@misc{milneft, title={lý thuyết trường và lý thuyết Galois (v.4.53)} year={2017}, note={xem \url{ pages={178} }

Μέγεθος: px
Εμφάνιση ξεκινά από τη σελίδα:

Download "@misc{milneft, title={lý thuyết trường và lý thuyết Galois (v.4.53)} year={2017}, note={xem \url{ pages={178} }"

Transcript

1

2 James S. Milne LÝ THUYẾT TRƯỜNG VÀ LÝ THUYẾT GALOIS Phiên bản 4.53, Ngày 27 Tháng 5, 2017 Người dịch: Nguyễn Đức Khánh, Lê Minh Hà Tham gia hiệu đính: Đoàn An Khương, Mạc Đăng Trường, Phạm Minh Hoàng, Trần Minh Tâm, Nguyễn Thụy Trung, Lê Quốc Tuấn.

3 2 Giáo trình này trình bày một cách cô đọng lý thuyết trường, trong đó có lý thuyết Galois của mở rộng hữu hạn, vô hạn và lý thuyết mở rộng siêu việt. Sáu chương đầu bao gồm các nội dung chính của một khóa học chính quy và ba chương cuối cùng ở mức độ nâng cao hơn. Trích dẫn author={milne, James S., Người dịch: Nguyễn Đ. Khánh và Lê M. Hà} title={lý thuyết trường và lý thuyết Galois (v.4.53)} year={2017}, note={xem \url{ pages={178} }

4 Ký hiệu Ta sử dụng các ký hiệu thông thường của Bourbaki. N = {0, 1, 2,...}, Z vành các số nguyên R trường số thực F p = Z/pZ trường có p phần tử, p là một số nguyên tố. X Y X là một tập con của Y X def = Y X được định nghĩa là Y, hoặc bằng Y theo định nghĩa X Y X đẳng cấu với Y X Y X và Y đẳng cấu chính tắc (hoặc có một đẳng cấu đã cho, hoặc có duy nhất một đẳng cấu). Khi có một quan hệ tương đương, [ ] ký hiệu lớp tương đương chứa. Lực lượng của một tập hợp S được ký hiệu là S (do đó S là số các phần tử của S, nếu đó là một tập hữu hạn.) Giả sử I và A là các tập hợp. Một họ các phần tử của A được gắn nhãn bởi I, ký hiệu là (a i ) i I, là một hàm i a i : I A. Trong giáo trình này, p là một số nguyên tố.

5 Mục lục Ký hiệu Mục lục Chương 1. Các khái niệm và kết quả cơ bản Vành Trường Đặc số của Trường Nhắc lại về vành đa thức Phân tích đa thức Mở rộng trường Vành con sinh bởi một tập con Trường con sinh bởi một tập con Xây dựng một số mở rộng trường Trường mầm Phần tử đại số và phần tử siêu việt Số siêu việt Dựng hình bằng thước kẻ và compa Trường đóng đại số Chương 2. Trường phân rã, nghiệm bội Ánh xạ từ mở rộng đơn Trường phân rã Nghiệm bội Bài tập

6 Mục lục 5 Chương 3. Định lý cơ bản của lý thuyết Galois Nhóm các tự đẳng cấu của trường Mở rộng tách được, mở rộng chuẩn tắc và mở rộng Galois Định lý cơ bản của lý thuyết Galois Một số ví dụ Trở về với các số xây dựng được Nhóm Galois của một đa thức Tính giải được của đa thức Bài tập Chương 4. Tính nhóm Galois Khi nào G f A n? Khi nào G f có tính chất truyền dẫn? Đa thức bậc không quá ba Phương trình bậc bốn Ví dụ về các đa thức có nhóm Galois trên Q là S p Trường hữu hạn Tính nhóm Galois trên trường Q Bài tập Chương 5. Ứng dụng của Lý thuyết Galois Định lý phần tử nguyên thủy Định lý cơ bản của Đại Số Mở rộng cyclotomic Định lý Dedekind về tính độc lập của các đặc trưng Định lý cơ sở chuẩn tắc Định lý thứ 90 của Hilbert Mở rộng xyclic Lý thuyết Kummer Chứng minh định lý về tính giải được của Galois Đa thức đối xứng Đa thức tổng quát bậc n

7 6 Mục lục Chuẩn và Vết Bài tập Chương 6. Bao đóng đại số Bổ đề Zorn Chứng minh thứ nhất về sự tồn tại của bao đóng đại số Chứng minh thứ hai về sự tồn tại của bao đóng đại số Chứng minh thứ ba về sự tồn tại của bao đóng đại số Tính (không) duy nhất của các bao đóng đại số Bao đóng tách được Chương 7. Mở rộng Galois vô hạn Nhóm Tôpô Tô pô Krull trên nhóm Galois Định lý cơ bản của Lý thuyết Galois vô hạn Nhóm Galois xem như giới hạn ngược Các nhóm con không mở chỉ số hữu hạn Chương 8. Lý thuyết Galois của đại số étale Nhắc lại một số kết quả trong đại số giao hoán Đại số étale trên một trường Phân loại các đại số étale trên một trường So sánh với lý thuyết không gian phủ Chương 9. Mở rộng siêu việt Độc lập đại số Cơ sở siêu việt Định lý Lüroth Cơ sở siêu việt tách Lý thuyết Galois siêu việt Bài tập Phụ lục A 165

8 Mục lục 7 Phụ lục B 172 Tài liệu tham khảo 174 Danh mục từ khóa

9 CHƯƠNG 1 Các khái niệm và kết quả cơ bản 1.1. Vành Một vành là một tập hợp R được trang bị hai phép toán hai ngôi + và thỏa mãn: (R, +) là một nhóm giao hoán; có tính kết hợp, và tồn tại 1 một phần tử 1 R thỏa mãn a 1 R = a = 1 R a với mọi a R; Luật phân phối: với mọi a, b, c R, (a + b) c = a c + b c a (b + c) = a b + a c. Ta thường bỏ đi và viết 1 thay cho 1 R khi không có sự lẫn lộn. Nếu 1 R = 0 thì R = {0}. Một vành con S của vành R là một tập con chứa 1 R và đóng dưới phép cộng và phép nhân. Nó thừa hưởng cấu trúc vành của R. Một đồng cấu vành α : R R là một ánh xạ thỏa mãn: α(a + b) = α(a) + α(b), α(ab) = α(a)α(b), α(1 R ) = 1 R với mọi a, b R. Vành R được gọi là giao hoán nếu phép nhân có tính chất giao hoán: ab = ba với mọi a, b R. 1 Chúng ta sẽ theo quy ước của Bourbaki, yêu cầu một vành phải có 1, vì thế các đồng cấu cũng cần bảo toàn phần tử 1.

10 1.2. Trường 9 Một vành giao hoán được gọi là một miền nguyên nếu 1 R 0 và phép nhân tuân theo luật giản ước: ab = ac, a 0, suy ra b = c. Một iđêan I của một vành giao hoán R là một nhóm con của (R, +) có tính chất đóng đối với phép nhân bởi các phần tử của R: r R, a I, suy ra ra I. Iđêan sinh bởi các phần tử a 1,..., a n được ký hiệu bởi (a 1,..., a n ). Ví dụ, (a) là iđêan chính ar. Chúng ta sẽ coi như độc giả đã làm quen với lý thuyết cơ bản về vành. Ví dụ, trong Z (hay nói chung, trong bất kỳ một miền Euclid nào) một iđêan I sẽ được sinh bởi một phần tử khác không "nhỏ nhất" của I Trường Định nghĩa 1.1. Một trường là một tập hợp F được trang bị hai luật hợp thành + và thỏa mãn: (a) (F, +) là một nhóm giao hoán; (b) (F, ), với F = F \ {0}, là một nhóm giao hoán; (c) Có luật phân phối. Như vậy, một trường là một vành giao hoán khác không mà mọi phần tử khác 0 đều có nghịch đảo. Nói riêng, nó là một miền nguyên. Một trường phải chứa ít nhất hai phần tử khác nhau, 0 và 1. Trường bé nhất, nhưng là một trong những trường quan trọng nhất là F 2 = Z/2Z = {0, 1}. Một trường con S của trường F là một vành con đóng đối với phép lấy nghịch đảo. Nó thừa hưởng cấu trúc của một trường từ F. Bổ đề 1.2. Một vành giao hoán khác không R là một trường nếu và chỉ nếu nó không chứa một iđêan nào khác ngoài (0) và R. Chứng minh. Giả sử R là một trường, và I là một iđêan khác (0) trong R. Nếu a là một phần tử khác 0 của I, thì 1 = a 1 a I, và do vậy I = R. Ngược lại, giả sử R là một vành giao hoán không có iđêan con thực sự nào khác (0). Nếu a 0, thì (a) = R, và phải tồn tại một phần tử b trong R thỏa mãn ab = 1.

