 24) <-> (A0 -> A3). Chân (27-> 32) <-> (A4 -> A9). + Các chân Data được ký hiệu từ (D0 D15): Cụ thể từ chân 2, 3 <-> D0, D1. Tương tự như vậy, nhìn sơ đồ mach nguyên lý ta nhận được các chân còn lại. + Các chân nhận tín điều khiển: gồm các chân CLK, chân /CS, /RAS phân tích như đã giới thiệu ở phần chung. + Các chân cấp nguồn / đất: Gồm có Chân nhận nguồn cấp 3V3 (Vdd) ở các chân 1, 25 và 44. Các chân đất 0V (Vss) ở các chân 10, 26, 41, Đối với ROM: ( Hình 19.4b) có dung lượng 2Mbyte, 32 chân. + Các chân địa chỉ được ký hiệu từ (LA0 LA17). + Các chân Data được ký hiệu từ (LD0 LD7). + Các chân nhận tín điều khiển: Có chân CE (Chip Enable) cho phép chip hoạt động, còn chân /OE đấu đất. + Các chân cấp nguồn / đất: IC nhận nguồn +5Vcc tại chân 32 và chân đất tại chân 16. c. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có thể sử dụng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất): Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiến qua tiếng việt. Sau khi đã quen thuộc ta nên khai thác trực tiếp phần sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất và chỉ lặp lại thao tác này khi ta gặp máy không có đầy đủ tài liệu.

163 -163- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD d. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dụng cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Thông thường ta chỉ quan tâm đến nguồn cấp/ đất và các tín hiệu điều khiển như : CLK, /CS, MWE, CE Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Mất hiển thị - không điều khiển được. - Đĩa quay - Mất hình, mất tiếng Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa bộ nhớ RAM/ROM trong máy CD/VCD: Hiện tượng hư hỏng ở đây ta chỉ quan tâm đến phần VCD là chủ yếu, còn phần CD xem bài mạch điều khiển hệ thống (CPU). Ta đã biết nhiệm vụ của RAM/ROM liên quan đến mạch giải nén MPEG. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau Mất hiển thị - không điều khiển được: Đây là hiện tượng mà vùng mạch có khả năng hư hỏng liên quan đến mạch giải nén, mạch hiển thị và mạch nhớ ROM. Ta đã biết, dữ liệu điều khiển và nội dung hiển thị được lập trình sẵn bởi nhà sản xuất và nạp trong ROM. Do đó, một trong 3 mạch này hỏng đều gây ra hiện tượng trên. Trong trường hợp ghi vấn mạch nhớ ROM hỏng ta lần lượt kiểm tra theo thứ tự như sau: - Kiểm tra nguồn cấp cho IC_ROM: Thường nguồn cấp cho ROM là +5V. - Kiểm tra chân CE (Chip Enable): Cho phép chip ROM hoạt động, tác động mức cao H. - Thay IC_ROM: Nếu các chân trên đều đảm bảo so với thông số chuẩn của máy thì ta tiến hàh thay IC_ROM. Khi thay IC_ROM cần lưu ý : - Phải ROM đúng với Model của máy, do ROM được lập trình theo IC giải nén. - Nếu không có ROM cùng model của máy thì ta có thể lấy ROM của máy khác nhưng phải chạy cùng IC giải nén. Cần phải chép lại ROM của máy cùng model trước khi thay vào. Nếu không các phím lênh sẽ sai chức năng. ví dụ bấm Open/Close thì hiển thị Play - Sau khi thay ROM thì có hiển thị, máy hoạt động được nhưng bấm các phím lệnh trên máy hoặc trên điều khiển từ xa thì sai chức năng, đèn hiển thị sai. Ta phải nạp lại chương trình cho ROM, hoặc lập trình lại cho ROM đối với các Bo VCD đa năng của Trung quốc Đĩa quay - Mất hình, mất tiếng: Đây là hiện tượng hư hỏng có thể liên quan đến nhiều vùng mạch chức năng có thể là: + Hỏng IC _RAM.

164 -164- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD +Hỏng IC_ ROM. + Hỏng khối giải nén. - Trường hợp nghi vấn do mạch nhớ RAM: Ta đã biết nhiệm vụ của RAM là lưu trữ tạm thời các dữ liệu cần thiết trong quá trình chờ giải nén. Do đó, RAM vì lý nào đó mà không hoạt động, nhỉ nhiên không giải nén hình và tiếng được gây ra hiện tượng trên. Ta tiến hành kiểm tra RAM theo thứ tự sau: + Các chân cấp nguồn / đất: Gồm có Chân nhận nguồn cấp 3V3 (Vdd) ở các chân 1, 25 và 44. Các chân đất 0V (Vss) ở các chân 10, 26, 41, 50. như IC _RAM đã giới thiệu trên. + Các chân nhận tín điều khiển: gồm các chân CLK, chân /CS, /RAS phân tích như đã giới thiệu ở phần chung. Khi tất cả các chân trên đều đảm bảo ta tiến hành thay RAM cùng loại hoặc tương đương. - Trường hợp nghi vấn do khối giải nén: Xem bài 16 - Sửa chữa khối giải nén hình. - Trường hợp nghi vấn do mạch nhớ ROM: xem trường hợp trên (mục 4.1) Giới thiệu sơ đồ chân RAM trên máy VCD dàn của hãng JVC: Máy này dùng SDRAM, dung lượng 16Mb, mã số: HY57V161610DTC8. Sơ đồ chân như sau: (hình 19.5) Hình Sơ đồ chân IC_SDRAM 18Mb YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 19 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch RAM và ROM. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch RAM và ROM của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc

165 -165- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 20: Mạch vi xử lý chủ (HOST µp) Giới thiệu : Đây là bài học giới thiệu về mạch vi xử lý chủ (Host mp) dùng trong các máy CD/VCD.Bao gồm: Sơ đồ chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch. Đồng thời, hướng dẫn học sinh thực hành về các nội dung: Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch vi xử lý chủ (Host µp) của máy CD/VCD. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Trình bày đúng cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của mạch vi xử lý chủ (Host µp). - Trình bày đúng nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý chủ (Host µp). - Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa những hư hỏng của mạch vi xử lý chủ (Host µp) đúng tiêu chuẩn thiết kế. Nội dung chính: Cấu trúc, chức năng, nhiệm vụ của mạch vi xử lý chủ (Host µp): Về mặt cấu trúc Host µp giống một chip Vi điều khiển, nó được thiết kế để thực hiện điều khiển quá trình giải nén Video và Audio trong máy VCD. Bao gồm các nhiệm vụ sau: + Thiết lập chế độ hoạt động ban đầu cho mạch giải nén MPEG. + Cung cấp dữ liệu nén cho mạch MPEG (Xem bài giải nén Video). + Giới thiệu trạng thái hay tình trạng của hệ thống giải nén. + Phối hợp với mạch điều khiển hệ thống (Micro Sysyem) để vận hành điều khiển các khối chức năng trong máy Sơ đồ giao tiếp của vi xử lý chủ (Host µp) với các khối chức năng: Sơ đồ giao tiếp tổng quát: (hình 20.1) Hình 20.1: Sơ đồ giao tiếp tổng quát giữa Host với các khối chức năng khác Nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý chủ (Host µp: Hoạt động của Host µp rất phức tạp và tuân thủ theo chương trình lập trình, điều khiển do hãng sản xuất nạp trong ROM. Chẳng hạn: như quá trình truy xuất dữ liệu nén và quá trình giải nén hoàn toàn được điều khiển bởi Host µp. Mỗi hãng sẽ sản xuất một Host µp khác nhau tương ứng chương trình lập trình điều khiển cũng khác nhau. Do mục đích của giáo trình chỉ viết phục vụ cho việc sửa chữa, nên việc phân tích chi tiết qui trình hoạt động của Host µp sẽ không trình bày ở tập sách này, mà chỉ nêu tác dụng của các mối liên hệ thiết yếu với các khối chức năng thông qua sơ đồ giao tiếp, dạng sóng thiết yếu nhằm đảm bảo Host µp hoạt động. Vấn đề phân tich chi tiết sẽ được nêu ở các chuyên đề nâng cao kết với giáo trình vi điều khiển Các đường tín hiệu giao tiếp chính trên Host µp: Để có cái nhìn bao quát, tổng thể đối với mạch Host µp nói chung, cùng với tính phức tạp của mạch và với công nghệ cao của mạch tích hợp, nên vấn đề nắm vững hoạt động của mạch để phục vụ cho việc sửa chữa là chủ yếu, nên chúng ta cần thiết

166 -166- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD nắm rõ mối quan hệ, liên lạc giữa mạch Host µp với các mạch chức năng khác trong máy. Tuỳ vào thiết kế của mỗi mạch mà các tín hiệu liên lạc giữa Host Micom với các khối chức năng phức tạp hay đơn giản, hoặc có thể Host được tích hợp chung với CPU System. a. Sơ đồ khối giao tiếp:( Hình 20.2). * Giao tiếp với khối MPEG: Gồm các đường tín hiệu sau. - HD - Host Data: Bus dữ liệu liên lạc với MPEG. - HA- Host Address: Bus địa chỉ liên lạc với MPEG. - /CS: tín hiệu chọn chip. - /Wait: tín hiệu đợi. - /INT: tín hiệu yêu cầu ngắt từ MPEG. - W/R: tín hiệu cho phép ghi/ đọc. - Reset: tín hiệu Host đặt lại mạch MPEG. *Giao tiếp với khối điều khiển hệ thống (CPU System): - MREQ - Maste Request: Yêu cầu tín hiệu vào từ CPU System. - Reset: Đặt lại tín hiệu vào Host Micom. - SRCLK Serial Clock: Xung đồng hồ cấp cho Host. - SRDATA Serial Data: Dữ liệu nối tiếp trao đổi với CPU System. - HRDY- Host ready: Báo tín hiệu sẳn sàng đến CPU System. - HREQ Host Request: Yêu cầu xuất tín hiệu đến CPU System. Hình 20.2: Sơ đồ khối giao tiếp chi tiết giữa Host Micom với các khối chức năng. * Giao tiếp với khối RGB Encoder & DAC: - NTSC/PAL: tín hiệu điều khiển chuyển đổi hệ màu. - Reset: Đặt lại tín hiệu ra đến khối RGB Encoder & DAC. * Giao tiếp với khối ROM: - /OE Out Enable: Cho phép xuất data. - /ROM CS ROM Chip Select: Chọn chip ROM. - HA, HD: là các bus địa chỉ và dữ liệu liên lạc với ROM. b. Các đường tín hiệu giao tiếp chính trên khối giải nén hình: Khảo sát và phân tích mạch vi xử lý chủ (Host µp) trên máy CD/VCD thực tế: Cung cấp tài liệu liên quan đến mạch vi xử lý chủ (Host µp) của máy đang thực hành tại xươ ng: Bao gồm. - Sơ đồ mạch điện nguyên lý ( Schematic Diagram) mạch vi xử lý chủ (Host µp).

