Chuyên đề : HƯỚNG DẪN HỌC SINH NCKH-KT VÀ TỔ CHỨC CUỘC THI TẠI ĐƠN VỊ, CỤM ĐƠN VỊ

Σχετικά έγγραφα
Kinh tế học vĩ mô Bài đọc

Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα

Năm Chứng minh Y N

MALE = 1 nếu là nam, MALE = 0 nếu là nữ. 1) Nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong hàm hồi quy mẫu trên?

1. Ma trận A = Ký hiệu tắt A = [a ij ] m n hoặc A = (a ij ) m n

I 2 Z I 1 Y O 2 I A O 1 T Q Z N

* Môn thi: VẬT LÝ (Bảng A) * Ngày thi: 27/01/2013 * Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ:

ĐỀ BÀI TẬP LỚN MÔN XỬ LÝ SONG SONG HỆ PHÂN BỐ (501047)

Năm Chứng minh. Cách 1. Y H b. H c. BH c BM = P M. CM = Y H b

Năm 2017 Q 1 Q 2 P 2 P P 1

SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 LẦN 1

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG IV

Bài Tập Môn: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

x y y

Sử dụngụ Minitab trong thống kê môi trường

ĐỀ 56

Môn: Toán Năm học Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm khách quan Mã đề thi 116. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VECTƠ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Năm 2014 B 1 A 1 C C 1. Ta có A 1, B 1, C 1 thẳng hàng khi và chỉ khi BA 1 C 1 = B 1 A 1 C.

Năm Pascal xem tại [2]. A B C A B C. 2 Chứng minh. chứng minh sau. Cách 1 (Jan van Yzeren).

Μετανάστευση Σπουδές. Σπουδές - Πανεπιστήμιο. Για να δηλώσετε ότι θέλετε να εγγραφείτε

B. chiều dài dây treo C.vĩ độ địa lý

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SÓNG HÀI TRONG TRẠM BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG KIỂU SVC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

có thể biểu diễn được như là một kiểu đạo hàm của một phiếm hàm năng lượng I[]

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

Truy cập website: hoc360.net để tải tài liệu đề thi miễn phí

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Chương trình đào tạo tín chỉ, từ Khóa 2011)

Chương 12: Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt

Μπορείτε να με βοηθήσετε να γεμίσω αυτή τη φόρμα; Για να ρωτήσετε αν κάποιος μπορεί να σας βοηθήσει να γεμίσετε μια φόρμα

ĐỀ SỐ 16 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN 2017 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề (50 câu trắc nghiệm)

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: TOÁN Thời gian làm bài: 180 phút.

Ngày 26 tháng 12 năm 2015

HÀM NHIỀU BIẾN Lân cận tại một điểm. 1. Định nghĩa Hàm 2 biến. Miền xác định của hàm f(x,y) là miền VD:

HOC360.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP MIỄN PHÍ. đến va chạm với vật M. Gọi vv, là vận tốc của m và M ngay. đến va chạm vào nó.

Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

Suy ra EA. EN = ED hay EI EJ = EN ED. Mặt khác, EID = BCD = ENM = ENJ. Suy ra EID ENJ. Ta thu được EI. EJ Suy ra EA EB = EN ED hay EA

O 2 I = 1 suy ra II 2 O 1 B.

A 2 B 1 C 1 C 2 B B 2 A 1

(CH4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH) Ch4 - Phân tích phương sai, so sánh và kiểm định 1

ĐỀ PEN-CUP SỐ 01. Môn: Vật Lí. Câu 1. Một chất điểm có khối lượng m, dao động điều hòa với biên độ A và tần số góc. Cơ năng dao động của chất điểm là.

XÂY DỰNG RUBRIC ĐỂ TỔ CHỨC VÀ ĐÁNH GIÁ QUÁ TRÌNH DẠY HỌC CÁC CHƯƠNG CHẤT KHÍ VÀ CƠ SỞ CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC - VẬT LÝ 10 CƠ BẢN

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG II

c) y = c) y = arctan(sin x) d) y = arctan(e x ).

- Toán học Việt Nam

Phụ thuộc hàm. và Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Nội dung trình bày. Chương 7. Nguyên tắc thiết kế. Ngữ nghĩa của các thuộc tính (1) Phụ thuộc hàm

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC NGÀY THI : 19/06/2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

ĐỀ 83.

TRANSISTOR MỐI NỐI LƯỠNG CỰC

gặp của Học viên Học viên sử dụng khái niệm tích phân để tính.

O C I O. I a. I b P P. 2 Chứng minh

5. Phương trình vi phân

Бизнес Заказ. Заказ - Размещение. Официально, проба

Q B Y A P O 4 O 6 Z O 5 O 1 O 2 O 3

Tuyển chọn Đề và đáp án : Luyện thi thử Đại Học của các trường trong nước năm 2012.

Xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nứt ống bê tông dự ứng lực D2400mm

Chương 11 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN ĐƠN BIẾN

Chương 1: VECTOR KHÔNG GIAN VÀ BỘ NGHỊCH LƯU BA PHA

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Đ/S: a) 4,1419 triệu b) 3,2523 triệu Đ/S: nên đầu tư, NPV=499,3 $

Batigoal_mathscope.org ñược tính theo công thức

M c. E M b F I. M a. Chứng minh. M b M c. trong thứ hai của (O 1 ) và (O 2 ).

PHÂN TÍCH CHI PHÍ-LỢI ÍCH CỦA VIỆC CUNG CẤP DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH CHO NGƯỜI DÂN VÙNG KHÓ KHĂN

QCVN 28:2010/BTNMT. National Technical Regulation on Health Care Wastewater

Nội dung. 1. Một số khái niệm. 2. Dung dịch chất điện ly. 3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan

Dao Động Cơ. T = t. f = N t. f = 1 T. x = A cos(ωt + ϕ) L = 2A. Trong thời gian t giây vật thực hiện được N dao động toàn phần.

1.3.3 Ma trận tự tương quan Các bài toán Khái niệm Ý nghĩa So sánh hai mô hình...

Lecture-11. Ch-6: Phân tích hệ thống liên tục dùng biếnđổi Laplace

CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC PHẲNG

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...

Y i = β 1 + β 2 X 2i + + β k X ki + U i

PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG

Bài tập quản trị xuất nhập khẩu

(Instrumental Variables and Regression Discontinuity Design)

2.3. BAO BÌ KIM LOẠI. Đặc tính chung Phân loại Bao bì sắt tây Bao bì nhôm

Bài Giảng Môn học: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC

1.6 Công thức tính theo t = tan x 2

Giáo trình hệ điều hành. Biên tập bởi: Giảng viên. Lê Khắc Nhiên Ân

BÀI TẬP. 1-5: Dòng phân cực thuận trong chuyển tiếp PN là 1.5mA ở 27oC. Nếu Is = 2.4x10-14A và m = 1, tìm điện áp phân cực thuận.

BÁO CÁO ĐÁNH GIÁ CÁC MÔ HÌNH HỖ TRỢ TÁI HÒA NHẬP CHO NẠN NHÂN BỊ MUA BÁN TRỞ VỀ TẠI VIỆT NAM

CÁC CÔNG THỨC CỰC TRỊ ĐIỆN XOAY CHIỀU

HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN. GV : Đinh Công Khải FETP Môn: Các Phương Pháp Định Lượng

Tứ giác BLHN là nội tiếp. Từ đó suy ra AL.AH = AB. AN = AW.AZ. Như thế LHZW nội tiếp. Suy ra HZW = HLM = 1v. Vì vậy điểm H cũng nằm trên

Dữ liệu bảng (Panel Data)

x = Cho U là một hệ gồm 2n vec-tơ trong không gian R n : (1.2)

CHƯƠNG 8: NGUYÊN LÝ THỨ NHẤT CỦA NHIỆT ĐỘNG LỰC HỌC DẠNG 1: ĐỊNH LUẬT THỨ NHẤT

Ví dụ 2 Giải phương trình 3 " + = 0. Lời giải. Giải phương trình đặc trưng chúng ta nhận được

LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC

KIẾN THỨC CƠ BẢN VỀ REDD+ DỰA VÀO CỘNG ĐỒNG TÀI LIỆU HƯỚNG DẪN DÀNH CHO GIÁO VIÊN

BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ THEO ĐỘ TIN CẬY

Tính: AB = 5 ( AOB tại O) * S tp = S xq + S đáy = 2 π a 2 + πa 2 = 23 π a 2. b) V = 3 π = 1.OA. (vì SO là đường cao của SAB đều cạnh 2a)

Câu 2. Tính lim. A B. 0. C D Câu 3. Số chỉnh hợp chập 3 của 10 phần tử bằng A. C 3 10

QUYẾT ĐỊNH QUYẾT ĐỊNH:

ĐẠI CƯƠNG VỀ HÒA TAN. Trần Văn Thành

Chương 2: Đại cương về transistor

Họ, tên thí sinh:... Số báo danh:...

ỨNG DỤNG PHƯƠNG TÍCH, TRỤC ĐẲNG PHƯƠNG TRONG BÀI TOÁN YẾU TỐ CỐ ĐỊNH

Chương 5. Chẩn đoán hồi quy: Phương sai thay đổi

(Complexometric. Chương V. Reactions & Titrations) Ts. Phạm Trần Nguyên Nguyên

L P I J C B D. Do GI 2 = GJ.GH nên GIH = IJG = IKJ = 90 GJB = 90 GLH. Mà GIH + GIQ = 90 nên QIG = ILG = IQG, suy ra GI = GQ hay Q (BIC).