11 10 Các khái niệm và kết quả cơ bản Ví dụ 1.3. Các tập hợp sau đây là các trường: Q, R, C, F p = Z/pZ (p là số nguyên tố). Một đồng cấu trường α: F F đơn thuần là một đồng cấu vành. Đồng cấu đó là một đơn ánh vì ker α là một iđêan thực sự (nó không chứa 1), và vì thế phải bằng (0) Đặc số của Trường Dễ thấy rằng ánh xạ là một đồng cấu vành. Ví dụ, Z F, n 1 F F (n lần), (1 F }{{ F ) + (1 } F F ) = 1 }{{} F }{{ F} m n m+n nhờ tính chất kết hợp của phép cộng. Bởi vậy, hạt nhân của nó là một iđêan trong Z. Trường hơp 1: Nếu hạt nhân của ánh xạ là (0), khi đó n.1 F = 0 n = 0 (trong Z). Các số nguyên khác 0 được ánh xạ thành các phần tử khả nghịch của F bởi n n 1 F : Z F, và do vậy ánh xạ này mở rộng được thành một đồng cấu m n (m 1 F )(n 1 F ) 1 : Q F. Trong trường hợp này, F chứa một bản sao của Q, và ta nói rằng nó có đặc số 0. Trường hợp 2: Nếu hạt nhân của ánh xạ khác (0), thì n 1 F = 0 với n 0 nào đó. Số nguyên dương n nhỏ nhất như thế sẽ phải là một số nguyên tố p (nếu không sẽ tồn tại hai phần tử khác 0 trong F mà tích của chúng bằng 0), và p sinh ra iđêan hạt nhân. Do đó, ánh xạ n n 1 F : Z F xác định một đẳng cấu từ Z/pZ lên vành con {m 1 F m Z} của F. Trong trường hợp này, F chứa một bản sao của F p, và ta nói rằng nó có đặc số p.

12 1.4. Nhắc lại về vành đa thức 11 Các trường F 2, F 3, F 5,..., Q được gọi là các trường nguyên tố. Mọi trường đều chứa đúng một bản sao của đúng một trong các trường nguyên tố đó. Nhận xét 1.4. Định lý nhị thức ( ) m (a + b) m = a m + a m 1 b + 1 ( ) m a m 2 b b m 2 vẫn đúng trong mọi vành giao hoán. Nếu p là số nguyên tố, thì p chia hết ( p n r ) với mọi r mà 1 r p n 1. Do đó, nếu F có đặc số p, thì (a + b) pn = a pn + b pn với mọi n 1. Do vậy, ánh xạ a a p : F F là một đồng cấu. Nó được gọi là tự đồng cấu Frobenius của F. Nếu F có hữu hạn phần tử, tự đồng cấu Frobenius là một tự đẳng cấu Nhắc lại về vành đa thức Cho F là một trường Vành F [X] các đa thức theo ký hiệu (hoặc "biến") X với hệ số trong F là một F -không gian véc tơ có cơ sở 1, X,..., X n,... và phép nhân được xác định bởi ( i a i X i ) ( j ) b j X j = k i+j=k a i b j X k. Với mọi vành R chứa F như là một vành con và phần tử r R, tồn tại duy nhất một đồng cấu α: F [X] R thỏa mãn α(x) = r và α(a) = a với mọi a F Thuật toán chia: cho f(x) và g(x) F [X] với g 0, tồn tại q(x), r(x) F [X], ở đó r = 0 hoặc deg(r) < deg(g) sao cho f = gq + r; hơn nữa, q(x) và r(x) được xác định duy nhất. Do đó, F [X] là một miền Euclid có ánh xạ chuẩn là bậc, và do vậy nó là một miền nhân tử hóa.

13 12 Các khái niệm và kết quả cơ bản 1.7. Cho f F [X] và a F. Khi đó f = (X a)q + c với q F [X] và c F. Nếu a là một nghiệm của f (tức là f(a) = 0), thì X a chia hết f. Do tính phân tích duy nhất, f có nhiều nhất deg(f) nghiệm (xem Bài tập 1-3) Thuật toán Euclid: Cho f và g F [X] có ước chung lớn nhất là d(x). Thuật toán Euclid xây dựng các đa thức a(x) và b(x) thỏa mãn a(x) f(x) + b(x) g(x) = d(x), deg(a) < deg(g), deg(b) < deg(f). Thật vậy, không mất tính tổng quát, có thể giả sử rằng deg(f) deg(g). Sử dụng thuật toán chia, ta xây dựng một dãy các thương và phần dư như sau f = q 0 g + r 0 g = q 1 gr 0 + r 1 r 0 = q 2 r 1 + r 2... r n 2 = q n r n 1 + r n r n 1 = q n+1 r n ở đó r n là phần dư cuối cùng khác 0. Vậy thì, r n chia hết r n 1, do đó chia hết r n 2,..., g và cuối cùng là f. Hơn nữa, r n = r n 2 q n r n 1 = r n 2 q n (r n 3 q n 1 r n 2 ) = = af + bg và do vậy mọi ước chung của f và g chia hết r n : ta vừa chứng minh rằng r n = gcd(f, g). Giả sử af + bg = d. Nếu deg(a) deg(g), viết a = gq + r với deg(r) < deg(g); khi đó rf + (b + qf)g = d, và b + qf hiển nhiên có bậc nhỏ hơn deg(f). PARI có thể thực hiện thuật chia Euclid: gõ divrem(13,5) trong PARI sẽ trả về [2, 3], tức là 13 = , và gcd(m, n) trả về ước chung lớn nhất của m và n.

14 1.5. Phân tích đa thức Giả sử I là một iđêan khác (0) trong F [X], và f là một đa thức khác 0 có bậc nhỏ nhất trong I; khi đó I = (f) (vì F [X] là một miền Euclid). Nếu chọn f là một đa thức đơn khởi 2, tức là có hệ số đầu bằng 1, thì nó sẽ được xác định duy nhất bởi I. Do đó, có một tương ứng 1 1 giữa các iđêan khác (0) của F [X] với các đa thức đơn khởi trong F [X]. Các iđêan nguyên tố tương ứng với các đa thức đơn khởi bất khả quy Vì F [X] là một miền nguyên chính, ta có thể xây dựng trường các thương F (X). Các phần tử của nó là các thương f/g với f và g là các đa thức, g Phân tích đa thức Các kết quả sau đây giúp ta xác định xem một đa thức có khả quy hay không, và nếu có thì tìm các nhân tử của nó. Mệnh đề Giả sử r Q là một nghiệm của đa thức a m X m + a m 1 X m a 0, a i Z, và r = c/d với c, d Z, gcd(c, d) = 1. Khi đó c a 0 và d a m. Chứng minh. Từ phương trình a m c m + a m 1 c m 1 d + + a 0 d m = 0 ta có ngay d a m c m, và do đó d a m. Tương tự, c a 0. Ví dụ Đa thức f(x) = X 3 3X 1 bất khả quy trong Q[X] bởi nghiệm có thể có của nó là ±1, nhưng f(1) 0 f( 1). Mệnh đề 1.13 (Bổ đề Gauss). Cho f(x) Z[X]. Nếu f(x) phân tích không tầm thường trong Q[X], thì nó phân tích không tầm thường trong Z[X]. Chứng minh. Giả sử f = gh trong Q[X] với g, h Q. Với các số nguyên def def m, n thích hợp, g 1 = mg và h 1 = nh có hệ số trong Z, và ta có phân tích mnf = g 1 h 1 trong Z[X]. 2 monic = đơn khởi