167 -167- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD - Bảng tóm tắt các thống số kỹ thuật quan trọng do hãng sản xuất cung cấp, hoặc được thể hiện ngay trên Schematic Diagram. - Các tài liệu hổ trợ khác (nếu có) Hướng dẫn thực hành khảo sát và phân tích: Gồm các bước sau: - Hướng dẫn đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram). - Hướng dẫn cách vẽ sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này. (nếu không có sơ đồ thì dùng ngay tài liệu sơ đồ khối liên lạc của hãng sản xuất). - Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy. Sau đây sẽ giới thiệu máy VCD của Hãng JVC _MX-J770V minh hoạ cho các bước nêu trên: Cung cấp tài liệu: - Cho sơ đồ mạch điện nguyên lý như ( Hình 20.3a ;b; c, d, e, f). - Các thống số kỹ thuật được thể hiện ngay trên Schematic Diagram.

168 -168- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3a - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (1) Hình 20.3b - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (2)

169 -169- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3d - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (3)

170 -170- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3d - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom (4)

171 -171- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3e - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom với CPU SYSTEM (1)

172 -172- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.3f - Sơ đồ mạch điện nguyên lý mạch Host Micom với CPU SYSTEM (2)

173 -173- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình 20.4a Hình 20.4b:

174 -174- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD a. Hướng dẫn Đọc và Phân tích sơ đồ mạch nguyên lý (Schematic Diagram): Trên cơ sở sơ đồ liên lạc tổng thể giữa các khối chức năng ta bắt đầu đọc và phân tích sơ đồ mạch nguyên lý lần lượt theo từng nhóm chức năng như đã phân loại ở Sơ đồ khối tổng quát, từ đó ta nhận biết các khối chức năng liên quan như đã trình bày cụ thể ở bảng trên. Từ đó, ta sẽ làm quen dần với cấu trúc của mạch Host Micom và rèn luyện để có khả năng đọc và phân tích bất kỳ một mạch Host Micom của nhiều máy VCD khác. Ta phân tích các đường liên lạc như đã chỉ ở hình 3.2-2a và 3.2-2b như sau: b. Hướng dẫn cách tạo sơ đồ liên lạc tóm tắt như sơ đồ khối chức năng ở phần đầu của bài này: Ban đầu khi mới làm quen ta nên tự mình vẽ lại sơ đồ liên lạc tóm sau khi nắm chắc các ký hiệu chân (thuật ngữ) và chức năng của các chân bằng cách phiên qua tiếng việt. Ví dụ: + Cho tài liệu về máy VCD thực tế đang thực hành. + Học sinh tự tóm tắc mạch Host Micom của máy mình đang thực hành trên cơ sơ tài liệu và máy thực tế. ( Xem như là bài tập mà học sinh phải làm ). + Vẽ tóm tắc lại các nhóm liên lạc và cụ thể hoá cho các chân. + So sánh với tài liệu lý thuyết đã học. c. Hướng dẫn cách dò mạch điện và cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu trên máy so với các thông số chuẩn trên Schematic của máy: - Cách dò mạch điện: bằng cách xác định các khối chức năng thông qua các linh kiện dễ nhận biết, hoặc thông qua mã vùng của mạch, hoặc thông qua các trạm liên lạc như trạm dây liên lạc với bàn phím, hoặc liên lạc với IC nhớ, hoặc chính mã số của IC. Sau khi xác định vùng mạch, bo,bo mạch, ta lần lượt dò mạch theo từng nhóm liên lạc như ở sơ đồ khối tổng quát. - Cách đo các thông số điện áp và dạng tín hiệu: Dựa vào bảng thông số của hãng hoặc dựa vào chức năng của các chân mà ta đã biết nó thuộc loại Data, xung Clock, hay tín hiệu logic, hay áp DC mà chọn dung cụ đo là Máy hiện sóng hay VOM hoặc DMM. Khi đo cần chú ý đến biên độ, tần số, và nhiễu đối với tín hiệu là Data, xung Clock. Độ lớn và nhiễu đối với tín hiệu logic, hay áp DC. Tuỳ vào chức năng của các tín hiệu mà ta cần phải cho máy hoạt động cho phù hợp khi cần kiểm tra, thông thường các thông số được đo ở chế độ Play. Chỉ nên kiểm tra các điểm Test quan trọng theo thứ tự khi ghi vấn hư hỏng do mạch Host Micom hỏng: + Nguồn cung cấp / đất. + Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống và với CPUSYS: RESET, OSCin + OSCout, SRDATA, SRCLK. + Nhóm tín hiệu đến khối MPEG. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với ROM. Trên cơ sở lý thuyết đã học ta lần lượt đo các thông số tại các chân và các điểm TP theo Schematic của máy. như mạch trên có đủ tất các thông số ở các chân quan trọng Thảo luận các hiện tượng hư hỏng cơ bản có thể xảy ra ra theo nhóm: Gồm các hiện sau: - Máy không hình không tiếng.

175 -175- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa mạch giải nén tín hiệu AUDIO: Ta đã biết mạch Host Micom thường được thiết kế để điều khiển khối MPEG. Nhưng cũng tuỳ máy mà HOST có thể có hoặc không. Nếu có Host Micom và khối CD được tách biệt thì ta có thể dùng đĩa CD để kiểm tra, nếu có âm thanh, còn khi dùng VCD hoặc đĩa MP3 thì không có tiếng và hình. Lức này có thể nói hư hỏng liên quan đến khối VCD. Nói cách khác, hư hỏng có thể rơi vào khối MPEG, RAM/ROM và Host Micom. Khi hư hỏng thuộc khối MPEG ta kiểm tra như bài sửa chữa mạch giải nén VIDEO. Sau đó kiểm tra Host Micom lần lược như sau và theo thông số của nhà sản xuất : + Nguồn cung cấp / đất. + Nhóm tín hiệu chung cho hệ thống và với CPUSYS: RESET, OSCin OSCout, SRDATA, SRCLK. + Nhóm tín hiệu đến khối MPEG. + Nhóm tín hiệu giao tiếp với ROM. Sau đây sẽ là một số hướng dẫn và gợi ý phân tích theo hiện tượng trên một cách bao quát, tuỳ vào kết cấu của từng máy cụ thể mà vị trí kiểm tra cũng như một số chức năng mà trên mỗi máy sẽ khác nhau. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Thảo luận và tự học thuộc các thuật ngữ viết tắt về mạch vi xử lý chủ (Host µp). 2. Tự nghiên cứu và thảo luận sơ đồ mạch nguyên lý mạch vi xử lý chủ (Host µp) của các hãng sản xuất. 3. Đọc và nghiên cứu các sơ đồ mạch nguyên lý mạch vi xử lý chủ (Host µp) của các máy thông dụng. 4. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các đường tín hiệu liên quan đến mạch vi xử lý chủ (Host µp). YÊU CẦU VỀ ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ HỌC TẬP BÀI 20 * Nội dung: + Về kiến thức: Trình bày được sơ đồ mạch điện, chức năng, nhiệm vụ và nguyên lý hoạt động của mạch vi xử lý chủ. Chẩn đoán, kiểm tra, sửa chữa và thay thế các linh kiện hư hỏng trong mạch mạch vi xử lý chủ của máy CD/VCD. + Về kỹ năng: Dò mạch điện nguyên lý, chẩn đoán, kiểm tra và sửa chữa hư hỏng. + Về thái độ: Đảm bảo an toàn và vệ sinh gọn gàng nơi thực tập. * Phương pháp: + Về kiến thức: Được đánh giá bằng hình thức kiểm tra viết, trình bày trực tiếp + Về kỹ năng: Thực hiện sửa chữa được theo yêu cầu + Thái độ: Tỉ mỉ, cẩn thận, chính xác, ngăn nắp trong công việc Câu hỏi ôn tập Câu 1: Trình bày sơ đồ khối, chức năng nhiệm vụ các khối của mạch vi xử lý chủ(host µp)? Câu 2: Vẽ sơ đồ nguyên lý, phân tích nguyên lý hoạt động mạch vi xử lý chủ? Câu 3: Trình bày các hiện tượng hư hỏng đặc trưng, nguyên nhân và phương pháp sửa chữa hư hỏng mạch vi xử lý chủ?