Transcript:

Chuyên đề : HƯỚNG DẪN HỌC SINH NCKH-KT VÀ TỔ CHỨC CUỘC THI TẠI ĐƠN VỊ, CỤM ĐƠN VỊ (Chiếu Slide1 theo thứ tự liên tiếp) CÁC NỘI DUNG CỦA CHUYÊN ĐỀ 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NCKH-KT Bước 1: Tìm ý tưởng nghiên cứu Bước 2: Lực chọn ý tưởng (người hướng dẫn) Bước 3: Lập kế hoạch triển khai dự án Bước 4: Phê duyệt dự án Bước 5: Triển khai thực hiện dự án nghiên cứu theo kế hoạch Bước 6: Đánh giá dự án và tham dự cuộc thi cụm, tỉnh. 2. TỔ CHỨC CUỘC THI TẠI ĐƠN VỊ, CỤM ĐƠN VỊ 1. HƯỚNG DẪN HỌC SINH NCKH-KT (Slide 2 lần 1) (Slide 2 lần 2) 1. Ý tưởng nghiên cứu Ý tưởng nghiên cứu là yếu tố đầu tiên cần có để thực hiện một dự án NCKHKT. Ý tưởng nghiên cứu càng độc đáo, càng sáng tạo thì dự án càng được đánh giá cao. Thực tiễn cho thấy, những dự án có ý tưởng nghiên cứu là của học sinh luôn nhận được sự đánh giá cao của ban giám khảo. Trong nhà trường, có thể hình thành ý tưởng nghiên cứu thông qua các hoạt động dưới đây: Bước 1: Tìm kiếm ý tưởng nghiên cứu Để có được những ý tưởng nghiên cứu có tính mới mẻ và sáng tạo, có thể tổ chức các hoạt động sau đây để giúp học sinh có được ý tưởng nghiên cứu KHKT: - Tổ chức cuộc thi/thuyết minh "Ý tưởng khoa học" cho học sinh trong trường/tuần lễ triển lãm ý tưởng khoa học. - Mở chuyên mục và diễn đàn về NCKH-KT trên trang web của nhà trường hoặc tham gia diễn đàn về NCKH-KT trên internet. - Giáo viên trao đổi với học sinh về những vấn đề thời sự, khoa học, những vấn đề nảy sinh trong thực tiễn và khuyến khích các em suy nghĩ, trao đổi, đặt câu hỏi về những tình huống, sự kiện diễn ra trong thực tế cuộc sống để tìm hiểu, xác định vấn đề cần tìm tòi, khám phá. - Giáo viên trao đổi trong tổ bộ môn về các ý tưởng nghiên cứu, những đề xuất cải tiến. - Tổ chức cho học sinh tham quan, đi thực địa, dã ngoại, quan sát thực tế. - Hướng dẫn học sinh tìm hiểu các bài báo, công trình khoa học, trao đổi với nhà khoa học, chuyên gia để tìm ra những vấn đề cần nghiên cứu, cải tiến.

- Gắn kết với cuộc thi vận dụng kiến thức liên môn để giải quyết các tình huống thực tiễn để có thêm các ý tưởng cho dự án nghiên cứu. Ví dụ: * Ý tưởng về việc chế tạo ra máy phát điện giá rẻ cho đồng bào vùng sâu, vùng xa (THPT Bảo yên số 2 Đạt giải cấp Quốc gia) Mục đích nghiên cứu của đề tài - Chế tạo ra máy phát điện chi phí thấp vừa có khả năng phát điện vừa có khả năng tích điện, không bắt các thiết bị phải sử dụng điện liên tục khi không cần thiết nên có thể làm tăng tuổi thọ cho các thiết bị. - Có thể sử dụng máy phát điện ở nhiều địa hình khác nhau. - Nâng công suất phát điện so với các máy phát điện hiện hành. - Tránh được sự cố do mắc rác, không bị chập cháy do nước tràn vào máy khi có mưa lũ nước dâng cao. * Chế tạo máy bóc vỏ quả Bông : Xuất phát từ thực tế các nông dân bóc bằng tay rất khó khan, vất vả, khi học sinh ăn nhãn dứng gấn máy ép nước mía thì quả nhãn bắn vào và máy đã tách vỏ ra từ đó học sinh nảy ra ý tưởng chế tạo máy bóc vỏ quả bông. * Những phát minh sang chế của những người nông dân là xuất phát từ nhu cầu thực tế để nghiên cứu. * Chú ý : Có thể nhờ các nhà khoa học, các học sinh cũ đã trưởng thành trên các lĩnh vực của nhà trường để phối hợp, gợi ý, đề xuất ý tưởng. (Slide 2 lần 3) Bước 2: Lựa chọn ý tưởng nghiên cứu: Sau khi đã có những ý tưởng nghiên cứu, cần tổ chức lựa chọn ý tưởng để tiến hành triển khai. Bước tiếp theo là lựa chọn ý tưởng để lập dự án nghiên cứu. Đây là yếu tố quyết định thành công của dự án nghiên cứu. Khi xem xét các ý tưởng của học sinh cần có các giáo viên có chuyên môn tốt và có kinh nghiệm nghiên cứu khoa học. Nếu có điều kiện thì nên mời chuyên gia, nhà khoa học ở những lĩnh vực dự kiến nghiên cứu để lựa chọn ý tưởng nghiên cứu. Bởi vì thực tế cho thấy việc lựa chọn ý tưởng nghiên cứu là một việc làm khó và người thực hiện việc lựa chọn ý tưởng nghiên cứu phải cần biết cách "gạn đục, khơi trong" và đôi khi là "đãi cát tìm vàng". Ví dụ, người lựa chọn ý tưởng cần có kiến thức sâu rộng về lĩnh vực nghiên cứu, cần biết được những gì đã nghiên cứu, đã có hay nhu cầu hiện tại về khoa học, kĩ thuật để xác định tính mới, tính sáng tạo của một dự án nghiên cứu. Nhiều khi một ý tưởng mới nghe rất hay, rất thú vị và có thể là rất hữu ích nhưng nếu tiến hành triển khai thì không mang lại giá trị về mặt khoa học hay không có sự sáng tạo nào về kĩ thuật, công nghệ - dự án như vậy có thể chỉ đơn giản là dự án triển khai mà không phải là dự án NCKH-KT, hoặc đó chỉ là yêu thích công nghệ đơn thuần mà không phải là sự khéo léo, sáng tạo. Cũng có thể những ý tưởng của các em nghe có thể mới lạ nhưng thực tế đã có những nghiên cứu hoặc tồn tại sản phẩm KHKT tương

tự hoặc tối ưu hơn. Ngược lại, một số ý tưởng thoạt nghe không gây ấn tượng nhiều, nhưng với kinh nghiệm, kiến thức của những nhà chuyên môn có kinh nghiệm thì tiềm ẩn trong đó là một sự án triển khai mang lại ý nghĩa khoa học hay sự cải tiến, sáng tạo về công nghệ, kĩ thuật. Khi lựa chọn ý tưởng nghiên cứu cần xem xét các vấn đề sau: về tính mới, tính sáng tạo về khoa học, kĩ thuật, công nghệ; đảm bảo khả thi trong khuôn khổ thời gian quy định của cuộc thi (tổng thời gian nghiên cứu không quá 12 tháng), vừa sức với khả năng kiến thức của học sinh phổ thông (chỉ những gì chính học sinh thực hiện mới được đánh giá trong cuộc thi), điều kiện cơ sở vật chất có thể đáp ứng được các thí nghiệm, thực nghiệm và trong khuôn khổ tài chính cho phép; dự án nghiên cứu có thực nghiệm, thí nghiệm hoặc điều tra thực tế (những dự án nghiên cứu lí thuyết không được khuyến khích trong cuộc thi); dự án nghiên cứu có ý nghĩa cho cộng đồng; phạm vi nghiên cứu không quá rộng, quá tổng quát nhưng không quá hẹp Cần đối chiếu với các văn bản hướng dẫn, quy chế của cuộc thi để đảm bảo dự án nghiên cứu được lựa chọn nằm trong các lĩnh vực nghiên cứu được quy định và không thuộc loại bị cấm (Xem phụ lục II Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012). Người hướng dẫn nghiên cứu Sau khi ý tưởng dự án nghiên cứu đã được lựa chọn, việc tiếp theo là xác định người hướng dẫn học sinh nghiên cứu. Theo quy chế của cuộc thi, mỗi dự án nghiên cứu của học sinh phải có ít nhất 01 người hướng dẫn nghiên cứu. Người hướng dẫn nghiên cứu phải thường xuyên liên lạc, theo dõi quá trình nghiên cứu của học sinh để đảm bảo việc nghiên cứu đúng hướng. Người hướng dẫn khoa học cần có chuyên môn sâu, rộng (tiến sĩ, thạc sĩ - các trường nên thành lập CLB Thạc sỹ hoặc Hội đồng khoa học nhà trường hoặc mời những nhà khoa học trên các lĩnh vực là học sinh cũ của nhà trường đã trưởng thành) về các lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh. Người hướng dẫn nghiên cứu phải nắm được những quy định của luật pháp, địa phương đối với lĩnh vực nghiên cứu của thí sinh. Người hướng dẫn nghiên cứu có thể là giáo viên, cha, mẹ, anh, chị của học sinh, hay nhà khoa học, chuyên gia khoa học... Thực tế cho thấy phần lớn các dự án có giáo viên của nhà trường là người hướng dẫn học sinh NCKH-KT. Việc lựa chọn giáo viên là người hướng dẫn khoa học có nhiều thuận lợi vì giáo viên có thể thường xuyên gặp gỡ học sinh để trao đổi các vấn đề nghiên cứu, theo dõi tiến độ nghiên cứu, giám sát hoạt động nghiên cứu của học sinh và hỗ trợ, tạo điều kiện để học sinh có thời gian, trang thiết bị thí nghiệm, thực nghiệm phục vụ dự án nghiên cứu... Tuy nhiên, vì dự án nghiên cứu thường có chuyên môn sâu và liên quan đến nhiều lĩnh vực khác nhau nên khi giáo viên trung học là người hướng dẫn nghiên cứu thì cần mời các nhà khoa học, chuyên gia tham gia là người hướng dẫn nghiên cứu thứ 2, thứ 3... hoặc là cố vấn khoa học cho dự án khi cần thiết.