15 14 Các khái niệm và kết quả cơ bản Nếu p một số nguyên tố chia hết mn, lấy modulo p, ta có 0 = g 1 h 1 trong F p [X]. Vì F p [X] là một miền nguyên nên p chia hết tất cả các hệ số của ít nhất một trong hai đa thức g 1, h 1, giả sử đó là g 1, thì g 1 = pg 2 với g 2 Z[X] nào dó. Khi đó ta có phân tích (mn/p)f = g 2.h 1 trong Z[X]. Cứ tiếp tục làm như vậy, cuối cùng ta sẽ lược bỏ được hết tất cả các ước nguyên tố của mn, và thu được một phân tích không tầm thường của f trong Z[X]. Mệnh đề Nếu f Z[X] đơn khởi, thì mọi nhân tử đơn khởi của f trong Q[X] đều nằm trong Z[X]. Chứng minh. Giả sử g là một nhân tử đơn khởi của f trong Q[X], khi đó f = gh với h Q[X] cũng là một đa thức đơn khởi. Chọn m, n là hai số nguyên dương có ít ước nguyên tố nhất sao cho mg, nh Z[X]. Như trong chứng minh Bổ đề Gauss, nếu một số nguyên tố p chia hết mn, thì nó chia hết tất cả hệ số của ít nhất một trong các đa thức mg, nh, giả sử là mg, thì khi đó nó chia hết m vì g đơn khởi. Bây giờ m p g Z[X], điều này mâu thuẫn với định nghĩa của m. Ghi chú Ta phác thảo một chứng minh khác của Mệnh đề Một số phức α được gọi là một số nguyên đại số nếu nó là nghiệm của một đa thức đơn khởi trong Z[X]. Mệnh đề 1.11 chỉ ra rằng mọi số nguyên đại số trong Q đều nằm trong Z. Các số nguyên đại số lập thành một vành con của C - Xem Định lý 6.5 trong giáo trình của tôi về Đại số giao hoán. Bây giờ giả sử α 1,..., α m là các nghiệm phức của f. Theo định nghĩa, chúng là các số nguyên đại số, và các hệ số của các nhân tử đơn khởi của f là các đa thức theo các α i nào dó, và do vậy chúng cũng là các số nguyên đại số. Nếu chúng nằm trong Q, thì chúng nằm trong Z. Mệnh đề 1.16 (Tiêu chuẩn Eisenstein). Cho f = a m x m + a m 1 x m a 0, a i Z; giả sử có một số nguyên tố p thỏa mãn:

16 1.5. Phân tích đa thức 15 p không chia hết a m ; p chia hết a m 1,..., a 0 ; p 2 không chia hết a 0 ; thì f bất khả quy trong Q[X]. Chứng minh. Nếu f(x) phân tích được trong Q[X], thì nó phân tích được trong Z[X], a m X m + a m 1 X m a + 0 = (b r X r + + b 0 )(c s X s + + c 0 ) với b i, c i Z và r, s < m. Vì p chia hết a 0 = b 0 c 0 còn p 2 thì không nên p phải chia hết đúng một trong hai số b 0, c 0, giả sử là b 0. Từ đẳng thức ta thấy rằng p b 1, và từ đẳng thức a 1 = b 0 c 1 + b 1 c 0 a 2 = b 0 c 2 + b 1 c 1 + b 2 c 0, ta thấy rằng p b 2. Tiếp tục lập luận như vậy, suy ra p chia hết b 0, b 1,..., b r, điều này mâu thuẫn với việc p không chia hết a m. Ba mệnh đề dưới đây vẫn đúng khi thay Z bởi một miền nhân tử hóa bất kỳ. Nhận xét Tồn tại một thuật toán phân tích một đa thức trong Q[X]. Xét một đa thức f Q[X]. Nhân f(x) với một số hữu tỷ để được một đa thức đơn khởi và sau đó thay nó bởi D deg(f) f( X D ), ở đó D là mẫu số chung của tất cả các hệ số của f để thu được một đa thức đơn khởi với hệ số nguyên. Do vậy, ta chỉ cần làm việc với các đa thức có dạng f(x) = X m + a 1 X m a m, a i Z. Từ định lý cơ bản của đại số (xem 5.6 phía dưới), ta biết rằng f phân tích hoàn toàn trong C[X] thành: f(x) = m (X α i ), α i C. i=1

17 16 Các khái niệm và kết quả cơ bản Từ phương trình 0 = f(α i ) = α m i + a 1 α m 1 i + + a m, suy ra α i nhỏ hơn một chặn trên, phụ thuộc duy nhất vào bậc và các hệ số của f; cụ thể là, α i max{1, mb}, B = max a i. Bây giờ, nếu g(x) là một nhân tử đơn khởi của f(x), thì nghiệm phức của nó là các giá trị α i, và hệ số của nó là các đa thức đối xứng của các nghiệm của nó (xem trang???). Do vậy, giá trị tuyệt đối của các hệ số của g(x) bị chặn bởi một giá trị phụ thuộc vào bậc và các hệ số của f. Vì chúng là các số nguyên (bởi 1.14), ta thấy rằng có một số hữu hạn các giá trị có thể có của g(x). Như vậy, để tìm các nhân tử của f(x), ta (tốt hơn là dùng PARI) chỉ cần thực hiện một số hữu hạn các phép kiểm tra 3. Như vậy, ta không cần bận tâm tới bài toán phân tích đa thức trong các vành Q[X] hay F p [X] vì PARI làm được tính toán này. Ví dụ, gõ content(6*x^2 +18*X-24) trong PARI trả về 6, và factor(6*x^2 +18*X-24) trả về X 1 và X + 4, do đó 6X X 24 = 6(X 1)(X + 4) trong Q[X]. Gõ factormod(x^2+3*x+3,7) trả về X + 4 và X + 6, chỉ ra rằng X 2 + 3X + 3 = (X + 4)(X + 6) trong F 7 [X]. Nhận xét Có một quan sát khác khá hữu dụng như sau. Cho f Z[X], nếu hệ số đầu của f không chia hết cho một số nguyên tố p, thì một phân tích không tầm thường f = gh trong Z[X] sẽ cho một phân tích không tầm thường f = g h trong F p [X]. Do đó, nếu f(x) bất khả quy trong F p [X], ở đó p là một số nguyên tố nào đó không chia hết hệ số đầu, thì nó bất khả quy trong Z[X]. Tiêu chuẩn này khá hữu ích, nhưng không phải lúc nào cũng hiệu quả. Ví dụ, X 4 10X 2 +1 bất khả quy trong Z[X] nhưng nó khả quy 4 modulo mọi p nguyên tố. 3 Tất nhiên, có các phương pháp nhanh hơn cách này. Thuật toán Berlekamp - Zassenhaus phân tích đa thức trên một trường hữu hạn phù hợp F p, nâng các nhân tử này lên các vành Z/p m Z với m nào đó, và sau đó tìm kiếm các nhân tử trong Z[X] với dạng đúng modulo p m. 4 Sau đây là một chứng minh chỉ sử dụng nhận xét tích của hai phần tử không là bình phương

18 1.6. Mở rộng trường Mở rộng trường Một trường E chứa một trường F được gọi là một mở rộng trường của F (hoặc đơn giản là một mở rộng của F, và ta nói mở rộng E/F). Số chiều của E, xem như là một F -không gian véctơ, và ta viết [E : F ] cho số chiều của E, có thể vô hạn, xem như là một F không gian véctơ được gọi là bậc của E trên F và được ký hiệu là [E : F ]. Ta nói E hữu hạn trên F nếu nó có bậc hữu hạn trên F. Nếu E và E là các mở rộng trường của F, một F -đồng cấu E E là một đồng cấu φ : E E thỏa mãn φ(c) = c với mọi c F. Ví dụ Trường số phức C có bậc 2 trên R (cơ sở {1, i}). Trường số thực R có bậc vô hạn trên Q: trường Q đếm được và do vậy mọi Q-không gian véctơ hữu hạn chiều cũng đếm được. Tuy nhiên, một lập luận nổi tiếng của Cantor chỉ ra rằng R không đếm được. Trường các số hữu tỉ Gauss có bậc 2 trên Q (cơ sở {1, i}). Q(i) def = {a + bi a, b Q} Trường F (X) có bậc vô hạn trên F ; thực ra, ngay cả không gian con F [X] của nó cũng có bậc vô hạn trên F (cơ sở 1, X, X 2,... ). trong F p là một bình phương, điều này suy ra từ sự kiện F p là nhóm xyclic (xem Bài tập 1-3). Nếu 2 là một bình phương trong F p, thì Nếu 3 là một bình phương trong F p, thì X 4 10X = (X 2 2 2X 1)(X X 1). X 4 10X = (X 2 2 3X + 1)(X X + 1). Nếu cả 2 và 3 đều không là bình phương trong, 6 sẽ là một bình phương trong F p, và X 4 10X = (X 2 ( ))(X 2 (5 2 6)). Nghiên cứu về các đa thức như vậy sử dụng các phương pháp không sơ cấp. Xem chẳng hạn bài báo Brandl, R., Amer. Math. Monthly, 93 (1986), pp , ở đó chứng minh rằng mọi số nguyên không nguyên tố n 1 xuất hiện như là bậc của một đa thức trong Z[X] mà nó bất khả quy trên Z nhưng khả quy trong mọi modulo nguyên tố.