176 -176- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Bài 21: Hiện tượng, nguyên nhân và phương pháp chẩn đoán hư hỏng thường gặp của máy CD/VCD Giới thiệu: Đây là bài học cuối cùng của Module Sửa chữa máy CD/ VCD. Trong bài này chỉ là những gợi, những hướng dẫn mang tính tổng thể nhằm giúp cho học viên luyện tập khả năng chuẩn đoán các hư hỏng của máy thông qua các hiện tương biểu hiện của máy. Bằng một số gợi. Thao tác, vận hành, kiểm tra nhanh theo kinh nghiệm để khoanh vùng những khối mạch có khả năng hư hỏng. Thực tế đến nay với sự phát triển của công nghệ vi mạch, máy CD/VCD kể cả DVD gần như được tích hợp hoàn hảo, nên việc chẩn đoán cũng phải tuỳ theo cấu trúc của máy và phụ thuộc rất nhiều vào kinh nghiệm của người thợ. Do đó, trong bài này chắc chắn sẽ không hoàn hảo mà chỉ là những gợi., nhằm giúp học viên tôi luyện từ những vấn đề rất cản bản và đối một số hiện tượng thông dụng mac thôi. Mục tiêu thực hiện: Giúp cho học viên có khả năng - Mô tả đầy đủ các hiện tượng hư hỏng thường xảy ra đối với máy CD/VCD. - Phân tích được các nguyên nhân hư hỏng. - Điều khiển và điều chỉnh đầu máy CD/VCD một cách thành thạo. - Chẩn đoán đúng khối, vùng mạch có sự cố tương đối chính xác và nhanh chóng. Nội dung chính: Những hiện tượng hư hỏng thường gặp: Trong máy CD/VCD những hiện tượng hư hỏng thường gặp có thể liệt kê theo thứ tự sau: 1.Máy im lìm đèn báo nguồn không sáng. 2.Máy có đèn báo nguồn không điều khiển được. 3.Không đưa đĩa vào/ ra được. 4.Máy báo No Disc rồi tự dừng. 5.Máy không hiển thị không điều khiển được. 6.Máy mất hình mất tiếng. 7.Máy có hình có tiếng bình thường mất hiển thị. 8.Máy có hình không tiếng Qui trình thử máy CD/VCD : Để chuẩn đoán hư hỏng của máy môt cách nhanh chóng chúng ta nên tuân thủ theo phương pháp sau đây: Thu thập thông tin: Thực tế khi sửa chữa máy ta nên thực hiện bước thăm dò thông tin từ người sử dụng máy. Đây là bước tuy đơn giản nhưng giúp ta chẩn đoán hư hỏng của máy nhanh chóng bằng cách suy luận, loại suy từ thông tin của người dung thông qua một số câu hỏi mang tín xã giao và cũng là để thăm dò tình trạng máy trước khi hỏng, ngay khi hỏng hoặc khi đã hỏng: Ví dụ: Ta có thể hỏi người dùng hoặc khách hàng những câu hỏi theo trình tự sau: + Máy của anh (chị, ông, bà, cô, bác...) bị gì vậy? là câu hỏi có ý hỏi hiện tượng. Nếu khách hàng biết họ sẽ trả lời và ta tiếp tục dẫn dắt, gợi ý để họ mô tả hiện tượng càng chính xác càng tốt. + Máy hỏng khi nào? khi đang dùng? khi mới bật máy? sau khi tắt máy? để lâu rồi không dùng?... Nói chung, tuỳ vào câu hỏi ban đầu, tuỳ vào hiện tượng mà người sử dụng mô tả mà ta đặt câu hỏi một cách hợp lý nhắm thu thập thông tin chính xác nhất Thử máy :

177 -177- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Đây là bước xác nhận lại thông tin mà ta thăm dò ở người dùng, nếu họ đang có mặt ta nên tận dụng để thăm dò kỹ hơn. Tuỳ thuộc tình trạng được khách hàng mô tả mà ta thực hiện thử máy nhanh theo 2 cách: + Kiểm tra nguội trước khi cắm điện, tức phải tháo máy: Cách này được áp dụng khi thấy có nguy cơ gây thêm hư hỏng hoặc có thể hư hỏng thêm trầm trọng như các hiện tượng: Khay đĩa bị kẹt, không mở khay đĩa được, máy bốc khói... Kiểm tra nóng, tức thử khi chưa tháo máy: áp dụng khi không có khả năng gây hư hỏng thêm cho máy như các hiện tượng : không có đèn báo nguồn, báo No Disc, mất hiển thị, không hình không tiếng... Như vậy: khi thử máy ban đầu để nhanh chóng ta hoàn toàn phụ thuộc vào thông tin khách hàng. Nếu không có thông tin khách hàng, bắt buột ta phải thực hiện lần lượt theo 2 bước đã nêu trên để tiến hành kiểm tra, chẩn đoán sơ bộ thông qua các thao tác vận hành máy để quan sát hiện tượng, sờ bằng tay, ngữi bằng mũi và cuối cùng kiểm tra bằng thiết bị đo tại các điểm TEST của các khối chức năng đề khoanh vùng mạch có thể gây ra hư hỏng. Từ đó ta đi vào kiểm tra chi tiết cụ thể đối với mỗi khối chức năng Phương pháp xây dựng lưu đồ phân tích, phán đoán khối, mạch chức năng có khả năng bị sự cố từ các hiện tượng và kết quả kiểm tra sơ bộ: Trước khi xây dựng lưu đồ ta cần phải nắm chắc, rõ, bao quát mối quan hệ giữa các khối chức năng của toàn máy. Điều này không dể đối với người mới học xong nghề, nhưng nhất thiết phải luyện tập khả năng phân tích và tổng hợp các tư liệu của các máy đã sửa chữa, chưa sửa chữa nhưng có tài liệu để nghiên cứu và cập nhật các kiến thức mới từ thực tiễn, từ nhà sản xuất Từ đó tự rút ra cho mình một số sơ đồ chung, qui luật chung cho các đời máy. Tất nhiên ta nên nhớ, mọi cái phát triển đều có tính thừa kế và được xây dựng trên một kiên thức có tính cơ bản và các sơ đồ của máy phát triển sau đều dựa trên sơ đồ được xây dựng từ các khối chức năng cơ bản nhất. Dưới đây là sơ đồ khối có tính đặc tính cơ bản trên thông qua sự đúc kết của các bài học trước. (Hình 3-1) Sơ đồ khối chức năng cơ bản của máy CD/VCD: (Hình 21.1). Hình Sơ đồ khối chức năng cơ bản của máy CD/VCD

178 -178- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Cách xây dựng lưu đồ kiểm tra, chẩn đoán khối hư hỏng: Trên cơ sở hiện tượng hư hỏng ta xây dựng lưu đồ để kiểm tra, chẩn đoán khối mạch chức năng có thể hư hỏng. a. Máy im lìm đèn báo nguồn không sáng: Hỏng khối nguồn cấp là chắc chắn. Nhưng hỏng do nguyên nhân gì gây ra ( thông tin thu thập). Tự nhiên hỏng Nguồn AC quá cao/ quá thấp tại thời điểm hư hỏng Do người dùng không cẩn thận gây ra... Cách kiểm tra sửa chữa nguồn cấp như sửa chữa nguồn ổn áp tuyến tính và ngắt mở trong máy Radio-Casette hay máy tăng âm. b. Máy có đèn báo nguồn không điều khiển được : Đây là hư hỏng có thể liên quan nhiều khối chức năng, trên cơ sở chức năng nhiệm vụ của các khối mà ta đã học thì hiện tượng này có thể do các khối sau: *Chẩn đoán: + Khối điều khiển hệ thống (CPU System). + Khối ROM liên quan đến mạch CPU System. + Khối giải nén MPEG. + Khối RAM/ROM liên quan đến mạch MPEG. *Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.2) c. Không đưa đĩa vào/ ra được: * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Hệ thống khay đĩa. + Mạch MDA đóng/ mở khay đĩa và mô tơ. + Phím ấn. + Khối điều khiển hệ thống (CPU System). * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.3) d. Máy báo No Disc rồi tự dừng: * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Hệ cơ. + Khối Spindle mô tơ. + Khối MDA Spindle. + Khối Servo Spindle. + Khối MDA SLED Mô tơ. + Khối Laserpick-up. + Khối MDA Focus. + Khối Servo Focus. + Khối RF.Amp. + Khối DSP. * Lưu đồ kiểm tra: Hình 21.4 e. Máy không hiển thị không điều khiển được. * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Khối điều khiển hệ thống (CPU System). + Khối ROM liên quan đến mạch CPU System. + Khối giải nén MPEG. + Khối RAM/ROM liên quan đến mạch MPEG. * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.5)

179 f. Máy mất hình mất tiếng. * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Khối giải nén MPEG. + Khối RAM/ROM liên quan đến mạch MPEG. + Khối Host Micom. * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.6) g. Máy có hình - có tiếng bình thường mất hiển thị. *Chẩn đoán: Khối hiển thị. h. Máy có hình không tiếng. * Chẩn đoán: Liên quan đến các khối mạch chức năng: + Khối AUDIO DAC & AMP + Khối giải nén MPEG. * Lưu đồ kiểm tra: (Hình 21.7) GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD Hình Lưu đồ kiểm tra và sửa chữa

180 -180- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (Hình 21.3) (Hình 21.4)

181 -181- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (Hình 21.5) (Hình 21.6)

182 -182- GIÁO TRÌNH MÁY CD/VCD (Hình 21.7) Khảo sát và phân tích các lỗi giả trên máy CD/VCD mô hình dàn trải: Đánh lỗi giả ngẫu nhiên: Quan sát hiện tượng và phân tích hiện tượng: Gồm các bước sau: - Quan sát và thảo luận nhóm mô tả hiện tượng một cách chính xác. - Thảo luận nhóm và phân tích hiện tượng từ đó đưa ra các chẩn đoán vùng mạch có khả năng hư hỏng Tiến hành lập lưu đồ kiểm tra Tiến hành kiểm tra theo lưu đồ Kết luận vùng mạch hư hỏng Xác nhận kết quả nhờ công tắc giả lỗi Khảo sát và phân tích các hư hỏng trên máy CD/VCD thực tế: Giáo viên tạo các hiện tượng hư hỏng phù hợp với thực tiễn Cho nhóm thực hành thực hiện theo các bước như mục Giáo viên phân tích và xác nhận lại kết quả chính xác cho học sinh. BÀI TẬP VỀ NHÀ TỰ NGHIÊN CỨU 1. Đọc các tài liệu của sơ đồ dàn trãi máy CD\VCD của Dự án GD dạy nghề trang bị tại xưởng thực hành. 2. Tham khảo sách Tìm hỏng và sửa chữa đầu máy CD, LD, DVD, CD_ROM, VCD của - Kỹ sư Nguyễn Minh Giáp. 3. Tham khảo sách Máy đọc đĩa hình và phương pháp chuyển đổi máy CD sang VCD của Kỹ sư Phạm Đình Bảo. 4. Tự nghiên cứu và thảo luận tài liệu của các hãng sản xuất. 5. Tập phân tích, thảo luận và tóm lược các hư hỏng thường gặp ở các khối chức năng trong máy CD/VCD.