Với chủ chương triển khai hoạt động NCKH-KT bền vững, nên sử dụng tối đa đội ngũ giáo viên của nhà trường để hướng dẫn học sinh NCKH-KT. Chọn giáo viên nhiệt tình, có nhiều kinh nghiệm và có năng lực chuyên môn về lĩnh vực liên quan đến dự án của học sinh, đặc biệt là những giáo viên say mê NCKH-KT, đã hướng dẫn học sinh NCKH-KT đạt giải, đã tham gia nghiên cứu khoa học (có đề tài nghiên cứu khoa học sư phạm ứng dụng, tham gia các đề tài nghiên cứu khác, giáo viên là thạc sĩ, tiến sĩ...) hay những giáo viên có tích cực, say mê trong tìm tòi, cải tiến kĩ thuật, công nghệ. Việc sử dụng đội ngũ giáo viên của nhà trường hướng dẫn học sinh nghiên cứu khoa học còn giúp tạo động lực, tạo điều kiện, cơ hội khuyến khích giáo viên tìm tòi, nghiên cứu, tự bồi dưỡng từ đó nâng cao năng lực của đội ngũ. Lưu ý khai thác nguồn lực KHKT từ cha mẹ, anh, chị của học sinh để có được nhà khoa học, chuyên gia hướng dẫn học sinh nghiên cứu. Trong giai đoạn đầu triển khai NCKH-KT ở trường trung học nhiều đơn vị còn chưa có kinh nghiệm, nhân lực KHKT của nhà trường còn hạn chế, trong điều kiện như vậy thì việc mời nhà khoa học, chuyên gia khoa học bên ngoài nhà trường để hướng dẫn khoa học là cần thiết và đảm bảo cho việc NCKH-KT bài bản, đúng phương pháp và có chiều sâu. Việc mời nhà khoa học hướng dẫn NCKH-KT cho học sinh cũng là một cơ hội tốt để cán bộ, giáo viên của nhà trường học hỏi, trao đổi kinh nghiệm nâng cao trình độ NCKH-KT đề dần dần có thể tự hướng dẫn học sinh của mình. Sở/phòng GDĐT, trường trung học cần có kế hoạch, biện pháp tạo điều kiện kết nối giữa giáo viên, học sinh NCKH-KT với các nhà khoa học, chuyên gia. Cần liên kết, phối hợp với các cơ sở giáo dục đại học, viện nghiên cứu, trung tâm nghiên cứu, liên hiệp các hội khoa học kĩ thuật, sở khoa học và công nghệ, sở tài nguyên và môi trường... để có sự hỗ trợ về nguồn lực cán bộ KHKT. Quyền lợi của người hướng dẫn nghiên cứu và học sinh tham gia vào các dự án: Giáo viên hướng dẫn: Được hưởng các quyền lợi như bồi dưỡng học sinh tham dự kỳ thi các cấp. Học sinh: Mỗi học sinh đoạt giải được cấp Giấy chứng nhận và được khen thưởng Bằng khen của Bộ, TW đoàn (giải toàn cuộc) Huy hiệu tuổi trẻ sáng tạo của TW đoàn (giải nhất toàn cuộc) Bằng khen của Vifotec (giải lĩnh vực) Giấy chứng nhận của Bộ, phần thưởng của trường ĐH, công ty... Các quyền lợi khác giống với HS đoạt giải trong kỳ thi HS giỏi quốc gia Học sinh đi thi quốc tế, học sinh đạt giải Nhất, Nhì, Ba toàn cuộc thi được tuyển thẳng vào ĐH gần chuyên ngành nghiên cứu. Giải khuyến khích vào thẳng Cao đẳng (Slide 2 lần 4) Bước 3. Lập kế hoạch triển khai dự án NCKH-KT

Sau khi đã có ý tưởng nghiên cứu và có người hướng dẫn nghiên cứu, người hướng dẫn nghiên cứu hướng dẫn học sinh lập kế hoạch triển khai dự án nghiên cứu khoa học. Trước tiên, cần làm rõ ràng ý tưởng nghiên cứu và xác định những mục tiêu chính, những nội dung chính của dự án nghiên cứu. Sau khi đã có ý tưởng rõ ràng về dự án nghiên cứu việc tiếp theo là lập kế hoạch thực hiện bao các phần việc chính, nhằm quản lí tốt quỹ thời gian cũng như kiểm soát được tiến độ thực hiện một cách khoa học. Kế hoạch có vai trò như sợi chỉ dẫn đường, có tính linh động và dễ dàng điều chỉnh chứ không phải là bất di bất dịch. Những phần việc chính của dự án bao gồm: Tìm hiểu thực trạng, viết đề cương nghiên cứu, triển khai dự án, viết báo cáo, và trình bày/bảo vệ kết quả nghiên cứu (xem nội dung chuyên đề 1). Khi lập kế hoạch cần tính toán khối lượng công việc, phân bổ khung thời gian cho mỗi phần việc, tính toán chi phí, dự kiến trang thiết bị thí nghiệm, cơ sở vật chất; Kế hoạch cần chi tiết và có phân công rõ ràng (đặc biệt là với dự án tập thể); Cần lưu ý đến các yếu tố khách quan có thể ảnh hưởng đến tiến độ nghiên cứu như đối tượng nghiên cứu, phương tiện nghiên cứu... (Slide 2 lần 5) Bước 4. Phê duyệt kế hoạch triển khai nghiên cứu khoa học Hội đồng khoa học cấp trường do hiệu trưởng nhà trường ra quyết định thành lập, bao gồm 01 lãnh đạo nhà trường, giáo viên có chuyên môn thuộc lĩnh vực của dự án nghiên cứu và có thể mời thêm một số nhà khoa học, chuyên gia khi cần thiết (ví dụ có thể mời thêm bác sĩ chuyên khoa đối với dự án liên quan đến y khoa). Hội đồng khoa học cấp trường có trách nhiệm thẩm định và cấp phép triển khai dự án nghiên cứu khoa học. Chỉ những dự án nghiên cứu được sự cấp phép của hội đồng khoa học cấp trường mới được triển khai thực hiện. Việc thẩm định, cấp phép cho dự án nghiên cứu phải căn cứ và Quy chế thi KHKT cấp quốc gia và văn bản hướng dẫn khác của cuộc thi để đảm bảo dự án đảm bảo quy định của cuộc thi. Khi xem xét dự án nghiên cứu cần lưu ý: - Kế hoạch nghiên cứu cần rõ ràng, cụ thể và khả thi; - Ưu tiên những dự án có ý tưởng độc đáo, sáng tạo; - Dự án nghiên cứu phải thuộc 17 lĩnh vực của cuộc thi và không thuộc các dự án bị cấm (mầm bệnh, hóa chất độc hại, ảnh hưởng đến môi trường...), an toàn cho học sinh nghiên cứu; ( Chuyên đề 1 đã đề cập) - Học sinh lớp 9-12; hạnh kiểm và học lực của học sinh ở học kì I từ loại khá trở lên; - Mỗi học sinh tham gia 01 dự án; dự án tập thể có không quá 03 thành viên. Theo kinh nghiệm từ Intel ISEF, nên hạn chế các dự án tập thể có 03 học sinh tham gia;