19 18 Các khái niệm và kết quả cơ bản Mệnh đề 1.20 (TÍNH CHẤT NHÂN CỦA BẬC). Xét các trường L E F. L/F có bậc hữu hạn nếu và chỉ nếu L/E và E/F đều có bậc hữu hạn, và khi đó [L : F ] = [L : E][E : F ]. Chứng minh. Nếu L có bậc hữu hạn trên F, thì nó chắc chắn có bậc hữu hạn trên E. Hơn nữa, E, là một không gian con của một F -không gian véctơ, cũng có bậc hữu hạn. Do vậy, giả sử rằng L/E và E/F có bậc hữu hạn, và đặt (e i ) 1 i m là một cơ sở của E như là một F -không gian vec tơ và đặt (l j ) 1 j n là một cơ sở của L như là một E-không gian vec tơ. Để hoàn tất chứng minh, ta cần chỉ ra rằng (e i l j ) 1 i m,1 j n là một cơ sở của L trên F, bởi vì sau đó L sẽ hữu hạn trên F với bậc [L : E][E : F ]. Trước hết, (e i l j ) i,j sinh ra L. Cho γ L. Khi đó, do (l j ) j sinh ra L như là một E-không gian vec tơ, γ = α j l j với α j E, và bởi vì (e i ) i sinh ra E như là một F -không gian vec tơ, α j = a ij e i với a ij F. Từ hai đẳng thức trên ta có γ = a ij e i l j. j j i,j Thứ hai, (e i l j ) i,j độc lập tuyến tính. Quan hệ tuyến tính a ij e i l j = 0, a ij F có thể được viết lại j ( i a ije i )l j = 0. Tính độc lập tuyến tính của (l j ) j chỉ ra rằng i a ije i = 0 với mỗi j, và tính độc lập tuyến tính của (e i ) i chỉ ra rằng a ij = Vành con sinh bởi một tập con Giao của các vành con của một vành lại là một vành. Cho F là một trường con của trường E và S là một tập con của E. Giao của tất cả các vành con của E chứa F và S rõ ràng là vành con nhỏ nhất của E chứa F

20 1.8. Trường con sinh bởi một tập con 19 và S. Ta gọi nó là vành con của E sinh bởi F và S (hay là sinh bởi F trên S), ký hiệu là F [S]. Nếu S = {α 1,..., α n }, ta viết F [α 1,..., α n ] thay cho F [S]. Ví dụ, C = R[ 1]. Bổ đề Vành F [S] bao gồm tất cả các phần tử của E có thể biểu diễn được dưới dạng tổng hữu hạn a i1...i n α1 i1... αin n, a i1...i n F, α i S. ( ) Chứng minh. Cho R là một tập tất cả các phần tử như vậy. Hiển nhiên, R là một vành con chứa F và S và nó chứa trong mọi vành con khác cũng chứa F và S. Do vậy R chính là F [S]. Ví dụ Vành Q[π], π = , gồm tất cả các số thực có thể viết được dưới dạng tổng hữu hạn a 0 + a 1 π + a 2 π a n π n, a i Q. Vành Q[i] bao gồm tất cả các số phức có dạng a + bi với a, b Q. Chú ý rằng cách viết của một phần tử dưới dạng ( ) nói chung không duy nhất. Điều này đúng ngay cả với R[i]. Bổ đề Cho R là một miền nguyên chứa một trường con F (như là một vành con). Nếu R có hữu hạn chiều, xem như là một F -không gian véctơ, thì nó là một trường. Chứng minh. Cho α là một phần tử khác 0 của R - ta phải chứng tỏ rằng α có một nghịch đảo trong R. Ánh xạ x αx : R R là đơn cấu của F -không gian vec tơ hữu hạn chiều, và do vậy nó là toàn cấu. Nói riêng, tồn tại một phần tử β R mà αβ = 1. Chú ý rằng bổ đề áp dụng cho các vành con (chứa F ) của một mở rộng trường E của F với bậc hữu hạn Trường con sinh bởi một tập con Giao của các trường con của một trường lại là một trường. Cho F là một trường con của trường E, và S là một tập con của E. Giao của tất cả các trường con của E chứa F và S là trường con nhỏ nhất của E chứa F và S. Ta gọi nó là trường con của E sinh bởi F và S (sinh bởi F

21 20 Các khái niệm và kết quả cơ bản trên S), và ký hiệu là F (S). Đó là trường các thương của F [S] trên E, vì là một trường con của E chứa F và S và nằm trong mọi trường khác như vậy. Nếu S = {α 1,..., α n }, ta viết F (α 1,..., α n ) thay cho F (S). Như vậy, F [α 1,..., α n ] chứa tất cả các phần tử của E sao cho chúng có thể biểu diễn dưới dạng đa thức của α i với hệ số trong F, và F (α 1,..., α n ) chứa tất cả các phần tử của E mà chúng có thể biểu diễn dưới dạng thương của hai đa thức như vậy. Bổ đề 1.23 chỉ ra rằng F [S] là một trường nếu nó hữu hạn chiều trên F, trong trường họp đó F (S) = F [S]. Ví dụ Trường Q(π), π = , chứa tất cả các số phức mà chúng biểu diễn dưới dạng thương g(π)/h(π), g(x), h(x) Q[X], h(x) 0. Vành Q[i] hiển nhiên là một trường. Một mở rộng E của F được gọi là đơn nếu E = F (α) với α E nào đó. Ví dụ, Q(π) và Q[i] là các mở rộng đơn của Q. Cho F và F là các trường con của trường E. Giao của các trường con của E chứa F và F là trường con bé nhất của E chứa cả F và F. Ta gọi nó là hợp của F và F trong E, và ký hiệu là F F. Nó cũng có thể được miêu tả như là trường con của E sinh bởi F trên F, hay trường con trên F sinh bởi F : F (F ) = F F = F (F ) Xây dựng một số mở rộng trường Cho f(x) F [X] là một đa thức đơn khởi bậc m, và (f) là iđêan sinh bởi f. Xét vành thương F [X]/(f), gọi x là ảnh của X trong F [X]/(f), tức là, x là lớp kề X + (f). Khi đó: (a) Ánh xạ P (X) P (x) : F [X] F [x] là một toàn cấu trong đó ảnh của f(x) là 0. Do vậy, f(x) = 0. (b) Từ thuật toán chia, ta biết rằng mỗi phần tử g của F [X]/(f) được biểu diễn một cách duy nhất bởi một đa thức r có bậc < m. Do đó mỗi phần tử của F [X] có thể biểu diễn duy nhất dưới dạng tổng a 0 + a 1 x + + a m 1 x m 1, a i F. ( )

22 1.9. Xây dựng một số mở rộng trường 21 (c) Để cộng hai phần tử biểu diễn dưới dạng ( ), chỉ cần cộng các hệ số tương ứng. (d) Để nhân hai phần tử biểu diễn dưới dạng ( ), ta nhân theo cách thông thường, và dùng quan hệ f(x) = 0 để biểu thị các đơn thức có bậc m theo x dưới dạng các đơn thức với bậc nhỏ hơn. (e) Bây giờ giả sử rằng f(x) là bất khả quy. Khi đó mọi phần tử α khác 0 trong F [X]đều có nghịch đảo, có thể tìm được như sau: Dùng (b) để viết α = g(x) với g(x) là một đa thức có bậc m 1, và dùng thuật toán Euclid trong F [X] để tìm được các đa thức a(x) và b(x) thỏa mãn a(x)f(x) + b(x)g(x) = d(x) ở đó d(x) là ước chung lớn nhất của f và g. Trong trường hợp đang xét, d(x) là 1 vì f(x) bất khả quy và deg g(x) < deg f(x). Khi thay X bởi x, đẳng thức trở thành b(x)g(x) = 1. Do vậy b(x) là nghịch đảo của g(x). Từ các quan sát trên ta đi đến kết luận: Với mỗi đa thức đơn khởi bất khả quy f(x) bậc m trong F [X], F [x] đn = F [X]/(f) là một trường bậc m trên F. Hơn nữa, các tính toán trong F [x] được quy về các tính toán trong F. Ví dụ Cho f(x) = X R[X]. Khi đó R[X] có: Các phần tử: a + bx, a, b R; Phép cộng: (a + bx) + (a + b x) = (a + a ) + (b + b )x; Phép nhân: (a + bx)(a + b x) = (aa bb ) + (ab + a b)x. Ta thường viết i thay cho x và C thay cho R[x].