Kinh tế học vĩ mô Bài đọc

Kinh tế học vĩ mô Bài đọc Chương tình giảng dạy kinh tế Fulbight Niên khóa 2011-2013 Mô hình 1. : cung cấp cơ sở lý thuyết tổng cầu a. Giả sử: cố định, Kinh tế đóng b. IS - cân bằng thị tường hàng hoá: I() = S() c. LM - cân bằng

Διαβάστε περισσότερα

Năm Chứng minh Y N

Năm Chứng minh Y N Về bài toán số 5 trong kì thi chọn đội tuyển toán uốc tế của Việt Nam năm 2015 Nguyễn Văn Linh Năm 2015 1 Mở đầu Trong ngày thi thứ hai của kì thi Việt Nam TST 2015 có một bài toán khá thú vị. ài toán.

Διαβάστε περισσότερα

* Môn thi: VẬT LÝ (Bảng A) * Ngày thi: 27/01/2013 * Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ:

* Môn thi: VẬT LÝ (Bảng A) * Ngày thi: 27/01/2013 * Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Họ và tên thí sinh:. Chữ kí giám thị Số báo danh:..... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 0 CẤP TỈNH NĂM HỌC 0-03 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Gồm 0 trang) * Môn thi: VẬT LÝ (Bảng A) * Ngày thi:

Διαβάστε περισσότερα

I 2 Z I 1 Y O 2 I A O 1 T Q Z N

I 2 Z I 1 Y O 2 I A O 1 T Q Z N ài toán 6 trong kì thi chọn đội tuyển quốc gia Iran năm 2013 Nguyễn Văn Linh Sinh viên K50 TNH ĐH Ngoại Thương 1 Giới thiệu Trong ngày thi thứ 2 của kì thi chọn đội tuyển quốc gia Iran năm 2013 xuất hiện

Διαβάστε περισσότερα

Năm Chứng minh. Cách 1. Y H b. H c. BH c BM = P M. CM = Y H b

Năm Chứng minh. Cách 1. Y H b. H c. BH c BM = P M. CM = Y H b huỗi bài toán về họ đường tròn đi qua điểm cố định Nguyễn Văn inh Năm 2015 húng ta bắt đầu từ bài toán sau. ài 1. (US TST 2012) ho tam giác. là một điểm chuyển động trên. Gọi, lần lượt là các điểm trên,

Διαβάστε περισσότερα

1. Ma trận A = Ký hiệu tắt A = [a ij ] m n hoặc A = (a ij ) m n

1. Ma trận A = Ký hiệu tắt A = [a ij ] m n hoặc A = (a ij ) m n Cơ sở Toán 1 Chương 2: Ma trận - Định thức GV: Phạm Việt Nga Bộ môn Toán, Khoa CNTT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Bộ môn Toán () Cơ sở Toán 1 - Chương 2 VNUA 1 / 22 Mục lục 1 Ma trận 2 Định thức 3 Ma

Διαβάστε περισσότερα

Năm 2017 Q 1 Q 2 P 2 P P 1

Năm 2017 Q 1 Q 2 P 2 P P 1 Dùng phép vị tự quay để giải một số bài toán liên quan đến yếu tố cố định Nguyễn Văn Linh Năm 2017 1 Mở đầu Tư tưởng của phương pháp này khá đơn giản như sau. Trong bài toán chứng minh điểm chuyển động

Διαβάστε περισσότερα

SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 LẦN 1

SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 LẦN 1 SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 0 LẦN THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu Môn: TOÁN; Khối D Thời gian làm bài: 80 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ

Διαβάστε περισσότερα

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG IV

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG IV KỸ THẬT ĐỆN HƯƠNG V MẠH ĐỆN PH HƯƠNG V : MẠH ĐỆN PH. Khái niệm chung Điện năng sử ụng trong công nghiệ ưới ạng òng điện sin ba ha vì những lý o sau: - Động cơ điện ba ha có cấu tạo đơn giản và đặc tính

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ BÀI TẬP LỚN MÔN XỬ LÝ SONG SONG HỆ PHÂN BỐ (501047)

ĐỀ BÀI TẬP LỚN MÔN XỬ LÝ SONG SONG HỆ PHÂN BỐ (501047) ĐỀ BÀI TẬP LỚN MÔN XỬ LÝ SONG SONG HỆ PHÂN BỐ (501047) Lưu ý: - Sinh viên tự chọn nhóm, mỗi nhóm có 03 sinh viên. Báo cáo phải ghi rõ vai trò của từng thành viên trong dự án. - Sinh viên báo cáo trực tiếp

Διαβάστε περισσότερα

Năm 2014 B 1 A 1 C C 1. Ta có A 1, B 1, C 1 thẳng hàng khi và chỉ khi BA 1 C 1 = B 1 A 1 C.

Năm 2014 B 1 A 1 C C 1. Ta có A 1, B 1, C 1 thẳng hàng khi và chỉ khi BA 1 C 1 = B 1 A 1 C. Đường thẳng Simson- Đường thẳng Steiner của tam giác Nguyễn Văn Linh Năm 2014 1 Đường thẳng Simson Đường thẳng Simson lần đầu tiên được đặt tên bởi oncelet, tuy nhiên một số nhà hình học cho rằng nó không

Διαβάστε περισσότερα

Bài Tập Môn: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Bài Tập Môn: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Câu 1: Bài Tập Môn: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Cho văn phạm dưới đây định nghĩa cú pháp của các biểu thức luận lý bao gồm các biến luận lý a,b,, z, các phép toán luận lý not, and, và các dấu mở và đóng ngoặc tròn

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ PEN-CUP SỐ 01. Môn: Vật Lí. Câu 1. Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc. Cơ năng dao động của chất điểm là.

ĐỀ PEN-CUP SỐ 01. Môn: Vật Lí. Câu 1. Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc. Cơ năng dao động của chất điểm là. Hocmai.n Học chủ động - Sống tích cực ĐỀ PEN-CUP SỐ 0 Môn: Vật Lí Câu. Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa ới biên độ A à tần số góc. Cơ năng dao động của chất điểm là. A. m A 4 B. m A C.

Διαβάστε περισσότερα

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SÓNG HÀI TRONG TRẠM BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG KIỂU SVC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SÓNG HÀI TRONG TRẠM BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG KIỂU SVC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP --------------------------------------- VŨ THỊ VÒNG PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SÓNG HÀI TRONG TRẠM BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG KIỂU SVC

Διαβάστε περισσότερα

Môn: Toán Năm học Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm khách quan Mã đề thi 116. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Môn: Toán Năm học Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm khách quan Mã đề thi 116. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ Môn: Toán Năm học 0-0 Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm khách quan Mã đề thi (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Διαβάστε περισσότερα

Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα

Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα - Γενικά Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα Khi nào [tài liệu] của bạn được ban hành? Για να ρωτήσετε πότε έχει

Διαβάστε περισσότερα

Ngày 26 tháng 12 năm 2015

Ngày 26 tháng 12 năm 2015 Mô hình Tobit với Biến Phụ thuộc bị chặn Lê Việt Phú Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngày 26 tháng 12 năm 2015 1 / 19 Table of contents Khái niệm biến phụ thuộc bị chặn Hồi quy OLS với biến phụ

Διαβάστε περισσότερα

Năm Pascal xem tại [2]. A B C A B C. 2 Chứng minh. chứng minh sau. Cách 1 (Jan van Yzeren).

Năm Pascal xem tại [2]. A B C A B C. 2 Chứng minh. chứng minh sau. Cách 1 (Jan van Yzeren). Định lý Pascal guyễn Văn Linh ăm 2014 1 Giới thiệu. ăm 16 tuổi, Pascal công bố một công trình toán học : Về thiết diện của đường cônic, trong đó ông đã chứng minh một định lí nổi tiếng và gọi là Định lí

Διαβάστε περισσότερα

Sử dụngụ Minitab trong thống kê môi trường

Sử dụngụ Minitab trong thống kê môi trường Sử dụngụ Minitab trong thống kê môi trường Dương Trí Dũng I. Giới thiệu Hiện nay có nhiều phần mềm (software) thống kê trên thị trường Giá cao Excel không đủ tính năng Tinh bằng công thức chậm Có nhiều

Διαβάστε περισσότερα

B. chiều dài dây treo C.vĩ độ địa lý

B. chiều dài dây treo C.vĩ độ địa lý ĐỀ THI THỬ LẦN 1 TRƯỜNG THPT CHUYÊN HẠ LONG QUẢNG NINH MÔN VẬT LÝ LỜI GIẢI: LẠI ĐẮC HỢP FACEBOOK: www.fb.com/laidachop Group: https://www.facebook.com/groups/dethivatly.moon/ Câu 1 [316487]: Đặt điện áp

Διαβάστε περισσότερα

Chương 12: Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt

Chương 12: Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt /009 Chương : Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt. Khái niệm chung. Chu trình lạnh dùng không khí. Chu trình lạnh dùng hơi. /009. Khái niệm chung Máy lạnh/bơmnhiệt: chuyển CÔNG thành NHIỆT NĂNG Nguồn nóng

Διαβάστε περισσότερα

Q B Y A P O 4 O 6 Z O 5 O 1 O 2 O 3

Q B Y A P O 4 O 6 Z O 5 O 1 O 2 O 3 ài tập ôn đội tuyển năm 2015 guyễn Văn Linh Số 8 ài 1. ho tam giác nội tiếp đường tròn () có là tâm nội tiếp. cắt () lần thứ hai tại J. Gọi ω là đường tròn tâm J và tiếp xúc với,. Hai tiếp tuyến chung

Διαβάστε περισσότερα

Suy ra EA. EN = ED hay EI EJ = EN ED. Mặt khác, EID = BCD = ENM = ENJ. Suy ra EID ENJ. Ta thu được EI. EJ Suy ra EA EB = EN ED hay EA

Suy ra EA. EN = ED hay EI EJ = EN ED. Mặt khác, EID = BCD = ENM = ENJ. Suy ra EID ENJ. Ta thu được EI. EJ Suy ra EA EB = EN ED hay EA ài tập ôn đội tuyển năm 015 guyễn Văn inh Số 6 ài 1. ho tứ giác ngoại tiếp. hứng minh rằng trung trực của các cạnh,,, cắt nhau tạo thành một tứ giác ngoại tiếp. J 1 1 1 1 hứng minh. Gọi 1 1 1 1 là tứ giác

Διαβάστε περισσότερα

O 2 I = 1 suy ra II 2 O 1 B.