- Mỗi người hướng dẫn khoa học chỉ hướng dẫn đồng thời tối đa 02 dự án; - Ngoài ra cần cập nhật các quy định theo văn bản hướng dẫn hằng năm của Bộ GDĐT. (Slide 2 lần 6) Bước 5. Triển khai thực hiện dự án nghiên cứu theo kế hoạch Việc triển khai dự án nghiên cứu được tiến hành sau khi đã được hội đồng thẩm định khoa học cấp trường cấp phép. Người hướng dẫn nghiên cứu, người bảo trợ (nếu có) phải bảo đảm an toàn cho học sinh trong quá trình nghiên cứu; phải liên lạc thường xuyên với học sinh trong quá trình nghiên cứu. Người hướng dẫn khoa học, người bảo trợ chịu trách nhiệm về việc đảm bảo học sinh thực hiện nghiên cứu đúng quy định của cuộc thi, của nghiên cứu khoa học, của pháp luật... Trong quá trình triển khai nghiên cứu, có thể mời thêm người hướng dẫn, bảo trợ, giám sát khi cần thiết. Người hướng dẫn khoa học cần hướng dẫn học sinh ghi chép, viết báo cáo và trình bày dự án NCKH-KT của mình. Có thể tổ chức hội thảo KHKT của học sinh, giáo viên để học sinh có cơ hội rèn luyện kĩ năng trình bày báo cáo khoa học. Tạo điều kiện để học sinh, giáo viên (hướng dẫn khoa học) tham gia các hội thảo, hội nghị khoa học, trao đổi giao lưu với nhà khoa học, chuyên gia để được phản biện, học hỏi phương pháp, kinh nghiệm nghiên cứu KHKT, kinh nghiệm hướng dẫn NCKH-KT, quản lý NCKH-KT. Tập hợp các thí sinh đăng kí dự thi và mời chuyên gia khoa học đến tập huấn phương pháp NCKH và truyền lửa đam mê nghiên cứu cho các em; lập hội học sinh nghiên cứu, diễn dàn nghiên cứu trên web để trao đổi, giải đáp thắc mắc, khó khăn cho học sinh nghiên cứu. Định kỳ yêu cầu học sinh báo cáo để đánh giá quá trình nghiên cứu, tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc và kịp thời khắc phục những sai sót hoặc chệch hướng nghiên cứu. Trong quá trình hướng dẫn nghiên cứu cần lưu ý hướng dẫn từng giai đoạn một, đồng thời kiểm tra liên tục để điều chỉnh hướng nghiên cứu khi cần thiết. Cần lưu ý sâu sát các khâu như: - Hướng dẫn chọn mẫu, viết phiếu điều tra, lấy phiếu điều tra, ghi chép số liệu, ghi kết quả thực nghiệm... - Giúp liên hệ phòng thí nghiệm, theo dõi và giúp đỡ trong quá trình thực nghiệm, đảm bảo an toàn khi thực hiện các thí nghiệm; - Hướng dẫn thí sinh thu thập đầy đủ các số liệu, tài liệu; - Hướng dẫn học sinh viết báo cáo đề tài, viết tóm tắt, chuẩn bị gian trưng bày (bắt buộc theo qui định), chuẩn bị bài trình bày, tác phong trình bày, trả lời phỏng vấn (tập luyện cho học sinh)...

- Yêu cầu học sinh cần lưu ý đến từng chi tiết nhỏ, thể hiện tư duy của học sinh, nghiêm túc, cần cù, tỉ mỉ. - Luôn hướng đến kiểm thử giả thuyết đã đặt ra và kết quả, số liệu nghiên cứu phải trung thực. Kết luận phải được rút ra một các thuyết phục và trả lời cho giả thuyết nghiên cứu; - Hướng dẫn học sinh tìm kiếm tài liệu và chia sẻ với những người khác để làm giàu kiến thức; khuyến khích học sinh khám phá, tự tin và tích cực trong nghiên cứu, không nản chí khi gặp khó khăn, bế tắc. Rèn luyện khả năng phân tích và phản biện, tinh thần vượt khó, kiên nhẫn, trung thực và đúng mực, tính kỷ luật. (Slide 2 lần 7) Bước 6. Đánh giá dự án và tham dự cuộc thi cụm, tỉnh ( và Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02 tháng 11 năm 2012 và theo hướng dẫn tại công văn số 793/SGDĐT-GDTrH ngày 17/7/2013) (Slide 3) A. Đánh giá dự án trên các tiêu chí sau (chi tiết xem tài liệu): 1. Khả năng sáng tạo (30 điểm) a) Dự án cho thấy khả năng sáng tạo và độc đáo qua: - Những câu hỏi, vấn đề nghiên cứu được đưa ra; - Phương pháp tiếp cận để giải quyết vấn đề đặt ra; - Phân tích các dữ liệu; - Giải thích của dữ liệu; - Xây dựng hoặc thiết kế thiết bị mới. b) Sáng tạo trong điều tra nghiên cứu giúp trả lời câu hỏi đặt ra một cách độc đáo. c) Sáng tạo trong việc phát triển phương pháp nghiên cứu hiệu quả, tin cậy để giải quyết vấn đề. Khi đánh giá dự án, cần phân biệt rõ giữa sự yêu thích công nghệ đơn thuần và sự khéo léo, sáng tạo. 2. Ý tưởng khoa học (30 điểm) a) Đối với dự án khoa học - Vấn đề nghiên cứu được nêu rõ, không gây hiểu nhầm. - Vấn đề nghiên cứu được giới hạn để phù hợp cho phương pháp nghiên cứu. - Có chuẩn bị kế hoạch theo từng bước để đạt đến giải pháp không? - Các tham biến có được nhận ra và xác định rõ không? - Nếu các kiểm soát là cần thiết, thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra sự cần thiết của sự kiểm soát và việc kiểm soát đã được thực hiện một cách chính xác không? - Có dữ liệu phù hợp để hỗ trợ kết luận không? - Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận ra hạn chế của dữ liệu không? - Thí sinh/nhóm thí sinh có hiểu mối quan hệ giữa dự án với các nghiên cứu có liên quan không? - Thí sinh/nhóm thí sinh có ý tưởng cho việc tiếp tục nghiên cứu trong tương lai không? - Thí sinh/nhóm trích dẫn tài liệu khoa học, hay chỉ trích dẫn những tài liệu phổ biến (ví dụ, báo, tạp chí địa phương). b) Đối với dự án kĩ thuật - Mục tiêu của dự án có được xác định rõ ràng không? - Mục tiêu có liên quan đến nhu cầu sử dụng của con người không?

- Giải pháp đưa ra có khả thi không? Chấp nhận được đối với người sử dụng không? Có lợi ích về mặt kinh tế không? - Giải pháp đưa ra có thể được sử dụng để thiết kế hay xây dựng sản phẩm cuối cùng không? - Giải pháp đưa ra có sự cải tiến đáng kể so với các lựa chọn hoặc các ứng dụng trước đây không? - Giải pháp đã được thử nghiệm sử dụng trong điều kiện thực tế hay chưa? 3. Tính thấu đáo (15 điểm) - Mục tiêu đạt được nằm trong phạm vi của ý định ban đầu hay không? - Làm thế nào giải quyết hoàn toàn vấn đề đặt ra trong năm nghiên cứu? - Kết luận đưa ra dựa trên một hay nhiều thử nghiệm? - Việc ghi chép được thực hiện đầy đủ như thế nào? - Thí sinh/nhóm thí sinh có biết những phương pháp tiếp cận khác hay lí thuyết khác không? - Thí sinh/nhóm thí sinh đã dành bao nhiêu thời gian cho dự án? - Thí sinh/nhóm thí sinh có tìm hiểu những kết quả nghiên cứu khoa học của lĩnh vực nghiên cứu không? 4. Kỹ năng (15 điểm) - Dự án nghiên cứu có yêu cầu kỹ năng thí nghiệm, tính toán, quan sát, thiết kế để có được dữ liệu không? - Dự án được thực hiện ở đâu? (ví dụ ở nhà, phòng thí nghiệm của trường trung học, phòng thí nghiệm của trường đại học). Thí sinh/nhóm thí sinh có nhận được sự trợ giúp từ cha mẹ, giáo viên, nhà khoa học hay kỹ sư không? - Dự án được hoàn thành dưới sự giám sát của người lớn hay thí sinh/nhóm thí sinh tự thực hiện? - Thiết bị được lấy từ đâu? Thiết bị do thí sinh/nhóm thí sinh tự thiết kế riêng hay đi mượn từ người khác hay thiết bị của phòng thí nghiệm của nhà trường? 5. Tính rõ ràng, minh bạch (10 điểm) - Thí sinh/nhóm thí sinh có trình bày, giải thích rõ ràng mục đích, quy trình và kết luận của dự án không? - Báo cáo viết có phải ánh thí sinh/nhóm thí sinh hiểu rõ công trình nghiên cứu không? - Những giai đoạn quan trọng của dự án có được trình bày mạch lạc không? - Số liệu có được trình bày rõ ràng không? - Kết quả có được trình bày rõ ràng không? - Bài trình bày có được rõ ràng, mạch lạc không? - Thí sinh/nhóm thí sinh thực hiện tất cả các công việc của dự án hay có sự giúp đỡ của người khác? (Slide 4) B. Gian trưng bày dự án tại cuộc thi Những dự án nhận được sự được đồng ý cho tham dự cuộc thi của ban tổ chức phải chuẩn bị cho việc trưng bày dự án tại cuộc thi. Ban tổ chức sẽ cung cấp cho mỗi dự án một gian trưng bày tại khu vực trưng bày dự án của cuộc thi. Khi chuẩn bị gian trưng bày cần chú ý:

- Tìm hiểu quy định về trưng bày của cuộc thi: thời gian, địa điểm, kích thước, những vật được phép và không được phép... Việc trưng bày dự án trong gian trưng bày phải tuân thủ quy định an toàn của cuộc thi KHKT quốc gia. - Gian trưng bày phải làm nổi bật được nội dung chính của đề tài để giám khảo, người xem nắm bắt đề tài nhanh nhất. Hầu hết giám khảo nhìn vào gian trưng bày trước khi phỏng vấn. - Tựa đề là thông tin thu hút sự quan tâm của giám khảo, khách tham. Tựa nên thể hiện một cách đơn giản, chính xác công trình nghiên cứu của bạn và tính chất của dự án nghiên cứu. Tựa đề cũng phải khiến cho người xem phải muốn tìm hiểu thêm. - Gian trưng bày phải được sắp xếp ngăn nắp, hợp lí, thể hiện tính khoa học, tính thẩm mỹ, dễ theo dõi và dễ đọc. - Tóm tắt báo cáo dự án nghiên cứu không quá 250 từ và luôn có sẵn tại gian trưng bày của dự án. Nên sử dụng hình vẽ, sơ đồ... để mô tả tóm tắt dự án và kết quả nghiên cứu. Bản tóm tắt thường bao gồm: (i) mục đích của thí nghiệm; (ii) cách thức tiến hành, (iii) dữ liệu và (iv) kết luận. Tóm tắt cũng có thể bao gồm những ứng dụng nghiên cứu. Bản tóm tắt phải tập trung vào công trình thực hiện trong của thí sinh ở năm hiện tại và không nên kèm theo lời cám ơn. - Tại gian trưng bày dự án thí sinh phải chuẩn bị để trình bày dự án cho thành viên ban giám khảo, giới thiệu dự án cho khách tham quan. Thí sinh cần chuẩn bị để trình bày, giới thiệu ngắn gọn, súc tích, nêu bật được trọng tâm của dự án (thường không quá 7 phút, nên chọn học sinh có khả năng trình bày bằng tiếng Anh). Nếu là đề tài tập thể thì nên có sự phối hợp giữa các thành viên khi trình bày. Nên chuẩn bị kĩ lưỡng, dự kiến trước câu hỏi của giám khảo, người tham quan và chuẩn bị trước câu trả lời. Ban tổ chức cuộc thi KHKT quốc gia có thể yêu cầu học sinh tiến hành một số sửa đổi đối với gian trưng bày để đảm bảo quy định về an toàn và trưng bày. Theo quy chế, Ban tổ chức sẽ cấp cho mỗi dự án một gian trưng bày có kích thức tối đa: 76 cm chiều sâu, 122 cm chiều rộng, 274 cm chiều cao kèm theo một bàn trưng bày cao không quá 91 cm.

Kích thước gian trưng bày Sâu 76 cm Cao 274 cm - Chiều sâu (từ trước ra sau)=76 cm - Chiều rộng (khoảng cách 2 bên)=122 cm - Chiều cao (tính từ sàn nhà) = 274 cm - Chiều cao của bàn = 91 cm - BTC cung cấp 01 bàn, 01 ghế được đặt trong gian trưng bày. - Mọi trưng bày phải được gói gọn trong không gian của gian trưng bày dự án Bàn cao 91 cm Rộng 122 cm Hình 2.3: Gian trưng bày dự án Kích cỡ tối đa của dự án bao gồm tất cả các vật liệu dự án và các dụng cụ hỗ trợ đều không được vượt quá diện tích cho phép. Cần tận dụng tối đa diện tích sử dụng để minh hoạ rõ ràng và chính xác dự án nghiên cứu. Yêu cầu để trình bày tốt một dự án là phần trình bày phải rõ ràng, súc tích để khi nhìn vào mọi người có thể hiểu được ý tưởng và thấy ngay được kết quả của dự án. (Slide 5 6) Poster không nên quá nhiều chữ mà cần được sơ đồ hóa. Bố cục Poster Bắt đầu từ đây 2 Tóm tắt Hình ảnh 1 Tên dự án 4 Quy trình 6 Kết quả Hình ảnh Hình ảnh Bảng biểu 3 Giới thiệu 7 Kết luận 5 Dữ liệu (Xem poster)

Poster - Thí sinh tự làm và mang đến đặt vào gian trưng bày tại cuộc thi - Không được vượt quá không gian của gian trưng bày Bên cạnh phần trình bày poster, học sinh dự thi còn cần thuyết minh dự án. Thuyết minh là phần quan trọng, thể hiện hiểu biết và năng lực nghiên cứu của học sinh thực hiện dự án. Nếu là dự án tập thể thì nên có sự phối hợp giữa các thành viên khi thuyết minh. B. Đăng kí dự thi và nộp hồ sơ dự thi các cấp: Cấp trường, cấp cụm: Tùy theo đặc điểm từng đơn vị và kế hoạch Cấp tỉnh: Trước ngày 20/12/2013 trong đó chú ý - Thời hạn đăng kí dự thi (như trên): Đơn vị dự thi đăng kí với ban tổ chức về số lượng dự án dự thi (bao gồm cả dự án cá nhân, dự án tập thể), lĩnh vực dự thi và số thí sinh dự thi. - Thời hạn nộp hồ sơ dự thi: Đơn vị dự thi nộp hồ sơ dự thi về ban tổ chức cuộc thi. Hồ sơ dự thi bao gồm: + Quyết định của thủ trưởng đơn vị dự thi cử các dự án tham dự Cuộc thi; + Bản đăng kí số lượng dự án, số lượng thí sinh dự thi; + Phiếu báo xếp loại hạnh kiểm và học lực của thí sinh có xác nhận của hiệu trưởng nhà trường; + Hồ sơ dự án đăng ký dự thi (Mẫu hồ sơ dự án đăng kí dự thi được gửi kèm theo công văn hướng dẫn tổ chức cuộc thi hằng năm của Sở, xem phụ lục). - Đồng thời với việc gửi bản đăng kí dự thi, hồ sơ dự thi về Sở, (qua phòng giáo dục trung học). Đơn vị dự thi chịu trách nhiệm về việc đăng kí dự thi và nộp hồ sơ dự thi đúng quy định theo quy chế cuộc thi và công văn hướng dẫn của Phòng GDTrH.

2. TỔ CHỨC CUỘC THI KHKT 1. Thi KHKT cấp trường/cụm trường Tùy điều kiện thực tế, việc tổ chức thi KHKT ở trường hoặc cụm trường được thực hiện theo hướng dẫn của sở GDĐT. Việc tổ chức thi KHKT cấp trường/cụm trường nên tổ chức theo hướng đơn giản hóa và gọn nhẹ. Có thể chia nhỏ giai đoạn thực hiện để người tham gia thấy đơn giản. Có thể xem đây như bước chuẩn bị, tập dượt, hoàn thiện dự án và lựa chọn dự án để tham dự cuộc thi cấp tỉnh/thành phố. Cuộc thi cấp trường/cụm trường có thể xem như là bước đầu tiên để lựa chọn, bồi dưỡng và phát triển những đề tài có triển vọng, phù hợp với tiêu chí cuộc thi cử đi thi tiếp cuộc thi cấp sở. Qua vòng lựa chọn cấp trường/cụm trường cần tiếp tục hướng dẫn học sinh chỉnh sửa và hoàn thiện đề tài trên cơ sở giám khảo nhận xét và góp ý, rèn luyện cho học sinh kĩ năng thuyết trình và báo cáo khoa học. 2. Thi KHKT cấp tỉnh/thành phố (theo Hướng dẫn tại công văn số 793/SGDĐT-GDTrH ngày 17/7/2013) 3. Chia sẻ kế hoạch tổ chức thi cụm

SỞ GD & ĐT BẮC NINH KHỐI THPT THUẬN THÀNH Số: / KHLT CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc Thuận Thành, ngày tháng 9 năm 2013 KẾ HOẠCH Tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh khối THPT huyện Thuận Thành Năm học 2013 2014 Căn cứ thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ giáo dục và đào tạo về việc Ban hành Qui chế thi nghiên cứu khoa học, kỹ thuật cấp Quốc gia học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông; Căn cứ công văn số 793/SGDĐT-GDTrH ngày 17/7/2013 của Sở GDĐT Bắc Ninh về việc Hướng dẫn tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh trung học cơ sở và trung học phổ thông. BGH khối các trường THPT huyện Thuận Thành thống nhất kế hoạch tổ chức Cuộc thi khoa học kỹ thuật dành cho học sinh các trường THPT Thuận Thành như sau: I. Mục đích, yêu cầu - Khuyến khích học sinh các trường THPT NCKH, sáng tạo kỹ thuật, công nghệ và vận dụng kiến thức đã học vào giải quyết những vấn đè thực tiễn; - Góp phần đổi mới hình thức tổ chức hoạt động dạy học, đổi mới hình thức và phương pháp kiểm tra đánh giá kết quả học tập; phát triển năng lực của học sinh, nâng cao chất lượng dạy học trong các nhà trường; - Khuyến khích các cơ sở giáo dục, các tổ chức, cá nhân hỗ trợ hoạt động nghiên cứu KHKT của học sinh các trường THPT; - Tạo điều kiện, cơ hội để học sinh trung học phổ thông giới thiệu các kết quả nghiên cứu, sáng tạo khoa học kỹ thuật của mình; tăn cường trao đổi, giao lưu văn hóa, giáo dục giữa các đơn vị trên địa bàn Huyện Thuận Thành; - Qua cuộc thi chọn 03 sản phẩm dự thi cấp Tỉnh theo kế hoạch chung; - Cuộc thi được triển khai tổ chức thực hiện tới 100% CBGV thuộc các môn Toán, Lý, Hóa, Sinh, Tin, Công nghệ, Văn, GDCD, Anh văn và 100% học sinh năm học 2013 2014 đảm bảo tính nghiêm túc, chính xác, khoa học, khách quan, công bằng. II. Nội dung, hình thức 1. Nội dung : Là kết quả nghiên cứu của các dự án, đề tài, công trình nghiên cứu khoa học kỹ thuật (sau đây gọi chung là dự án) thuộc các lĩnh vực của cuộc thi ( xem phụ lục I đính kèm), không hạn chế số lượng dự án. 2. Hình thức: Dự án được trưng bày tại nhà đa năng trường THPT Thuận Thành số 1, tác giả hoặc nhóm tác giả trình bày dự án và trả lời câu hỏi của Ban giám khảo. 3. Yêu cầu đối với dự án dự thi ( theo Điều 4, thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012) 1. Đảm bảo tính trung thực trong nghiên cứu khoa học; không gian lận, sao chép trái phép, giả mạo; không sử dụng hay trình bày nội dung, kết quả nghiên cứu của người khác như là của mình.