23 22 Các khái niệm và kết quả cơ bản Ví dụ Cho f(x) = X 3 3X 1 Q[X]. Ta đã biết trong Ví dụ 1.12 đa thức này bất khả quy trên Q, và do vậy Q[x] là một trường. Nó có cơ sở {1, x, x 2 } như là một Q-không gian vec tơ. Cho β = x 4 + 2x Q[x]. Sau đó sử dụng x 3 3x 1 = 0, ta có β = 3x 2 + 7x + 5. Bởi vì X 3 3X 1 bất khả quy, gcd(x 3 3X 1, 3X 2 + 7X + 5) = 1. Thực tế, thuật toán Euclid cho ta (X 3 3X 1)( 7 37 X ) + (3X2 + 7X + 5)( X X ) = 1 Do đó (3x 2 + 7x + 5)( x x ) = 1 và ta vừa tìm được phần nghịch đảo của β. Cũng có thể làm điều này bằng việc sử dụng PARI beta=mod(x^4+2*x^3+3, X^3-3*X-1) sẽ cho β = 3x 2 + 7x + 5 trong Q[X], và beta^(-1) sẽ cho β 1 = x x Trường mầm Cho f là một đa thức đơn khởi bất khả quy trong F [X]. Một cặp (E, α) bao gồm một mở rộng E của F và một phần tử α E được gọi là trường mầm 5 của f nếu E = F [α] và f(α) = 0. Ví dụ, cặp (E, α) với E = F [X]/(f) = F [x] và α = x là một trường mầm 6 của f. Cho (E, α) là một trường mầm, xét toàn cấu của các F -đại số g(x) g(α): F [X] E. Hạt nhân của nó được sinh bởi một đa thức đơn khởi khác 0, chia hết f, và do vậy phải bằng f. Do đó, đồng cấu này xác định một F -đẳng cấu x α: F [x] E, F [X] đn = F [X]/(f). 5 Theo A. Albert, Modern Higher Algebra, 1937, người gọi trường phân rã của một đa thức là trường các nghiệm của nó. 6 stem field= trường mầm

24 1.11. Phần tử đại số và phần tử siêu việt 23 Nói cách khác, trường mầm (E, α) của f là F -đẳng cấu với trường mầm chính tắc (F [X]/(f), x). Nói riêng, mỗi phần tử của trường mầm (E, α) của f có một biểu diễn duy nhất a 0 + a 1 α + + a m 1 α m 1, a i F, m = deg(f), i.e., 1, α,..., α m 1 là một F -cơ sở cho F [α], và tính toán trong F [α] có thể thực hiện bằng cùng các quy tắc như trong F [x]. Nếu (E, α ) là một trường mầm thứ hai của f, thì có duy nhất một F -đẳng cấu E E ánh xạ α thành α. Chúng ta đôi khi viết "trường mầm F [α]" thay cho "trường mầm (F [α], α)" Phần tử đại số và phần tử siêu việt Đối với mỗi trường F và một phần tử α của một mở rông trường E, ta có một đồng cấu Có hai khả năng. f(x) f(α): F [X] E. Trường hợp 1: Hạt nhân của ánh xạ là (0), do đó với f F [X], f(α) = 0 f = 0(trong F [X]). Trong trường hợp này, ta nói rằng α siêu việt trên F. Đồng cấu X α: F [X] F [α] là một đẳng cấu, và nó mở rộng thành một đẳng cấu F [X] F (α). Trường hợp 2: Hạt nhân của ánh xạ (0), nghĩa là g(α) = 0 với g 0 nào đó thuộc F [X]. Trong trường hợp này, ta nói rằng α đại số trên F. Các đa thức g thỏa mãn g(α) = 0 lập thành một iđêan khác (0) trong F [X], iđêan đó được sinh ra bởi một đa thức đơn khởi f có bậc thấp nhất thỏa mãn f(α) = 0. Ta gọi f là đa thức tối tiểu của α trên F. Nó là bất khả qui, bởi nếu không sẽ có hai phần tử khác 0 của E mà tích của chúng bằng 0. Đa thức tối tiểu được xác định trong F [X] bởi một trong các điều kiện sau: - f đơn khởi; f(α) = 0 và chia hết cho mọi đa thức g khác trong F [X] thỏa mãn g(α) = 0. - f là đa thức đơn khởi với bậc nhỏ nhất thỏa mãn f(α) = 0;

25 24 Các khái niệm và kết quả cơ bản - f đơn khởi, bất khả quy và f(α) = 0. Chú ý rằng g(x) g(α) xác định một đẳng cấu F [X]/(f) F [α]. Vì F [X]/(f) là một trường, ta cũng có F (α) = F [α]. Vì vậy, F [α] là một trường mầm của f. Ví dụ Cho α C thỏa mãn α 3 3α 1 = 0. Khi đó X 3 3X 1 đơn khởi, bất khả quy, và có α là một nghiệm, và do vậy nó là đa thức tối tiểu của α trên Q. Tập hợp {1, α, α 2 } là một cở sở của Q[α] trên Q. Các tính toán trong Ví dụ 1.27 chỉ ra rằng nếu β là α 4 + 2α trong Q[α], thì β = 3α 2 + 7α + 5, và β 1 = α α Nhận xét PARI biết cách tính trong Q[α]. Ví dụ factor(x^4+4) trả về phân tích X = (X 2 2X + 2)(X 2 + 2X + 2) trong Q[X]. Bây giờ gõ nf=nfinit(a^2+2*a+2) để xác định một trường số "nf" sinh trên Q bởi các nghiệm a của X 2 + 2X + 2. Thì nffactor(nf,x^4+4) trả về phân tích trong Q[a]. X = (X a 2)(X a)(x + a)(x + a + 2) Một mở rộng trường E/F được gọi là một mở rộng đại số, và E được gọi là đại số trên F, nếu tất cả các phần tử của E đều đại số trên F ; nếu không nó được gọi là siêu việt (hay E được gọi là siêu việt trên F ). Như vậy, E/F là một mở rộng siêu việt nếu ít nhất một phần tử của E siêu việt trên F. Mệnh đề Mở rộng trường E/F là một mở rộng hữu hạn nếu và chỉ nếu E là đại số và hữu hạn sinh (như là một trường) trên F. Chứng minh.

26 1.12. Số siêu việt 25 : Sự kiện α siêu việt trên F thực chất có nghĩa là hệ 1, α, α 2,... độc lập tuyến tính trên F. Bởi vậy, nếu E hữu hạn trên F, thì nó đại số trên F. Ta chỉ còn phải chứng minh E hữu hạn sinh trên F. Nếu E = F, thì nó sinh bởi tập rỗng. Nếu không, tồn tại một phần tử α 1 thuộc E \ F. Nếu E F [α 1 ], tồn tại một phần tử α 2 E \ F [α 1 ],... Vì [F [α 1 ] : F ] < [F [α 1, α 2 ] : F ] < < [E : F ] nên quá trình phải ngừng sau một số hữu hạn bước. : Đặt E = F (α 1, α 2,..., α n ) với α 1,..., α n đại số trên F. Mở rộng F (α 1 )/F là hữu hạn bởi vì α 1 đại số trên F và do đó trên F (α 1 ). Theo 1.20, F (α 1, α 2 ) hữu hạn trên F. Lập luận trên lại có thể lặp lại. Hệ quả (a) Nếu E đại số trên F thì mọi vành con R của E chứa F là một trường. (b) Nếu trong một chuỗi mở rộng trường L E F, L đại số trên E và E đại số trên F, thì L đại số trên F. Chứng minh. (a) Ta đã thấy ở trên rằng nếu α đại số trên F, thì F [α] là một trường. Nếu α R, thì F [α] R, và do vậy α có nghịch đảo trong R. (b) Mọi α L là nghiệm của một đa thức đơn khởi f = X m + a m 1 X m a 0 E[X]. Mỗi mở rộng trong chuỗi F [a 0,..., a m 1, α] F [a 0,..., a m 1 ] F là hữu hạn (1.20), do đó F [a 0,..., a m 1, α] hữu hạn (nên đại số) trên F Số siêu việt Một số phức được gọi là đại số hay siêu việt dựa trên tính đại số hoặc siêu việt của nó trên Q. Trước hết ta nhắc lại một số mốc lịch sử:

27 26 Các khái niệm và kết quả cơ bản 1844: Liouville chứng tỏ rằng các số, sau này được gọi là các số Liouville, là siêu việt. 1873: Hermite chứng minh rằng e là số siêu việt. 1874: Cantor chứng minh rằng tập hợp các số đại số là đếm được, nhưng R không đếm được. Do vậy, hầu hết các số là siêu việt (nhưng rất khó để chứng tỏ rằng một số cụ thể là số siêu việt) : Lindemann chứng minh rằng π là số siêu việt. 1934: Gelfond và Schneider, một cách độc lập, cùng chứng minh được rằng α β là các số siêu việt nếu α và β đại số, α 0, 1, và β Q. (Đó là bài toán nổi tiếng thứ bảy của Hilbert.) 2013: Hằng số Euler ( n ) γ = lim 1/k logn n k=1 vẫn chưa được chứng minh là số siêu việt hay thậm chí là số vô tỉ (xem Lagarias, Jeffrey C., Euler s constant: Euler s work and modern developments. Bull. Amer. Math. Soc. 50 (2013), no. 4, ; arxiv:1303:1856)) 2013: Các số e + π và e π chắc chắn là các số siêu việt, nhưng chúng thậm chí chưa được chứng minh là số vô tỉ! Mệnh đề Tập hợp các số đại số là đếm được. Chứng minh. Định nghĩa độ cao h(r) của số hữu tỉ r = m/n viết dưới dạng tối giản là max( m, n ). Chỉ có một số hữu hạn các số hữu tỉ với độ cao nhỏ hơn một số N cố định. Ký hiệu A(N) là tập hợp các số đại số mà đa thức tối tiểu trên Q có bậc N và có độ cao của các hệ số đều < N. Khi đó A(N) hữu hạn với mỗi N. Chọn một song ánh từ vài đoạn [0, n(1)] của N lên A(10); mở rộng nó thành một song ánh từ [0, n(2)] lên A(100), và cứ thế. 7 Năm 1873 Cantor chứng minh các số hữu tỷ đếm được... Ông cũng chứng minh rằng các số đại số cũng đếm được. Tuy nhiên những cố gắng của ông trong việc xác định xem các số thực là đếm được hay không vấp phải khó khăn nhiều hơn. Ông đã chứng minh rằng các số thức không đếm được vào khoảng Tháng 12 năm 1873 và công bố khẳng định này trong một bài báo năm 1874 (MacTutor).

28 1.12. Số siêu việt 27 Một số Liouville điển hình là n=0 1. Trong khai triển thập phân của 10 n! nó có một dãy tăng dần các chuỗi gồm toàn các số 0. Vì khai triển thập phân của nó không có chu kỳ nên số đó không phải là số hữu tỉ. Ta sẽ chứng minh số tương tự của số đó trong hệ nhị phân là một số siêu việt. Định lý Số α = 1 2 n! là một số siêu việt. Chứng minh. Giả sử 8 điều này không đúng, và đặt f(x) = X d + a 1 X d a d, a i Q, là đa thức tối tiểu của α trên Q. Khi đó [Q[α]: Q] = d. Chọn một số nguyên D khác 0 mà D f(x) Z[X]. Đặt N N = 1, sao cho 2 n! N α khi N, và đặt x N = f( N ). n=0 Do α không phải số hữu tỉ, f(x) bất khả quy với bậc > 1, sẽ không có có nghiệm hữu tỉ. Vì N α nên không thể là nghiệm của f(x), và do đó x N 0. Hiển nhiên là x N Q; thực ra (2 N! ) d Dx N Z, và do vậy (2 N! ) d Dx N 1. ( ) Từ định lý cơ bản của đại số (xem 5.6 bên dưới), ta biết rằng f chẻ ra trong C[X], d f(x) = (X α i ), α i C, α 1 = α, và do vậy x N = Nhưng Do vậy i=1 d α i α 1 ( +M) d 1, với M = max i 1 {1, α i }. i=1 N α 1 = N N i=n+1 x N N ( 1 2 n! 1 2 (N+1)! n=0 2 2 (N+1)!.( N +M) d 1 ) 1 2 n = 2 2 (N+1)!. 8 Chứng minh này, tôi học từ David Masser, cũng hiệu quả với 1 a n! với mọi số nguyên a 2.

29 28 Các khái niệm và kết quả cơ bản và (2 N! ) d Dx N 2. 2d.N! D 2 (N+1)! ( nó tiến tới 0 khi N bởi vì 2d.N! D = 2 (N+1)! thuẫn với ( ) Dựng hình bằng thước kẻ và compa N +M) d 1 ( ( 2d 2 N+1 ) N! 0. Điều này mâu Người Hy Lạp đã hiểu được các số nguyên và các số hữu tỉ. Họ đã rất ngạc nhiên khi phát hiện ra rằng độ dài đường chéo của một hình vuông cạnh 1, 2, không phải là số hữu tỉ. Họ nhận ra rằng cần phải mở rộng hệ thống số của họ. Sau đó họ mong muốn rằng các số "xây dựng được" là đủ. Giả sử ta được cho một độ dài, gọi là l, một thước kẻ, và một compa (thiết bị để vẽ một hình tròn). Một số thực (hay chính xác hơn là một độ dài) có thể xây dựng được nếu nó có thể xây dựng bằng cách thực hiện tuần tự các giao điểm của Các đường thẳng vẽ qua hai điểm đã được xây dựng, và Các đường tròn có tâm là các điểm đã được xây dựng và bán kính là một độ dài đã được xây dựng. Những quan sát này dẫn tới ba bài toán nổi tiếng mà họ đã không thể giải quyết được: có thể gấp đôi một lập phương, chia ba một góc, hay cầu phương đường tròn bởi các phép xây dựng chỉ dùng thước kẻ và compa hay không? Chúng ta sẽ thấy rằng câu trả lời cho cả ba câu hỏi là phủ định. Giả sử F là một trường con của R. Với mỗi số dương a F, a ký hiệu căn bậc hai dương của a trong R. Định nghĩa F -mặt là F F R R. Ta có các định nghĩa sau: Một F -đường thẳng là một đường thẳng trong R R đi qua hai điểm trong F -mặt. Chúng là các đường cho bởi phương trình ax + by + c = 0, a, b, c F. Một F -đường tròn là một đường tròn trong R R có tâm là một F -điểm và bán kính là một phần tử của F. Chúng là các đường tròn

30 1.13. Dựng hình bằng thước kẻ và compa 29 được cho bởi phương trình (x a) 2 + (y b) 2 = c 2, a, b, c F. Bổ đề Cho L L là các F -đường thẳng, và C C là các F -đường tròn. (a) L L = hoặc gồm duy nhất một F -điểm. (b) L C = hoặc gồm một hoặc hai điểm trong F [ e]-mặt, với e F, e > 0. (c) C C = hoặc gồm một hoặc hai điểm trong F [ e]-mặt, với e F, e > 0. Chứng minh. Các giao điểm được tìm bằng cách giải các phương trình xảy ra đồng thời, và do vậy dẫn tới việc giải các phương trình bậc hai với hệ số trong F. Bổ đề (a) Nếu c và d có thể xây dựng được, thì c + d, c, cd và d c (d 0) cũng vậy. (b) Nếu c > 0 xây dựng được, thì c cũng xây dựng được. Chứng minh. (a) Trước hết chứng minh rằng có thể xây dựng một đường vuông góc với một đường thẳng cho trước qua một điểm, và một đường thẳng qua một điểm cho trước song song với một đường thẳng. Do vậy có thể xây dựng một tam giác đồng dạng với một tam giác cho trước. Với lựa chọn phù hợp ta có thể xây dựng cd và c 1. (b) Vẽ một đường tròn bán kính c+1 2 và tâm là ( c+1 2, 0), và vẽ một đường thẳng đứng qua điểm A = (1, 0) gặp đường tròn tại P. Độ dài AP là c. (Có thể xem chi tiết tại Artin, M., 1991, Algebra, Prentice Hall, Chapter 13, Section 4.) Định lý (a) Tập hợp tất cả các số xây dựng được lập thành một trường.