O 2 I = 1 suy ra II 2 O 1 B. ài tập ôn đội tuyển năm 2014 guyễn Văn inh Số 2 ài 1. ho hai đường tròn ( 1 ) và ( 2 ) cùng tiếp xúc trong với đường tròn () lần lượt tại,. Từ kẻ hai tiếp tuyến t 1, t 2 tới ( 2 ), từ kẻ hai tiếp tuyến

Διαβάστε περισσότερα

Truy cập website: hoc360.net để tải tài liệu đề thi miễn phí

Truy cập website: hoc360.net để tải tài liệu đề thi miễn phí Tru cập website: hoc36net để tải tài liệu đề thi iễn phí ÀI GIẢI âu : ( điể) Giải các phương trình và hệ phương trình sau: a) 8 3 3 () 8 3 3 8 Ta có ' 8 8 9 ; ' 9 3 o ' nên phương trình () có nghiệ phân

Διαβάστε περισσότερα

MALE = 1 nếu là nam, MALE = 0 nếu là nữ. 1) Nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong hàm hồi quy mẫu trên?

MALE = 1 nếu là nam, MALE = 0 nếu là nữ. 1) Nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong hàm hồi quy mẫu trên? Chương 4: HỒI QUY VỚI BIẾN GIẢ VÀ ỨNG DỤNG 1. Nghiên cứu về tuổi thọ (Y: ngày) của hai loại bóng đèn (loại A, loại B). Đặt Z = 0 nếu đó là bóng đèn loại A, Z = 1 nếu đó là bóng đèn loại B. Kết quả hồi

Διαβάστε περισσότερα

A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VECTƠ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VECTƠ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN . ĐẶT VẤN ĐỀ Hình họ hông gin là một hủ đề tương đối hó đối với họ sinh, hó ả áh tiếp ận vấn đề và ả trong tìm lời giải ài toán. Làm so để họ sinh họ hình họ hông gin dễ hiểu hơn, hoặ hí ít ũng giải đượ

Διαβάστε περισσότερα

có thể biểu diễn được như là một kiểu đạo hàm của một phiếm hàm năng lượng I[]

có thể biểu diễn được như là một kiểu đạo hàm của một phiếm hàm năng lượng I[] 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết: không có lý thuyết tổng quát cho phép giải mọi phương trình đạo hàm riêng; nhất là với các phương trình phi tuyến Au [ ] = 0; (1) trong đó A[] ký hiệu toán

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Chương trình đào tạo tín chỉ, từ Khóa 2011)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Chương trình đào tạo tín chỉ, từ Khóa 2011) Đề cương chi tiết Toán cao cấp 2 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc 1. Thông tin chung về môn học ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC

Διαβάστε περισσότερα

Chương 1: VECTOR KHÔNG GIAN VÀ BỘ NGHỊCH LƯU BA PHA

Chương 1: VECTOR KHÔNG GIAN VÀ BỘ NGHỊCH LƯU BA PHA I. Vcto không gian Chương : VECTOR KHÔNG GIAN VÀ BỘ NGHỊCH LƯ BA PHA I.. Biể diễn vcto không gian cho các đại lượng ba pha Động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) ba pha có ba (hay bội ố của ba) cộn dây tato bố

Διαβάστε περισσότερα

O C I O. I a. I b P P. 2 Chứng minh

O C I O. I a. I b P P. 2 Chứng minh ài toán rotassov và ứng dụng Nguyễn Văn Linh Năm 2017 1 Giới thiệu ài toán rotassov được phát biểu như sau. ho tam giác với là tâm đường tròn nội tiếp. Một đường tròn () bất kì đi qua và. ựng một đường

Διαβάστε περισσότερα

https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2 ĐỀ 56

https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2 ĐỀ 56 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU TỔ TOÁN Câu ( điểm). Cho hàm số y = + ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN NĂM HỌC 5-6 MÔN: TOÁN Thời gian làm bài: 8 phút (không tính thời gian phát đề ) a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ SỐ 16 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN 2017 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề (50 câu trắc nghiệm)

ĐỀ SỐ 16 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN 2017 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề (50 câu trắc nghiệm) THẦY: ĐẶNG THÀNH NAM Website: wwwvtedvn ĐỀ SỐ 6 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN 7 Thời gian làm bài: phút; không kể thời gian giao đề (5 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 65 Họ, tên thí sinh:trường: Điểm mong muốn:

Διαβάστε περισσότερα

HOC360.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP MIỄN PHÍ. đến va chạm với vật M. Gọi vv, là vận tốc của m và M ngay. đến va chạm vào nó.

HOC360.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP MIỄN PHÍ. đến va chạm với vật M. Gọi vv, là vận tốc của m và M ngay. đến va chạm vào nó. HOC36.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP IỄN PHÍ CHỦ ĐỀ 3. CON LẮC ĐƠN BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN VA CHẠ CON LẮC ĐƠN Phương pháp giải Vật m chuyển động vận tốc v đến va chạm với vật. Gọi vv, là vận tốc của m và ngay sau

Διαβάστε περισσότερα

x y y

x y y ĐÁP ÁN - ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP THPT Bài Năm học 5 6- Môn: TOÁN y 4 TXĐ: D= R Sự biến thiên lim y lim y y ' 4 4 y ' 4 4 4 ( ) - - + y - + - + y + - - + Bài Hàm số đồng biến trên các khoảng

Διαβάστε περισσότερα

HÀM NHIỀU BIẾN Lân cận tại một điểm. 1. Định nghĩa Hàm 2 biến. Miền xác định của hàm f(x,y) là miền VD:

HÀM NHIỀU BIẾN Lân cận tại một điểm. 1. Định nghĩa Hàm 2 biến. Miền xác định của hàm f(x,y) là miền VD: . Định nghĩa Hàm biến. f : D M (, ) z= f( M) = f(, ) Miền ác định của hàm f(,) là miền VD: f : D HÀM NHIỀU BIẾN M (, ) z= f(, ) = D sao cho f(,) có nghĩa. Miền ác định của hàm f(,) là tập hợp những điểm

Διαβάστε περισσότερα

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: TOÁN Thời gian làm bài: 180 phút.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: TOÁN Thời gian làm bài: 180 phút. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM Môn: TOÁN Thời gian làm bài: 8 phút Câu (, điểm) Cho hàm số y = + a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho b) Viết

Διαβάστε περισσότερα

TRANSISTOR MỐI NỐI LƯỠNG CỰC

TRANSISTOR MỐI NỐI LƯỠNG CỰC hương 4: Transistor mối nối lưỡng cực hương 4 TANSISTO MỐI NỐI LƯỠNG Ự Transistor mối nối lưỡng cực (JT) được phát minh vào năm 1948 bởi John ardeen và Walter rittain tại phòng thí nghiệm ell (ở Mỹ). Một

Διαβάστε περισσότερα

CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC PHẲNG

CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC PHẲNG CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC PHẲNG Nguyễn Tăng Vũ 1. Đường thẳng Euler. Bài toán 1. Trong một tam giác thì trọng tâm, trực tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên một đường thẳng. (Đường thẳng

Διαβάστε περισσότερα

A 2 B 1 C 1 C 2 B B 2 A 1

A 2 B 1 C 1 C 2 B B 2 A 1 Sáng tạo trong hình học Nguyễn Văn Linh Sinh viên K50 TNH ĐH Ngoại thương 1 Mở đầu Hình học là một mảng rất đặc biệt trong toán học. Vẻ đẹp của phân môn này nằm trong hình vẽ mà muốn cảm nhận được chúng

Διαβάστε περισσότερα

BÀI TẬP. 1-5: Dòng phân cực thuận trong chuyển tiếp PN là 1.5mA ở 27oC. Nếu Is = 2.4x10-14A và m = 1, tìm điện áp phân cực thuận.

BÀI TẬP. 1-5: Dòng phân cực thuận trong chuyển tiếp PN là 1.5mA ở 27oC. Nếu Is = 2.4x10-14A và m = 1, tìm điện áp phân cực thuận. BÀI TẬP CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT BÁN DẪN 1-1: Một thanh Si có mật độ electron trong bán dẫn thuần ni = 1.5x10 16 e/m 3. Cho độ linh động của electron và lỗ trống lần lượt là n = 0.14m 2 /vs và p = 0.05m 2 /vs.