2. Nếu dự án dự thi là một phần của một dự án lớn hơn thì học sinh có dự án dự thi (sau đây gọi tắt là thí sinh) phải là tác giả của toàn bộ dự án dự thi. 3. Thời gian nghiên cứu của dự án dự thi không quá 12 tháng liên tục và trong khoảng từ tháng 01 năm liền kề trước năm tổ chức Cuộc thi đến trước ngày khai mạc Cuộc thi 30 ngày. 4. Nếu dự án dự thi được nghiên cứu trong thời gian nhiều hơn 12 tháng thì chỉ đánh giá những phần việc được nghiên cứu trong thời gian quy định tại khoản 3 của điều này. 5. Các dự án tập thể không được phép đổi các thành viên khi đã bắt đầu thực hiện dự án. 6. Những dự án nghiên cứu có liên quan đến các mầm bệnh, hóa chất độc hại hoặc các chất ảnh hưởng đến môi trường không được tham gia Cuộc thi. 7. Những dự án dựa trên những nghiên cứu trước đây ở cùng lĩnh vực nghiên cứu có thể được tiếp tục dự thi; những dự án này phải chứng tỏ được những nghiên cứu tiếp theo là mới và khác với dự án trước. 8. Dự án phải đảm bảo yêu cầu về trưng bày theo quy định của ban chỉ đạo Cuộc thi. Không trưng bày những vật không được phép trưng bày tại Cuộc thi (Phụ lục II). 4. Thời gian tổ chức: Các đơn vị tổ chức cuộc thi tại đơn vị mình và hoàn thành bản đăng ký dự án trước ngày 10/12/2013 và gửi về Ban tổ chức theo địa chỉ email: c3thuanthanh1@bacninh.edu.vn hoặc nguyenhuuthanhtt1@bacninh.edu.vn ; hoàn thành báo cáo dự án và trưng bày sản phẩm tại nhà đa năng trường THPT Thuận Thành Số 1 từ 7h30 phút ngày 18/12/2013 đến 16h ngày 18/12/2013 để Ban giám khảo chấm điểm và trao giải thưởng theo cơ cấu dưới đây. 5. Thang điểm, tiêu chí đánh giá ( theo Điều 8, thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012). Tiêu chí đánh giá dự án dự thi được mô tả chi tiết ở phụ lục III. 1. Dự án dự thi được chấm theo thang điểm 100, là số nguyên. 2. Tiêu chí đánh giá: a) Khả năng sáng tạo: 30 điểm; b) Ý tưởng khoa học: 30 điểm; c) Tính thấu đáo: 15 điểm; d) Kỹ năng: 15 điểm; đ) Sự rõ ràng, minh bạch: 10 điểm Các xếp giải: Giải nhất từ 90 điểm đến 100 điểm; giải nhì từ 80 điểm đến dưới 90 điểm; giải ba từ 70 điểm đến dưới 80 điểm; giải khuyến khích từ 50 điểm đến dưới 70 điểm thực hiện theo nguyên tắc lấy từ cao xuống thấp 6. Cơ cấu giải thưởng và mức thưởng - Nhất: 01 giải + giấy chứng nhận của BTC +1.000.000 đồng/ giải. - Nhì: 02 giải + giấy chứng nhận của BTC + 800.000 đồng/ giải. - Ba: 03 giải + Giấy chứng nhận của BTC +500.000 đồng/ giải. - Khuyến khích: 04 giải + Giấy chứng nhận của BTC + 300.000 đồng/ giải. ( Chọn 03 sản phẩm đạt điểm cao theo thứ tự dự thi cấp Tỉnh) III. Tổ chức thực hiện 1. Thành lập Ban chỉ đạo, BTC và các tiểu ban phục vụ hội thi cấp cơ sở như sau 1.1. Ban chỉ đạo, BTC - Ông Nguyễn Văn Hiếu Hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 1 Trưởng ban; - Ông Nguyễn Hữu Thanh Phó hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 1 Phó ban thường trực. - Ông Nguyễn Đình Hoạt Hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 2 Phó ban; - Ông Nguyễn Công Việt Hiệu trưởng trường THPT Thuận Thành số 3 Phó ban; - Ông Nguyễn Văn Tảo Hiệu trưởng trường THPT Kinh Bắc Phó ban; - Ông Nguyễn Xuân Oánh Hiệu trưởng trường THPT Thiên Đức Phó ban.

Ban chỉ đạo họp tại trường THPT Thuận Thành số 1 từ 14h30 ngày 8/8/2013 ( đóng tiền chi chung các khoản trước ngày 8/8/2013 cho đồng chí Kế toán trường THPT Thuận Thành số 1) 1.2. Các tiểu ban Ban giám khảo: Mỗi đơn vị cử 02 giám khảo (nộp danh sách giám khảo theo yêu cầu tại Điều 8. Tiêu chuẩn, điều kiện đối với thành viên của ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo) về địa chỉ email: c3thuanthanh1@bacninh.edu.vn hoặc nguyenhuuthanhtt1@bacninh.edu.vn trước ngày 10/12/2013. 1. Thành viên của ban chỉ đạo, hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo (gọi chung là những người tham gia tổ chức Cuộc thi) phải có phẩm chất đạo đức tốt, tinh thần trách nhiệm cao và không trong thời gian bị kỷ luật hoặc bị truy cứu trách nhiệm hình sự. 2. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 của điều này, thành viên hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo còn phải là những người có năng lực chuyên môn tốt, có kinh nghiệm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ của hội đồng thẩm định hồ sơ dự thi, ban giám khảo. 3. Ngoài các tiêu chuẩn, điều kiện quy định tại khoản 1 và 2 của điều này, thành viên ban giám khảo phải có thêm các điều kiện sau: a) Không có vợ, chồng, con hoặc anh, chị, em, cháu ruột hoặc anh, chị, em, cháu ruột vợ (hoặc chồng), người được giám hộ hoặc được đỡ đầu tham dự Cuộc thi; b) Không phải là người hướng dẫn thí sinh hay giáo viên đang dạy chính khoá thí sinh. Ban trang trí, CSVC, quay phim, chụp ảnh (trang trí phông chính, kê dọn bàn ghế đặt gian trưng bày sản phẩm của các đơn vị, hoa,, ): Trường THPT Thuận Thành số 1; Ban khánh tiết( tiếp khách, nước, ): Trường THPT Thuận Thành số 1; Ban Hậu cần (Chuẩn bị giấy chứng nhận, phần thưởng): THPT Thuận Thành số 1; Ban an ninh ( Đảm bảo an ninh trật tự, bảo vệ xe, hướng dẫn các đơn vị khi đến tham gia): THPT Thuận Thành số 1. 2. Đối với các đơn vị: Căn cứ vào tình hình thực tế, tổ chức phát động cuộc thi tại đơn vị và đăng ký dự án, danh sách giám khảo về ban tổ chức theo thời gian qui định. 3. Kinh phí (dự trù, có tổng hợp gửi các đơn vị sau khi tổ chức) Các đoàn tham dự Cội thi cấp cơ sở có trách nhiệm cùng với ban tổ chức lo kinh phí tổ chức Cuộc thi bao gồm: Trang trí sân khấu, giải thưởng, giao lưu với dự kiến như sau (chia đều cho các đơn vị): - Trang trí (in phông, băng zôn): 1.000.000 đồng. - Giao lưu sau khi thi xong: 6.000.000 đồng. - Công tác bảo vệ an ninh, tiếp tân: 1.000.000 đồng. - Chi giải thưởng: 6.000.000 (5.300.000 giải, in giấy chứng nhận, khung:700.000) - Kinh phí dự thi cấp Tỉnh: 10.000.000 đồng (đơn vị nào đi thi cấp tỉnh thì các đơn vị đóng góp chung để hỗ trợ). - Chi khác (khách mời): 1.000.000 đồng. Tổng cộng: 25.000.000 đồng (Hai mươi năm triệu đồng chẵn). ( Các điều kiện khác cho dự án, sản phẩm như kinh phí thực hiện, làm poster, làm báo cáo, chi cho giáo viên hướng dẫn, giám khảo chấm chung do các đơn vị tự túc từ nguồn kinh phí của đơn vị) Đề nghị các đơn vị triển khai tổ chức thực hiện nghiêm túc về nội dung và hình thức để cuộc thi đạt được chất lượng tốt nhất. Trong quá trình thực hiện nếu có vướng mắc liên hệ trực tiếp với đồng chí trong Ban chỉ đạo để cùng nhau giải quyết.