31 30 Các khái niệm và kết quả cơ bản (b) Một số α xây dựng được nếu và chỉ nếu nó nằm trong một trường con của R có dạng Chứng minh. Q[ a 1,..., a r ], a i Q[ a 1,..., a i 1 ], a i > 0. (a) Đây là hệ quả trực tiếp từ Bổ đề (b) Từ Bổ đề 1.34 ta suy ra mọi số xây dựng được chứa trong một trường dạng Q[ a 1,..., a r ]. Ngược lại, nếu tất cả các phần tử của Q[ a 1,..., a i 1 ] đều xây dựng được, thì a i xây dựng được (do 1.35b), và do vậy tất cả các phần tử của Q[ a 1,..., a i ] xây dựng được. Dùng lập luận này cho i = 0, 1,... ta kết luận rằng tất cả phần tử của Q[ a 1,..., a r ] xây dựng được. Hệ quả Nếu α xây dựng được, thì α là đại số trên Q, và [Q[α]: Q] là một lũy thừa của 2. Chứng minh. Theo Mệnh đề 1.20, [Q[α] : Q] chia hết [Q[ a 1 ]... [ a r ] : Q] và [Q[ a 1,..., a r ] : Q] là một lũy thừa của 2. Hệ quả Không thể gấp đôi một lập phương bằng phép dựng hình từ thước thẳng và compa. Chứng minh. Bài toán chính là việc xây dựng một hình lập phương với thể tích 2. Việc này yêu cầu xây dựng nghiệm thực của phương trình X 3 2 = 0. Nhưng đa thức này là bất khả quy (theo tiêu chuẩn Eisenstein 1.16) và do đó [Q[ 3 2] : Q] = 3. Hệ quả Nói chung, không thể chia ba một góc cho trước bằng thước kẻ và compa. Chứng minh. Biết một góc có nghĩa là biết cos của góc đó. Do vậy, để chia ba 3α, ta phải xây dựng một lời giải cho cos 3α = 4 cos 3 α 3 cos α. Ví dụ, chọn 3α = Từ cos 60 0 = 1 2, để xây dựng α, ta phải giải phương trình 8x 3 6x 1 = 0, một đa thức là bất khả quy (sử dụng 1.11).

32 1.13. Dựng hình bằng thước kẻ và compa 31 Hệ quả Không thể cầu phương hình tròn bằng thước kẻ và compa. Chứng minh. Một hình vuông có cùng diện tích với một đường tròn bán kính r có cạnh πr. Do π là số siêu việt 9 nên π cũng vậy. Ta tiếp tục xét một bài toán khác từ thời Hy Lạp cổ đại: Liệt kê các số n mà các n-giác đều có thể xây dựng được. Ở đây ta nghiên cứu câu hỏi đối với các số nguyên tố p (xem 5.15 cho trường hợp tổng quát). Chú ý rằng X p 1 không bất khả quy; cụ thể là X p 1 = (X 1)(X p 1 + X p ). Bổ đề Nếu p là một số nguyên tố, thì X p bất khả quy; do vậy Q[e 2πi/p ] có bậc p 1 trên Q. Chứng minh. Cho f(x) = (X p 1)/(X 1) = X p ; thì f(x + 1) = (X + 1)p 1 = X p a 2 X 2 + a 1 X + p. X với a i = ( ) i+1 p. Bây giờ p ai với i = 1,..., p 2, và do vậy f(x + 1) bất khả quy theo tiêu chuẩn Eisenstein Do đó, f(x) là bất khả quy. Để xây dựng một p-giác đều, p là một số nguyên tố, ta cần xây dựng cos 2π p = (e 2π p + (e 2π p ) 1 )/2 Nhưng Q[e 2πi 2π p ] Q[cos p ] Q, và bậc của Q[e 2πi p ] trên Q[cos 2π p ] là 2 - phương trình α 2 2 cos 2π p α + 1 = 0, α = e 2πi p, chứng tỏ rằng nó 2, và nó không thể là 1 bởi vì Q[e 2πi p ] không chứa trong R. Do vậy Q[cos 2π p : Q] = p Chứng minh cho điều này có thể được tìm thấy trong nhiều sách lý thuyết số, ví dụ, trong của Hardy, G. H., and Wright, E. M., An Introduction to the Theory of Numbers, Fourth Edition, Oxford, 1960.

33 32 Các khái niệm và kết quả cơ bản Vậy nên, nếu p-đa giác đều xây dựng được, thì (p 1)/2 = 2 k với k nào đó (sau này, xem 5.12, ta sẽ thấy chiều ngược lại), nó chỉ ra rằng p = 2 k Nhưng 2 r + 1 là một số nguyên tố nếu r là một lũy thừa của 2, bởi vì nếu không r có nhân tử lẻ t và với t lẻ, Từ đó Y t + 1 = (Y + 1)(Y t 1 Y t ); 2 st + 1 = (2 s + 1)((2 s ) t 1 (2 s ) t ). Như vậy các số nguyên tố p mà p-đa giác đều có thể xây dựng được chính xác là các số nguyên tố có dạng 2 2k + 1 với k nào đó. Những só nguyên tố như vậy được gọi là số nguyên tố Fermat (bởi vì ông phỏng đoán tất cả các số có dạng 2 2k + 1 là các số nguyên tố). Với k = 0, 1, 2, 3, 4, ta có 2 2k + 1 = 3, 5, 17, 257, 65537, chúng hiển nhiên là các số nguyên tố, nhưng Euler chỉ ra rằng = , và chúng ta sẽ không biết liệu rằng có còn các số nguyên tố Fermat khác. Vì vậy, chúng ta không biết danh sách tất cả các số nguyên tố p mà p-đa giác đều có thể xây dựng được. Gauss chứng tỏ rằng 10 cos 2π 17 bằng khi ông ấy 18 tuổi. Thành công đó là một động lực khiến ông trở thành một nhà toán học Trường đóng đại số Ta nói rằng một đa thức chẻ ra trong F [X] (hay trong F ) nếu nó là tích của các đa thức bậc 1 trong F [X]. Mệnh đề Đối với một trường Ω, các phát biểu sau là tương đương: (a) Mọi đa thức khác hằng số trong Ω[X] chẻ ra trong Ω[X]. 10 Hoặc cũng có thể cos 2π 7 = cả hai biểu cách viết đều đúng. 8

34 1.14. Trường đóng đại số 33 (b) Mọi đa thức khác hằng số trong Ω[X] có ít nhất một nghiệm trong Ω[X] (c) Các đa thức bất khả quy trong Ω[X] có bậc 1. (d) Mọi trường bậc hữu hạn trên Ω chính bằng Ω. Chứng minh. Các phép suy (a) (b) (c) (a) là hiển nhiên. (c) (d). Cho E là một mở rộng hữu hạn của Ω, và cho α E. Đa thức tối tiểu của α có bậc 1, và do vậy α Ω. (d) (c). Cho f là một đa thức bất khả quy trong Ω[X]. Khi đó Ω[X]/(f) là một mở rộng trường của Ω với bậc deg(f) (xem 1.30), và do vậy deg(f) = 1. Định nghĩa (a) Một trường được gọi là đóng đại số nếu nó thỏa mãn các điều kiện tương đương của Mệnh đề (b) Một trường Ω được gọi là bao đóng đại số của một trường con F nếu nó là trường đóng đại số và đại số trên F. Ví dụ, định lý cơ bản của đại số (xem 5.6 dưới đây) phát biểu rằng trường số phức C đóng đại số. Nó là một bao đóng đại số của R. Mệnh đề Nếu Ω đại số trên F và mọi đa thức f F [X] chẻ ra trong Ω[X], thì Ω đóng đại số (và do đó là một bao đóng đại số của F ). Chứng minh. Giả sử f là một đa thức khác hằng số trong Ω[X], ta phải chứng tỏ rằng f có một nghiệm trong Ω. Ta biết rằng f có một nghiệm α trong một mở rộng trường hữu hạn Ω nào đó của Ω. Đặt và xét các trường f = a n X n + + a 0, a i Ω, F F [a 0,..., a n ] F [a 0,..., a n, α]. Mỗi mở rộng đều là đại số và hữu hạn sinh nên hữu hạn (do 1.30). Vì vậy α thuộc một mở rộng hữu hạn của F, và do đó nó đại số trên F - nó là một nghiệm của một đa thức g với hệ số trong F. Theo giả thiết, g chẻ ra trong Ω[X] nên tất cả các nghiệm của g trong Ω đều nằm trong Ω. Nói riêng, α Ω.