Διαβάστε περισσότερα

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC NGÀY THI : 19/06/2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC NGÀY THI : 19/06/2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ TI TUYỂN SIN LỚP NĂM ỌC 9- KÁN OÀ MÔN : TOÁN NGÀY TI : 9/6/9 ĐỀ CÍN TỨC Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian giao đề) ài ( điểm) (Không dùng máy tính cầm tay) a Cho biết

Διαβάστε περισσότερα

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ (Dùng cho sinh viên hệ đào tạo đại học từ xa) Lưu hành nội bộ HÀ NỘI - 2007 HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG KẾ TOÁN QUẢN TRỊ Biên soạn :

Διαβάστε περισσότερα

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG II

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG II KỸ THẬT ĐỆN HƯƠNG DÒNG ĐỆN SN Khái niệm: Dòng điện xoay chiều biến đổi theo quy luật hàm sin của thời gian là dòng điện sin. ác đại lượng đặc trưng cho dòng điện sin Trị số của dòng điện, điện áp sin ở

Διαβάστε περισσότερα

Tính: AB = 5 ( AOB tại O) * S tp = S xq + S đáy = 2 π a 2 + πa 2 = 23 π a 2. b) V = 3 π = 1.OA. (vì SO là đường cao của SAB đều cạnh 2a)

Tính: AB = 5 ( AOB tại O) * S tp = S xq + S đáy = 2 π a 2 + πa 2 = 23 π a 2. b) V = 3 π = 1.OA. (vì SO là đường cao của SAB đều cạnh 2a) Mặt nón. Mặt trụ. Mặt cầu ài : Trong không gin cho tm giác vuông tại có 4,. Khi quy tm giác vuông qunh cạnh góc vuông thì đường gấp khúc tạo thành một hình nón tròn xoy. b)tính thể tích củ khối nón 4 )

Διαβάστε περισσότερα

Tuyển chọn Đề và đáp án : Luyện thi thử Đại Học của các trường trong nước năm 2012.

Tuyển chọn Đề và đáp án : Luyện thi thử Đại Học của các trường trong nước năm 2012. wwwliscpgetl Tuyển chọn Đề và đáp án : Luyện thi thử Đại ọc củ các trường trong nước năm ôn: ÌN Ọ KÔNG GN (lisc cắt và dán) ÌN ÓP ài ho hình chóp có đáy là hình vuông cạnh, tm giác đều, tm giác vuông cân

Διαβάστε περισσότερα

M c. E M b F I. M a. Chứng minh. M b M c. trong thứ hai của (O 1 ) và (O 2 ).

M c. E M b F I. M a. Chứng minh. M b M c. trong thứ hai của (O 1 ) và (O 2 ). ài tập ôn đội tuyển năm 015 Nguyễn Văn inh Số 5 ài 1. ho tam giác nội tiếp () có + =. Đường tròn () nội tiếp tam giác tiếp xúc với,, lần lượt tại,,. Gọi b, c lần lượt là trung điểm,. b c cắt tại. hứng

Διαβάστε περισσότερα

5. Phương trình vi phân

5. Phương trình vi phân 5. Phương trình vi phân (Toán cao cấp 2 - Giải tích) Lê Phương Bộ môn Toán kinh tế Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Homepage: http://docgate.com/phuongle Nội dung 1 Khái niệm Phương trình vi phân Bài

Διαβάστε περισσότερα

Μετανάστευση Σπουδές. Σπουδές - Πανεπιστήμιο. Για να δηλώσετε ότι θέλετε να εγγραφείτε

Μετανάστευση Σπουδές. Σπουδές - Πανεπιστήμιο. Για να δηλώσετε ότι θέλετε να εγγραφείτε - Πανεπιστήμιο Θα ήθελα να εγγραφώ σε πανεπιστήμιο. Για να δηλώσετε ότι θέλετε να εγγραφείτε Tôi muốn ghi danh vào một trường đại học Θα ήθελα να γραφτώ για. Tôi muốn đăng kí khóa học. Για να υποδείξετε

Διαβάστε περισσότερα

(CH4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH) Ch4 - Phân tích phương sai, so sánh và kiểm định 1

(CH4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH) Ch4 - Phân tích phương sai, so sánh và kiểm định 1 TIN HỌC ỨNG DỤNG (CH4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH) Phan Trọng Tiến BM Công nghệ phần mềm Khoa Công nghệ thông tin, VNUA Email: phantien84@gmail.com Website: http://timoday.edu.vn Ch4 -

Διαβάστε περισσότερα

PNSPO CP1H. Bộ điều khiển lập trình cao cấp loại nhỏ. Rất nhiều chức năng được tích hợp cùng trên một PLC. Các ứng dụng

PNSPO CP1H. Bộ điều khiển lập trình cao cấp loại nhỏ. Rất nhiều chức năng được tích hợp cùng trên một PLC. Các ứng dụng PNSPO Bộ điều khiển lập trình cao cấp loại nhỏ Rất nhiều chức năng được tích hợp cùng trên một PLC Chức năng đầu ra xung điều khiển vị trí 4 trục tới 1MHz Đầu vào đếm xung tốc độ cao tới 100kHz Tích hợp

Διαβάστε περισσότερα

Phụ thuộc hàm. và Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Nội dung trình bày. Chương 7. Nguyên tắc thiết kế. Ngữ nghĩa của các thuộc tính (1) Phụ thuộc hàm

Phụ thuộc hàm. và Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Nội dung trình bày. Chương 7. Nguyên tắc thiết kế. Ngữ nghĩa của các thuộc tính (1) Phụ thuộc hàm Nội dung trình bày hương 7 và huẩn hóa cơ sở dữ liệu Nguyên tắc thiết kế các lược đồ quan hệ.. ác dạng chuẩn. Một số thuật toán chuẩn hóa. Nguyên tắc thiết kế Ngữ nghĩa của các thuộc tính () Nhìn lại vấn

Διαβάστε περισσότερα

Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

Xác định cỡ mẫu nghiên cứu VIỆN NGHIÊN CỨU Y XÃ HỘI HỌC Xác định cỡ mẫu nghiên cứu Nguyễn Trương Nam Copyright Bản quyền thuộc về tác giả và thongke.info. Khi sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài giảng đề nghị mọi người trích dẫn:

Διαβάστε περισσότερα

Dao Động Cơ. T = t. f = N t. f = 1 T. x = A cos(ωt + ϕ) L = 2A. Trong thời gian t giây vật thực hiện được N dao động toàn phần.

Dao Động Cơ. T = t. f = N t. f = 1 T. x = A cos(ωt + ϕ) L = 2A. Trong thời gian t giây vật thực hiện được N dao động toàn phần. GVLê Văn Dũng - NC: Nguyễn Khuyến Bình Dương Dao Động Cơ 0946045410 (Nhắn tin) DAO ĐỘNG ĐIỀU HÒA rong thời gian t giây vật thực hiện được N dao động toàn phần Chu kì dao động của vật là = t N rong thời

Διαβάστε περισσότερα

1.3.3 Ma trận tự tương quan Các bài toán Khái niệm Ý nghĩa So sánh hai mô hình...

1.3.3 Ma trận tự tương quan Các bài toán Khái niệm Ý nghĩa So sánh hai mô hình... BÀI TẬP ÔN THI KINH TẾ LƯỢNG Biên Soạn ThS. LÊ TRƯỜNG GIANG Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 0, tháng 06, năm 016 Mục lục Trang Chương 1 Tóm tắt lý thuyết 1 1.1 Tổng quan về kinh tế lượng......................

Διαβάστε περισσότερα

Бизнес Заказ. Заказ - Размещение. Официально, проба

Бизнес Заказ. Заказ - Размещение. Официально, проба - Размещение Εξετάζουμε την αγορά... Официально, проба Είμαστε στην ευχάριστη θέση να δώσουμε την παραγγελία μας στην εταιρεία σας για... Θα θέλαμε να κάνουμε μια παραγγελία. Επισυνάπτεται η παραγγελία

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ 83. https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2

ĐỀ 83. https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2 ĐỀ 8 https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv GV Nguyễn Khắc Hưởng - THPT Quế Võ số - https://huongphuong.wordpress.com SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 016 LẦN TRƯỜNG THPT MINH

Διαβάστε περισσότερα

PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN 1- Độ dài đoạn thẳng Ax ( ; y; z ), Bx ( ; y ; z ) thì Nếu 1 1 1 1. Một Số Công Thức Cần Nhớ AB = ( x x ) + ( y y ) + ( z z ). 1 1 1 - Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

Διαβάστε περισσότερα

Chương 2: Đại cương về transistor

Chương 2: Đại cương về transistor Chương 2: Đại cương về transistor Transistor tiếp giáp lưỡng cực - BJT [ Bipolar Junction Transistor ] Transistor hiệu ứng trường FET [ Field Effect Transistor ] 2.1 KHUYẾCH ĐẠI VÀ CHUYỂN MẠCH BẰNG TRANSISTOR

Διαβάστε περισσότερα

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN CÁC BỘ BIẾN ĐỔI TĨNH

BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN CÁC BỘ BIẾN ĐỔI TĨNH ĐẠI HỌC BÁCH KHOA ĐẠI HỌC QUỐC GIA TP HCM CHƯƠNG TRÌNH KS CLC VIỆT-PHÁP - - - - - - - - - - BÁO CÁO BÀI TẬP LỚN CÁC BỘ BIẾN ĐỔI TĨNH ĐỀ TÀI: THIẾT KẾ BỘ BIẾN ĐỔI DC/DC DẠNG BOOST GVHD:PGS TS PHAN QUỐC

Διαβάστε περισσότερα

- Toán học Việt Nam

- Toán học Việt Nam - Toán học Việt Nam PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÌNH HỌ KHÔNG GIN ẰNG VETOR I. Á VÍ DỤ INH HỌ Vấn đề 1: ho hình chóp S. có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng () là điểm H thuộc

Διαβάστε περισσότερα

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

1. Nghiên cứu khoa học là gì? Nội dung cần trình bày Bài 1: Khái niệm về NCKH và các bước viết một đề cương nghiên cứu PGS.TS. Lưu Ngọc Hoạt Viện YHDP và YTCC Trường ĐH Y Hà Nội 1. Nghiên cứu khoa học là gì? 2. Tại sao cán bộ y tế

Διαβάστε περισσότερα

QCVN 28:2010/BTNMT. National Technical Regulation on Health Care Wastewater

QCVN 28:2010/BTNMT. National Technical Regulation on Health Care Wastewater CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM QCVN 28:2010/BTNMT QUY CHUẨN KỸ THUẬT QUỐC GIA VỀ NƯỚC THẢI Y TẾ National Technical Regulation on Health Care Wastewater HÀ NỘI - 2010 Lời nói đầu QCVN 28:2010/BTNMT