Nơi nhận: - Phòng GDTrH Sở GD&ĐT (b/c); - Trường THPT Thuận Thành số 1,2,3; - Trường THPT Thiên Đức, Kinh Bắc; - Lưu VT. th c hi n T/M BCĐ TRƯỞNG BAN Hiệu trưởng Nguyễn Văn Hiếu ĐƠN VỊ DỰ THI...... CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập - Tự do - Hạnh phúc..., ngày tháng năm 2013 HỒ SƠ DỰ ÁN DỰ THI 1. Tên dự án:... 2. Nhóm lĩnh vực của dự án 1 :... 3. Loại dự án: Cá nhân Tập thể 4. Thời gian nghiên cứu của dự án:... tháng 2 Bắt đầu từ tháng 3 :... 5. Thí sinh/nhóm thí sinh: Số lượng thí sinh (tối đa 03 thí sinh):... - Với mỗi thí sinh, cung cấp các thông tin sau: +Họ và tên:... + Ngày sinh:... Nam Nữ + Đang học lớp:... + Trường:... + Xếp loại học kì I năm học 2012-2013: Hạnh kiểm:... Học lực:... + Email:... Điện thoại:... Ảnh 3x4 (đóng dấu giáp lai) - Có việc thay đổi thành viên của dự án hay không? Có Không Nếu có, tại sao?...... và việc thay đổi thành viên được thực hiện: 1 Ghi số thứ tự và tên của nhóm lĩnh vực ghi trong phụ lục I các lĩnh vực của cuộc thi ban hành kèm theo Thông tư số 38/2012/TT-BGDĐT ngày 02/11/2012 của Bộ trưởng Bộ GDĐT 2 Ghi số lượng tháng đã nghiên cứu 3 Ghi tháng, năm bắt đầu nghiên cứu dự án

Trước khi bắt đầu thực hiện dự án Sau khi bắt đầu thực hiện dự án 6. Người hướng dẫn nghiên cứu: Với mỗi người hướng dẫn nghiên cứu cung cấp các thông tin sau: + Họ và tên:... Học hàm, học vị:... + Lĩnh vực chuyên môn:... + Đơn vị công tác:... + Email:... Điện thoại:... 7. Những vật của dự án dự kiến sẽ trưng bày tại cuộc thi - Dự án có những vật không an toàn dự kiến trưng bày tại cuộc thi hay không? Có Không - Nếu có, mô tả chi tiết vật cần trưng bày và sự cần thiết của vật này trong việc trình bày dự án:......... 8. Tóm tắt nội dung chủ yếu của dự án (không quá 150 từ) (Nội dung cần tập trung vào: Lý do nghiên cứu, ý tưởng nghiên cứu; Câu hỏi nghiên cứu; Lợi ích đề tài mang lại; Công việc chính đã thực hiện; kết quả đạt được)..................... Ví dụ: Báo cáo kết quả nghiên cứu đề tài Chế tạo máy phát điện cải tiến giá rẻ cho người nghèo ở vùng núi đặc biệt khó khăn LỜI CẢM ƠN! Nhóm nghiên cứu khoa học thuộc đề tài Chế tạo máy phát điện cải tiến giá rẻ cho người nghèo ở vùng núi đặc biệt khó khăn chân thành cảm ơn đến các thầy cô trong Ban lãnh đạo trường THPT số 2 huyện Bảo Yên, tỉnh Lào Cai cùng các thầy cô giáo đã tạo mọi điều kiện giúp đỡ trong suốt thời gian chúng em thực hiện đề tài. Chúng em chân thành cảm ơn lãnh đạo, bà con nhân dân bản Lúc - xã Bảo Hà - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai đã tạo điều kiện và tận tình giúp đỡ để chúng em thử nghiệm thành công máy phát điện. Nhóm nghiên cứu chân thành cảm ơn các thầy cô cố vấn thuộc bộ Vật lý trường THPT số 2 huyện Bảo Yên đã hướng dẫn, giúp đỡ về kỹ thuật để nhóm nghiên cứu hoàn thành đề tài này.

Cuối cùng, nhóm nghiên cứu xin gửi lời chia sẻ, lòng biết ơn đến gia đình, bạn bè luôn động viên và tạo mọi điều kiện để nhóm hoàn thành đề tài này. PHẦN I. MỞ ĐẦU Trân trọng cảm ơn! I. Lý do chọn đề tài Trong thời đại văn minh như hiện nay, hầu hết các thiết bị gia dụng đều cần phải sử dụng điện. Điện đóng một vai trò to lớn trong việc phát triển sản xuất, kinh tế, văn hóa...của đất nước. Nhưng thật đáng tiếc tại một số bản làng quê hương em lại không có điện lưới Quốc gia. Điều này giúp em một phần giải thích được tại sao bà con nông dân ở đây vẫn nghèo, vẫn vất vả. Em thiết nghĩ do không có điện nên mọi hướng dẫn bằng hình ảnh để làm giàu thông qua các chương trình ti vi và các thông tin đại chúng khác đều khó có thể đến được với những người dân nghèo nơi đây. Bên cạnh đó, các chủ trương, chính sách, văn hóa đời sống pháp luật của Nhà nước cũng chậm đến được với bà con. Mọi thông tin đến được với nhân dân đều thông qua các văn bản do lãnh đạo thôn bản triển khai nên đôi khi gây ra nhàm chán ít có giá trị tuyên truyền. Trong khu vực bản em sinh sống, một số gia đình có điều kiện đã dùng máy phát điện sử dụng nguồn nước. Tuy nhiên, loại máy phát điện này công suất rất nhỏ, chỉ sử dụng được đối với những gia đình gần nguồn nước. Trong quá trình sử dụng máy phát điện loại này thường gặp một số sự cố như kẹt rác, lũ lụt, thiếu nước, đứt dây...máy đều không hoạt động được. Quá trình sử dụng điện luôn phải có thiết bị hoạt động dẫn đến sự lãng phí điện và giảm thời gian sử dụng của các thiết bị điện. Ngoài ra, chi phí sử dụng điện bằng máy phát điện lại cao nên không phù hợp với thu nhập của đại bộ phận người dân nghèo. Xuất phát từ thực tiễn và những lý do trên đã thôi thúc em nghĩ ra ý tưởng chế tạo ra máy phát điện giá rẻ cho những người dân nghèo vùng núi có điều kiện đặc biệt khó khăn và khắc phục được những nhược điểm của máy phát điện thông thường. II. Mục đích nghiên cứu của đề tài - Chế tạo ra máy phát điện chi phí thấp vừa có khả năng phát điện vừa có khả năng tích điện, không bắt các thiết bị phải sử dụng điện liên tục khi không cần thiết nên có thể làm tăng tuổi thọ cho các thiết bị. - Có thể sử dụng máy phát điện ở nhiều địa hình khác nhau. - Nâng công suất phát điện so với các máy phát điện hiện hành. - Tránh được sự cố do mắc rác, không bị chập cháy do nước tràn vào máy khi có mưa lũ nước dâng cao. III. Ý nghĩa thực tiễn của đề tài Sự thành công của đề tài sẽ có một ý nghĩa to lớn trong việc tạo ra nguồn điện cho những người dân nghèo vùng núi đặc biệt khó khăn quê hương em. Máy phát điện giá rẻ của chúng em hộ gia đình nào cũng có thể đầu tư được. Bên cạnh ưu thế về chi phí, máy phát điện này còn có những tính năng ưu việt vượt trội so với các máy phát điện thông thường như vừa phát điện, vừa có khả năng tích

điện, trong quá trình hoạt động tránh mắc rác vào thân máy và quận dây do hệ thống thân máy được đưa lên cao. Tăng suất điện động nhờ hệ thống puli truyền lực. Nếu được đầu tư nghiên cứu để hoàn thiện đề tài chúng em nghĩ rằng mình đã đóng góp một phần rất nhỏ đối với sự phát triển, kinh tế, chính trị, văn hóa ở địa phương. IV. Đối tượng nghiên cứu - Một số tính năng mới của máy phát điện giá rẻ: Tăng tốc độ quay của từ trường nhằm tăng công suất điện; Khả năng tránh lũ và tránh rác cao hơn so với máy phát điện thông thường. - Khả năng ứng dụng của máy phát điện giá rẻ ở một số địa hình của vùng núi tại xã Bảo Hà - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai. V. Phương pháp nghiên cứu 1. Nhóm phương pháp lý luận Nghiên cứu các lý thuyết về từ thông, hiện tượng cảm ứng điện từ. 2. Nhóm phương pháp nghiên cứu thực tiễn Nghiên cứu cấu tạo của máy phát điện, khảo sát các nguồn nước tại địa phương, thử nghiệm lắp đặt máy phát điện tại các địa điểm khác nhau. VI. Thời gian nghiên cứu: Từ tháng 8/2011 đến 01/2013. PHẦN HAI. NỘI DUNG I. Cơ sở lí thuyết 1. Từ thông Từ thông gửi qua một diện tích đặt vuông góc với đường sức từ được xác định bằng công thức: Φ=BScosα Với: + Φ Từ thông (Wb) + B : cảm ứng từ (T) + S : diện tích vòng dây (m 2 ) + α =( B n, ) 2. Hiện tượng cảm ứng điện từ - Hiện tượng cảm ứng điện từ: Khi từ thông gửi qua một mạch kín biến thiên theo thời gian trong mạch xuất hiện suất điện động cảm ứng. - Định luật cảm ứng điện từ ( Định luật Faraday): Độ lớn của suất điện động cảm ứng xuất hiện trong mạch kín tỉ lệ với tốc độ biến thiên từ thông qua mạch kín đó. Suất điện động cảm ứng: e C = - t 3. Nguyên tắc tạo ra dòng điện xoay chiều - Xét một cuộn dây dẫn dẹt hình tròn, khép kín, quay quanh trục cố định đồng phẳng với cuộn dây đặt trong từ trường đều B có phương với trục quay. Giả sử lúc t = 0, = 0