Διαβάστε περισσότερα

2.3. BAO BÌ KIM LOẠI. Đặc tính chung Phân loại Bao bì sắt tây Bao bì nhôm

2.3. BAO BÌ KIM LOẠI. Đặc tính chung Phân loại Bao bì sắt tây Bao bì nhôm 2.3. BAO BÌ KIM LOẠI Đặc tính chung Phân loại Bao bì sắt tây Bao bì nhôm 1 2.3.1 ĐẶC TÍNH CHUNG Ưu điểm Nhẹ, thuận lợi cho vận chuyển Đảm bảo độ kín (thân, nắp, đáy cùng loại vật liệu) Chịu nhiệt độ cao

Διαβάστε περισσότερα

(Instrumental Variables and Regression Discontinuity Design)

(Instrumental Variables and Regression Discontinuity Design) Mô hình Biến Công cụ và Hồi quy Gián đoạn (Instrumental Variables and Regression Discontinuity Design) Kinh tế lượng ứng dụng Lê Việt Phú Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngày 20 tháng 5 năm 2015

Διαβάστε περισσότερα

CÁC CÔNG THỨC CỰC TRỊ ĐIỆN XOAY CHIỀU

CÁC CÔNG THỨC CỰC TRỊ ĐIỆN XOAY CHIỀU Tà lệ kha test đầ xân 4 Á ÔNG THỨ Ự TỊ ĐỆN XOAY HỀ GÁO VÊN : ĐẶNG VỆT HÙNG. Đạn mạch có thay đổ: * Kh thì Max max ; P Max còn Mn ư ý: và mắc lên tếp nha * Kh thì Max * Vớ = hặc = thì có cùng gá trị thì

Διαβάστε περισσότερα

Nội dung. 1. Một số khái niệm. 2. Dung dịch chất điện ly. 3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan

Nội dung. 1. Một số khái niệm. 2. Dung dịch chất điện ly. 3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan CHƯƠNG 5: DUNG DỊCH 1 Nội dung 1. Một số khái niệm 2. Dung dịch chất điện ly 3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan 2 Dung dịch Là hệ đồng thể gồm 2 hay nhiều chất (chất tan & dung môi) mà thành

Διαβάστε περισσότερα

. Trong khoảng. Câu 5. Dòng điện tức thời chạy trong đoạn mạch có biểu thức

. Trong khoảng. Câu 5. Dòng điện tức thời chạy trong đoạn mạch có biểu thức ĐỀ TI TỬ SỐ VLTT SỐ 8 ho biết hằng ố Plăng h = 6,65. - J.; tốc độ ánh áng trong chân không c =. 8 m/; độ lớn điện tích nguyên tố e =,6. -9, khối lượng electron là m e = 9,. - kg, đơn vị khối lượng nguyên

Διαβάστε περισσότερα

Xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nứt ống bê tông dự ứng lực D2400mm

Xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nứt ống bê tông dự ứng lực D2400mm Xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nứt ống bê tông dự ứng lực D2400mm 1. Giới thiệu Ống bê tông dự ứng lực có nòng thép D2400 là sản phẩm cung cấp cho các tuyến ống cấp nước sạch. Đây là sản phẩm

Διαβάστε περισσότερα

Batigoal_mathscope.org ñược tính theo công thức

Batigoal_mathscope.org ñược tính theo công thức SỐ PHỨC TRONG CHỨNG MINH HÌNH HỌC PHẲNG Batigoal_mathscope.org Hoangquan9@gmail.com I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN. Khoảng cách giữa hai ñiểm Giả sử có số phức và biểu diễn hai ñiểm M và M trên mặt phẳng tọa

Διαβάστε περισσότερα

CƠ HỌC LÝ THUYẾT: TĨNH HỌC

CƠ HỌC LÝ THUYẾT: TĨNH HỌC 2003 The McGraw-Hill Companies, Inc. ll rights reserved. The First E CHƯƠNG: 01 CƠ HỌC LÝ THUYẾT: TĨNH HỌC ThS Nguyễn Phú Hoàng CÁC KHÁI NIỆM CƠ BẢN HỆ TIÊN ĐỀ TĨNH HỌC Khoa KT Xây dựng Trường CĐCN Đại

Διαβάστε περισσότερα

BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ THEO ĐỘ TIN CẬY

BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ THEO ĐỘ TIN CẬY Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM Khoa Cơ Khí BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ THEO ĐỘ TIN CẬY GVHD: PGS.TS NGUYỄN HỮU LỘC HVTH: TP HCM, 5/ 011 MS Trang 1 BÀI TẬP LỚN Thanh có tiết iện ngang hình

Διαβάστε περισσότερα

Lecture-11. Ch-6: Phân tích hệ thống liên tục dùng biếnđổi Laplace

Lecture-11. Ch-6: Phân tích hệ thống liên tục dùng biếnđổi Laplace Ch-6: Phân tích hệ thống liên tục dùng biếnđổi Laplace Lecture- 6.. Phân tích hệ thống LTI dùng biếnđổi Laplace 6.3. Sơđồ hối và thực hiện hệ thống 6.. Phân tích hệ thống LTI dùng biếnđổi Laplace 6...

Διαβάστε περισσότερα

Μπορείτε να με βοηθήσετε να γεμίσω αυτή τη φόρμα; Για να ρωτήσετε αν κάποιος μπορεί να σας βοηθήσει να γεμίσετε μια φόρμα

Μπορείτε να με βοηθήσετε να γεμίσω αυτή τη φόρμα; Για να ρωτήσετε αν κάποιος μπορεί να σας βοηθήσει να γεμίσετε μια φόρμα - Γενικά Πού μπορώ να βρω τη φόρμα για ; Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα Πότε εκδόθηκε το [έγγραφο] σας; Για να ρωτήσετε πότε έχει εκδοθεί ένα έγγραφο

Διαβάστε περισσότερα

Chương 11 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN ĐƠN BIẾN

Chương 11 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN ĐƠN BIẾN Chương 11 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN ĐƠN BIẾN Ths. Nguyễn Tiến Dũng Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Email: dung.nguyentien3@hust.edu.vn MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi học xong chương này, người

Διαβάστε περισσότερα

Giáo trình hệ điều hành. Biên tập bởi: Giảng viên. Lê Khắc Nhiên Ân

Giáo trình hệ điều hành. Biên tập bởi: Giảng viên. Lê Khắc Nhiên Ân Giáo trình hệ điều hành Biên tập bởi: Giảng viên. Lê Khắc Nhiên Ân Giáo trình hệ điều hành Biên tập bởi: Giảng viên. Lê Khắc Nhiên Ân Các tác giả: Giảng viên. Trần Hạnh Nhi Phiên bản trực tuyến: http://voer.edu.vn/c/a039fa79

Διαβάστε περισσότερα

L P I J C B D. Do GI 2 = GJ.GH nên GIH = IJG = IKJ = 90 GJB = 90 GLH. Mà GIH + GIQ = 90 nên QIG = ILG = IQG, suy ra GI = GQ hay Q (BIC).

L P I J C B D. Do GI 2 = GJ.GH nên GIH = IJG = IKJ = 90 GJB = 90 GLH. Mà GIH + GIQ = 90 nên QIG = ILG = IQG, suy ra GI = GQ hay Q (BIC). ài tập ôn đội tuyển I năm 015 Nguyễn Văn inh Số 7 ài 1. (ym). ho tam giác nội tiếp đường tròn (), ngoại tiếp đường tròn (I). G là điểm chính giữa cung không chứa. là tiếp điểm của (I) với. J là điểm nằm

Διαβάστε περισσότερα

LẤY MẪU VÀ KHÔI PHỤC TÍN HIỆU

LẤY MẪU VÀ KHÔI PHỤC TÍN HIỆU LẤY MẪU VÀ KHÔI PHỤC TÍN HIỆU Nội dung: 2.1 Lấy mẫu tín hiệu 2.2 Bộ tiền lọc 2.3 Lượng tử hóa 2.4 Khôi phục tín hiệu tương tự 2.5 Các bộ biến đổi ADC và DAC Bài tập 1 2.1 Lấy mẫu tín hiệu: Quá trình biến

Διαβάστε περισσότερα

BÀI TẬP ÔN THI HOC KỲ 1

BÀI TẬP ÔN THI HOC KỲ 1 ÀI TẬP ÔN THI HOC KỲ 1 ài 1: Hai quả cầu nhỏ có điện tích q 1 =-4µC và q 2 =8µC đặt cách nhau 6mm trong môi trường có hằng số điện môi là 2. Tính độ lớn lực tương tác giữa 2 điện tích. ài 2: Hai điện tích

Διαβάστε περισσότερα

Ví dụ 2 Giải phương trình 3 " + = 0. Lời giải. Giải phương trình đặc trưng chúng ta nhận được

Ví dụ 2 Giải phương trình 3  + = 0. Lời giải. Giải phương trình đặc trưng chúng ta nhận được CHƯƠNG 6. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP CAO Những ý tưởng cơ bản của phương trình vi phân đã được giải thích trong Chương 9, ở đó chúng ta đã tập trung vào phương trình cấp một. Trong chương này, chúng ta nghiên

Διαβάστε περισσότερα

Giáo viên: ðặng VIỆT HÙNG

Giáo viên: ðặng VIỆT HÙNG TỔNG HỢP LÍ THUYẾT MÔN VẬT LÍ PHẦN Giáo viên: ðặng VIỆT HÙNG âu 1: Một mạch L có thể thu ñược sóng ñiện từ với bước sóng λ. Muốn mạch thu ñược sóng ñiện từ có bước sóng λ/ thì phải mắc thêm với tụ một

Διαβάστε περισσότερα

Dữ liệu bảng (Panel Data)

Dữ liệu bảng (Panel Data) 5/6/0 ữ lệu bảng (Panel ata) Đnh Công Khả Tháng 5/0 Nộ dung. Gớ thệu chung về dữ lệu bảng. Những lợ thế kh sử dụng dữ lệu bảng. Ước lượng mô hình hồ qu dữ lệu bảng Mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM)

Διαβάστε περισσότερα

c) y = c) y = arctan(sin x) d) y = arctan(e x ).

c) y = c) y = arctan(sin x) d) y = arctan(e x ). Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Toán ứng dụng và Tin học ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP GIẢI TÍCH I - TỪ K6 Nhóm ngành 3 Mã số : MI 3 ) Kiểm tra giữa kỳ hệ số.3: Tự luận, 6 phút. Nội dung: Chương, chương đến hết

Διαβάστε περισσότερα

Bài Giảng Môn học: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC

Bài Giảng Môn học: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC Bài Giảng Môn học: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC TS. Nguyễn Văn Định, Khoa CNTT Lời nói đầu Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, sự giao tiếp có thể hiểu là giao tiếp giữa con người với nhau, giao tiếp

Διαβάστε περισσότερα

CHƯƠNG I NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN

CHƯƠNG I NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN Chương Những khái niệm cơ bản - CHƯƠNG I NHỮNG KHÁI NIỆM CƠ BẢN DẠNG SÓNG CỦA TÍN HIỆU Hàm mũ Hàm nấc đơn vị Hàm dốc Hàm xung lực Hàm sin Hàm tuần hoàn PHẦN TỬ ĐIỆN Phần tử thụ động Phần tử tác động ĐIỆN

Διαβάστε περισσότερα

XÂY DỰNG RUBRIC ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHƯƠNG CHẤT KHÍ VÀ CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - VẬT LÝ 10 CƠ BẢN

XÂY DỰNG RUBRIC ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHƯƠNG CHẤT KHÍ VÀ CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - VẬT LÝ 10 CƠ BẢN BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO TRƯỜNG ĐẠI HỌC SƯ PHẠM THÀNH PHỐ HỒ CHÍ MINH NGUYỄN THANH LOAN XÂY DỰNG RUBRIC ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHƯƠNG CHẤT KHÍ VÀ CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - VẬT

Διαβάστε περισσότερα

x = Cho U là một hệ gồm 2n vec-tơ trong không gian R n : (1.2)

x = Cho U là một hệ gồm 2n vec-tơ trong không gian R n : (1.2) 65 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 53, 2009 HỆ PHÂN HOẠCH HOÀN TOÀN KHÔNG GIAN R N Huỳnh Thế Phùng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Một phân hoạch hoàn toàn của R n là một hệ gồm 2n vec-tơ

Διαβάστε περισσότερα

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HAI TRẠNG THÁI

CHƯƠNG 1: LÝ THUYẾT VỀ LOGIC HAI TRẠNG THÁI LỜI NÓI ĐẦU Trong các hệ thống sản xuất, trong các thiết bị tự động và bán tự động, hệ thống điều khiển đóng vai trò điều phối toàn bộ các hoạt động của máy móc thiết bị. Các hệ thống máy móc và thiết

Διαβάστε περισσότερα

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Đ/S: a) 4,1419 triệu b) 3,2523 triệu Đ/S: nên đầu tư, NPV=499,3 $

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Đ/S: a) 4,1419 triệu b) 3,2523 triệu Đ/S: nên đầu tư, NPV=499,3 $ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 1. Trong điều kiện lãi suất 0,9% một tháng, hãy cho biết: a) Giá trị tương lai của 3 triệu đồng bạn có hôm nay sau 3 năm. b) Giá trị hiện tại của khoản tiền 5 triệu đồng bạn sẽ nhận được

Διαβάστε περισσότερα

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIẾN TẦN SINAMICS V

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIẾN TẦN SINAMICS V HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG BIẾN TẦN SINAMICS V20 Mục Lục I. GIỚI THIỆU:... 3 1.Sơ Lược Biến Tần SINAMICS V20:... 3 2. Nhãn Của Biến Tần SINAMICS V20:... 5 II. LẮP ĐẶT CƠ KHÍ:... 6 1. Lắp biến tần có phần tản nhệt

Διαβάστε περισσότερα

KÝ HIỆU HÀN TRÊN BẢN VẼ THIẾT KẾ. Th.s TRẦN NGỌC DÂN BM: KỸ THUẬT TÀU THỦY. ĐH BÁCH KHOA TP. HCM

KÝ HIỆU HÀN TRÊN BẢN VẼ THIẾT KẾ. Th.s TRẦN NGỌC DÂN BM: KỸ THUẬT TÀU THỦY. ĐH BÁCH KHOA TP. HCM KÝ HIỆU HÀN TRÊN BẢN VẼ THIẾT KẾ Th.s TRẦN NGỌC DÂN BM: KỸ THUẬT TÀU THỦY. ĐH BÁCH KHOA TP. HCM TẠI SAO CẦN PHẢI ĐỌC HIỂU CHÍNH XÁC KÝ HIỆU HÀN TRÊN BẢN VẼ? TRẢ LỜI: BỞI VÌ KÝ HIỆU HÀN THÔNG BÁO RÕ RÀNG

Διαβάστε περισσότερα

ỨNG DỤNG PHƯƠNG TÍCH, TRỤC ĐẲNG PHƯƠNG TRONG BÀI TOÁN YẾU TỐ CỐ ĐỊNH

ỨNG DỤNG PHƯƠNG TÍCH, TRỤC ĐẲNG PHƯƠNG TRONG BÀI TOÁN YẾU TỐ CỐ ĐỊNH ỨNG DỤNG PHƯƠNG TÍH, TRỤ ĐẲNG PHƯƠNG TRNG ÀI TÁN YẾU TỐ Ố ĐỊNH. PHẦN Ở ĐẦU I. Lý do chọn đề tài ác bài toán về Hình học phẳng thường xuyên xuất hiện trong các kì thi HSG môn toán và luôn được đánh giá

Διαβάστε περισσότερα

Câu 2. Tính lim. A B. 0. C D Câu 3. Số chỉnh hợp chập 3 của 10 phần tử bằng A. C 3 10

Câu 2. Tính lim. A B. 0. C D Câu 3. Số chỉnh hợp chập 3 của 10 phần tử bằng A. C 3 10 ĐỀ THAM KHẢO THPT QUỐC GIA 8 MÔN TOÁN (ĐỀ SỐ ) *Biên soạn: Thầy Đặng Thành Nam website: wwwvtedvn Video bài giảng và lời giải chi tiết chỉ có tại wwwvtedvn Thời gian làm bài: 9 phút (không kể thời gian

Διαβάστε περισσότερα

HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN. GV : Đinh Công Khải FETP Môn: Các Phương Pháp Định Lượng

HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN. GV : Đinh Công Khải FETP Môn: Các Phương Pháp Định Lượng 1 HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN GV : Đnh Công Khả FETP Môn: Các Phương Pháp Định Lượng Knh tế lượng là gì? Knh tế lượng được quan tâm vớ vệc xác định các qu luật knh tế bằng thực nghệm (Thel, 1971) Knh tế lượng

Διαβάστε περισσότερα

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU... MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU... 5 Chƣơng I: Mở đầu... 8 1.1 Tập hợp và các cấu trúc đại số... 8 1.1.1 Tập hợp và các tập con... 8 1.1.2 Tập hợp và các phép toán hai ngôi... 9 1.3 Quan hệ và quan hệ tương đương...

Διαβάστε περισσότερα

Tứ giác BLHN là nội tiếp. Từ đó suy ra AL.AH = AB. AN = AW.AZ. Như thế LHZW nội tiếp. Suy ra HZW = HLM = 1v. Vì vậy điểm H cũng nằm trên

Tứ giác BLHN là nội tiếp. Từ đó suy ra AL.AH = AB. AN = AW.AZ. Như thế LHZW nội tiếp. Suy ra HZW = HLM = 1v. Vì vậy điểm H cũng nằm trên MỘT SỐ ÀI TOÁN THẲNG HÀNG ài toán 1. (Imo Shortlist 2013 - G1) ho là một tm giác nhọn với trực tâm H, và W là một điểm trên cạnh. Gọi M và N là chân đường co hạ từ và tương ứng. Gọi (ω 1 ) là đường tròn

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I NĂM HỌC ĐỀ SỐ II

ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I NĂM HỌC ĐỀ SỐ II ĐỀ THI THỬ HỌC KỲ I NĂM HỌC 06 07 ĐỀ SỐ II Câu. (ID: 4083 ) Một dòng điện xoay chiều có cường độ i cos(00 t / 6) (A). Chọn phát biểu sai. A. Cường độ hiệu dụng bằng (A). B. Chu kỳ dòng điện là 0,0 (s).

Διαβάστε περισσότερα

gặp của Học viên Học viên sử dụng khái niệm tích phân để tính.

gặp của Học viên Học viên sử dụng khái niệm tích phân để tính. ĐÁP ÁN Bài 1: BIẾN CỐ NGẪU NHIÊN VÀ XÁC SUẤT Tình huống dẫn nhập STT câu hỏi Nội dung câu hỏi Những ý kiến thường gặp của Học viên Kiến thức liên quan (Giải đáp cho các vấn đề) 1 Tính diện tích Hồ Gươm?

Διαβάστε περισσότερα

1.6 Công thức tính theo t = tan x 2

1.6 Công thức tính theo t = tan x 2 TÓM TẮT LÝ THUYẾT ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH 1 Công thức lượng giác 1.1 Hệ thức cơ bản sin 2 x + cos 2 x = 1 1 + tn 2 x = 1 cos 2 x tn x = sin x cos x 1.2 Công thức cộng cot x = cos x sin x sin( ± b) = sin cos

Διαβάστε περισσότερα

Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM EVIEWS

Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM EVIEWS Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM EVIEWS CẦN KÍ TÊN Ý NGHĨA XEM HIỆU 1 Dependent Variable Tên biến phụ thuộc Y Phương pháp bình Method: Least phương tối thiểu (nhỏ OLS Squares nhất) Date - Time

Διαβάστε περισσότερα