- Lúc t > 0 = t, từ thông qua cuộn dây: = NBScos = NBScos t Với N là số vòng dây, S là diện tích mỗi vòng. - biến thiên theo thời gian t nên trong cuộn dây xuất hiện suất điện động cảm ứng: d e NBS sin t dt - Suất điện động này biến thiên điều hòa theo thời gian. - Suất điện động của máy tỉ lệ với tốc độ quay. 4. Máy phát điện xoay chiều một pha hoạt động dựa vào hiện tượng cảm ứng điện từ để tạo ra dòng điện xoay chiều Cấu tạo: - Phần cảm (roto) tạo ra từ thông biến thiên bằng các nam châm quay. N S S - Phần ứng (stato) gồm các cuộn dây giống nhau, cố định trên một vòng tròn. B 2 B 1 B 3

+ Từ thông qua mỗi cuộn dây biến thiên tuần hoàn với tần số: f np trong đó: n tốc độ quay của roto (vòng/s); p: số cặp cực. II. Ứng dụng chế tạo máy phát điện cải tiến 1. Mô tả chung Cấu tạo dựa trên nguyên tắc hoạt động của máy phát điện xoay chiều một pha nhằm biến cơ năng của nước thành điện năng gồm: - Guồng nước có tác dụng chuyển cơ năng của nước thành chuyển động quay của Pu Li to. - Đai truyền: Truyền chuyển động quay của Pu Li to đến Pu Li nhỏ với tốc độ quay lớn hơn. - Pu Li nhỏ gắn với phần cảm tạo ra từ trường quay. - Phần ứng gồm các cuộn dây nhận từ thông biến thiên và tạo ra từ trường quay. Làm từ thông qua các cuộn dây biến thiên xuất hiện một suất điện động cảm ứng. Nối với mạch ngoài tạo thành dòng điện. - Dòng điện được cho qua đi ốt nắn dòng bằng đi ốt hình cầu sau đó qua tụ để dòng được ổn định hơn. - Bộ đổi cực để chuyển chế độ dùng trực tiếp và chế độ tích điện. (Hình ảnh của máy phát điện cải tiến) 2. Những cải tiến mới nhằm khắc phục hạn chế của máy phát điện cũ - Thông thường các máy phát điện nước chia thành hai dạng máy đứng và máy ngồi. Tuy nhiên tất cả các máy này đều có cánh quạt tiếp xúc với nước và cuộn dây rất gần nước dẫn đến : Dễ bị nước vào máy dẫn đến chập cháy, khi có nước lón phải lập tức nhấc máy vào nơi an toàn và sẽ không thể phát điện được.

(máy cũ thường xuyên mắc rác, phải tháo để vệ sinh) (Hệ thống thân máy quá gần nguồn nước dễ bị chập cháy khi có lũ) - Đối với ý tưởng của em sẽ dùng Pu Li và đai truyền nhằm hai mục đích: Tăng tốc độ của máy phát điện và đưa được cuộn dây ra xa nguồn nước vì vậy trong điều kiện nước không to lắm không nhất thiết phải chuyển máy đi và vẫn phát điện bình thường. Ngoài ra còn tránh được rác mắc vào thân máy cũng như cuộn dây.

(Toàn bộ hệ thống được đưa lên cao nhờ puli truyền lực) - Trong bộ phát điện chúng em dùng thêm cầu dao đổi cực để chuyển chế độ: Một cực dùng điện bình thường. Cực còn lại sử dụng khi không sử dụng điện vào mục đích gì sẽ chuyển sang chế độ tích điện phục vụ cho những lúc mưa lũ quá lớn máy phát điện không hoạt động được. Đồng thời không bắt các thiết bị điện khác phải hoạt động khi không cần thiết. III. Thử nghiệm máy phát điện cải tiến Đế đánh giá kết quả của máy phát điện cho đồng bào các dân tộc các vùng núi khó khăn. Nhóm nghiên cứ chúng em đã lắp thử nghiệm tại nhiều địa điểm khác nhau tại bản Lúc - xã Bảo Hà - huyện Bảo Yên - tỉnh Lào Cai. Theo dõi hoạt động máy phát điện trong một thời gian dài tại nhà bạn Bùi Văn Trí lớp 12A6 từ 23 tháng 6 năm 2012 đến ngày 05/01/2013 và so sánh với các máy phát điện của người dân cùng bản về ba chỉ số: Lượng điện, tuổi thọ của các thiết bị điện, giải quyết sự cố khi có lũ. Kết quả thu được như sau: 1. Lượng điện Đối với các máy phát điện thông thường của các gia đình khác lượng điện thường không ổn định, cường độ dòng điện yếu. Khi xem ti vi thì không thể nấu cơm, điện sáng yếu, không thể dùng quạt hoặc quay rất yếu nguyên nhân là do tốc độ quay của từ trường chậm, dòng điện nhỏ. Với máy phát điện tại nhà bạn Bùi Văn Trí cường độ dòng điện luôn ổn định có thể vừa thắp sáng, vừa nấu cơm, vừa quạt đồng thời sử dụng các thiết bị để sửa chữa xe máy. 2. Tuổi thọ các thiết bị điện Các thiết bị điện sử dụng các thiết bị khác hỏng rất nhanh đặc biệt là bóng điện dùng để tiêu thụ điện dư. Bóng này chỉ 2 tháng là phải thay một bóng. Các quạt thường xuyên phải thay tụ khởi động do điện quá yếu, tụ khởi động phải làm việc quá khả năng. Đối với máy phát điện mới thì nhóm nghiên cứu chúng em không cần phải dùng bóng tiêu thụ điện dư. Khi không dùng điện em sẽ chuyển sang chế độ tích điện để dùng khi cần thiết. Các quạt hoạt

động bình thường. Ngoài ra giá thành để làm máy phát điện cũng không cao phù hợp với thu nhập đồng bào miên núi 3. Giải quyết sự cố khi có lũ Chỉ cần một trận mưa to nước suối về rất nhanh và mạnh các máy phát điện phải lập tức chuyển lên cao. Nếu không sẽ bị chập cháy, cuốn trôi nếu không phát được điện, vào buổi tối sẽ rất nguy hiểm nếu thực hiện việc tháo lắp máy để di chuyển. Cụ thể trong tháng 6 âm lịch có 7 lần mưa các nhà gần khu vực đều phải thực hiện công việc này. Đối với máy phát điện mới của nhóm nghiên cứu thử nghiệm tại nhà bạn Trí việc chuyển vị trí máy hầu như không phải thực hiện. Bởi máy phát điện qua bu li chuyền lực đã được nâng lên ở vị trí cao hơn rất nhiều vì vậy có thể tránh được lũ bình thường. Đối với lũ to hoàn toàn có thể cất máy đến nơi an toàn nhưng vẫn có thể dùng điện ở mức tối thiểu do đã có bộ tích sử dụng tích điện trước đó. (Nam và Trí bên máy máy phát điện cải tiến) PHẦN BA. KẾT LUẬN I. Một số kết luận Sau một thời gian tìm tòi nghiên cứu và thử nghiệm nhóm nghiên cứu chúng em đã chế tạo ra máy phát điện cải tiến có nhiều ưu việt so với máy phát điện thông thường như giá rẻ, dễ sử dụng, suất điện động lớn, ổn định có thể sử nhiều thiết bị điện cùng một lúc, tuổi thọ của các thiết bị cao hơn so với các máy phát điện thông thường.

Ngoài ra, đặc tính ưu việt hơn hẳn so với máy phát điện thông thường là máy phát điện cải tiến của chúng em có khả năng vừa phát điện vừa tích điện nên khi có sự cố máy không phát điện có thể vẫn sử dụng điện do máy có bộ phận tích điện. II. Kiến nghị Trong một thời gian nghiên cứu ngắn, kinh phí nghiên cứu hạn hẹp, phải đi lắp đặt thử nghiệm ở nhiều địa điểm nên máy phát điện của chúng em không tránh khỏi những sai xót kỹ thuật. Để ý tưởng biến thành hiện thực nhóm nghiên cứu chúng em đề nghị: - Chính quyền địa phương xã Bảo Hà hỗ trợ kinh phí mua sắm thiết bị kỹ thuật, hỗ trợ vận chuyển, lắp đặt để chúng em có thể lắp đặt máy phát điện cho một số hộ gia đình ở vùng sâu, vùng xa, các hộ gia đình có kinh tế khó khăn. - Đề nghị các thầy cô trong Ban lãnh đạo trường THPT số 2 Bảo Yên hàng năm tổ chức các cuộc thi sáng tạo để chúng em có điều kiện cống hiến những ý tưởng của mình, cho chúng em những sân chơi bổ ích, lành mạnh, phát huy hết được khả năng của mình.