35 34 Các khái niệm và kết quả cơ bản Mệnh đề Cho L F ; thì là một trường. {α Ω α đại số trên F } Chứng minh. Nếu α và β đại số trên F, thì F [α, β] là một trường (do 1.31) có bậc hữu hạn trên F (do 1.30). Do vậy, mọi phần tử của F [α, β] đại số trên F, bao gồm α ± β, α/β, αβ. Trường được xây dựng trong Mệnh đề trên được gọi là bao đóng đại số của f trong Ω. Hệ quả Cho Ω là một trường đóng đại số. Với mỗi trường con F của Ω, bao đóng đại số của F trên Ω là một bao đóng đại số của F. Chứng minh. Từ định nghĩa của nó, ta thấy rằng nó đại số trên F và mọi đa thức trong F [X] đều chẻ ra trong nó. Mệnh đề 1.44 chỉ ra rằng nó là một bao đóng đại số của F. Vì vậy, khi chúng ta thừa nhận định lý cơ bản của đại số (5.6), mọi trường con của C có một bao đóng đại số (trong thực tế, một bao đóng đại số chính tắc). Sau này (Chương 6) chúng ta sẽ chứng minh (sử dụng tiên đề chọn) rằng mỗi trường đều có một bao đóng đại số. Ghi chú Mặc dù có nhiều lớp các trường khác nhau, ví dụ, các trường số và các trường hàm đã được nghiên cứu trước đây, một nghiên cứu có hệ thống về lý thuyết các trường trừu tượng được đưa ra bởi Steinitz vào năm 1910 (Algebraische Theorie der Korper, J. Reine Angew. Math., 137: ). Ở đây, ông giới thiệu khái niệm về trường nguyên tố, phân biệt giữa mở rộng tách được và mở rộng không tách được, và chứng tỏ rằng mỗi trường có thể thu được như một mở rộng đại số của một mở rộng thuần túy siêu việt. Ông cũng chứng minh rằng mọi trường có một bao đóng đại số, sai khác nhau một đẳng cấu. Công trình của ông đã có ảnh hưởng tới các nhà đại số học sau này (Noether, van der Waerden, Artin,...) và các bài báo của ông đã được mô tả bởi Bourbaki như là "... Công trình cơ bản, có thể được coi như là nguồn gốc của các khái niệm trong đại số ngày nay". Xem: Roquette, Peter, In memoriam Ernst Steinitz ( ). J. Reine Angew. Math. 648 (2010), 1 11.

36 1.14. Trường đóng đại số 35 Bài tập 1-1 Cho E = Q[α], với α 3 α 2 + α + 2 = 0. Biểu diễn (α 2 + α + 1)(α 2 α) và (α 1) 1 dưới dạng aα 2 + bα + c với a, b, c Q. 1-2 Xác định [Q( 2, 3) : Q]. 1-3 Cho F là một trường và f(x) F [X]. (a) Với mọi a F, chứng minh rằng tồn tại một đa thức q(x) F [X] mà f(x) = q(x)(x a) + f(a). (b) Suy ra rằng f(a) = 0 nếu và chỉ nếu (X a) f(x). (c) Suy ra rằng f(x) có thể có nhiều nhất deg g nghiệm. (d) Cho G là một nhóm abel hữu hạn. Nếu G có nhiều nhất m phần tử bậc chia hết m với mỗi ước m của (G : 1), chứng tỏ rằng G là nhóm xyclic. (e) Suy ra rằng một nhóm con hữu hạn của F, F là một trường, là cylic. 1-4 Chứng minh rằng với thước kẻ, compa, và một dụng cụ chia ba góc, ta không thể xây dựng một đa giác đều 7 cạnh. 1-5 Cho f(x) là một đa thức bất khả quy trên F có bậc n, và cho E là một mở rộng trường của F với [E : F ] = m. Nếu gcd(m, n) = 1, chứng tỏ rằng f bất khả qui trên E. 1-6 Chứng minh rằng không tồn tại một đa thức f(x) Z[X] bậc > 1 mà bất khả quy modulo p với mọi số nguyên tố p.

37 CHƯƠNG 2 Trường phân rã, nghiệm bội 2.1. Ánh xạ từ mở rộng đơn Cho E và E là các trường chứa F. Nhắc lại rằng một F -đồng cấu là một đồng cấu ϕ: E E sao cho ϕ(a) = a với mọi a F. Nói riêng, một F -đồng cấu ϕ ánh xạ một đa thức a i1...i m α1 i1... αim m, a i1...i m F, thành a i1...i m ϕ(α 1 ) i1... ϕ(α m ) im. Một F -đẳng cấu là một F -đồng cấu đồng thời là một song ánh. Một F -đồng cấu E E giữa các trường, nói riêng, là một F -đơn cấu tuyến tính của các F -không gian véctơ, vì thế nếu E và E có cùng bậc và hữu hạn trên F, thì mọi F -đồng cấu là một F -đẳng cấu. Mệnh đề 2.1. Cho F (α) là một mở rộng đơn của trường F, và Ω là một trường chứa F. (a) Giả sử α là một phần tử siêu việt trên F. Với mỗi F -đồng cấu ϕ: F (α) Ω, ϕ(α) cũng siêu việt trên F, và ánh xạ ϕ ϕ(α) xác định một tương ứng một-một {F -đồng cấu ϕ : F (α) Ω} {các phần tử siêu việt của Ω trên F }. (b) Giả sử α là một phần tử đại số trên F với đa thức tối tiểu f(x). Với mỗi F -đồng cấu ϕ: F [α] Ω, ϕ(α) là một nghiệm của f(x) trong

38 2.1. Ánh xạ từ mở rộng đơn 37 Ω, và ánh xạ ϕ ϕ(α) xác định một tương ứng một-một {F -đồng cấu ϕ : F [α] Ω} {nghiệm của f trong Ω}. Nói riêng, số các ánh xạ như vậy đúng bằng số các nghiệm phân biệt của f trong Ω. Chứng minh. (a) α siêu việt trên F có nghĩa là F [α] đẳng cấu với vành đa thức trong ký hiệu α với hệ số trong F. Với mỗi γ Ω, tồn tại duy nhất một F -đồng cấu ϕ: F [α] Ω ánh xạ α thành γ (xem 1.5). Nó mở rộng được thành một ánh xạ từ trường các thương F (α) của F [α] nếu và chỉ nếu tất cả các phần tử khác 0 của F [α] được ánh xạ thành các phần tử khác 0 của Ω, điều này chỉ xảy ra khi và chỉ khi γ là phần tử siêu việt. (b) Đặt f(x) = a i X i, và xét một F -đồng cấu ϕ: F [α] Ω. Tác động ϕ lên phương trình a i α i = 0, ta thu được a i ϕ(α) i = 0, và điều này chứng tỏ rằng ϕ(α) là một nghiệm của f(x) trong Ω. Ngược lại, nếu γ Ω là một nghiệm của f(x), thì ánh xạ F [X] Ω, g(x) g(γ), được phân tích qua F [X]/(f(X)). Khi lấy hợp thành với ánh xạ ngược của đẳng cấu X + f(x) α: F [X]/(f(X)) F [α], ta thu được một đồng cấu F [α] Ω ánh xạ α thành γ. Có thể tổng quát hóa hơn một chút các kết quả trên. Mệnh đề 2.2. Cho F (α) là một mở rộng đơn của một trường F, và ϕ 0 : F Ω là một đồng cấu từ F vào một trường thứ hai Ω. (a) Nếu α siêu việt trên F, thì ánh xạ ϕ ϕ(α) xác định một tương ứng một-một {các mở rộng ϕ: F (α) Ω của ϕ 0 } {các phần tử của Ω siêu việt trên ϕ 0 (F ).} (b) Nếu α đại số trên F với đa thức tối tiểu f(x), thì ánh xạ ϕ ϕ(α) xác định một tương ứng một-một {các mở rộng ϕ: F [α] Ω của ϕ 0 } {các nghiệm của ϕ 0 f trong Ω}. Nói riêng, số các ánh xạ như vậy bằng số các nghiệm phân biệt của ϕ 0 f trong Ω.

39 38 Trường phân rã, nghiệm bội Ở đây, ϕ 0 f là đa thức thu được bằng cách tác động ϕ 0 lên các hệ số của f: nếu f = a i X i thì ϕ 0 f = ϕ(a i )X i. Một mở rộng của ϕ 0 lên F (α) có nghĩa là một đồng cấu ϕ: F (α) Ω mà ϕ F = ϕ 0. Chứng minh của mệnh đề này giống như cách chứng minh của mệnh đề trước Trường phân rã Cho f là một đa thức đơn khởi với hệ số trong F. Một trường E chứa F gọi là chẻ f nếu f chẻ ra trong E[X]: f(x) = m i=1 (X α i) với α i E. Nếu thêm vào đó E sinh bởi nghiệm của f, E = F [α 1,..., α m ], thì nó được gọi là một trường phân rã hay trường nghiệm của f. Chú ý rằng f i (X) mi, (m i 1) và f i (X) có cùng trường phân rã. Và nếu f có deg(f) 1 nghiệm trong E, thì nó chẻ ra trong E[X] (vì tổng của các nghiệm có thể biểu diễn được từ các hệ số của f, và nằm trong F ). Ví dụ 2.3. (a) Cho f(x) = ax 2 +bx +c Q[X],và α = b 2 4ac. Trường con Q[α] của C là một trường phân rã của f. (b) Cho f(x) = X 3 + ax 2 + bx + c Q[X] bất khả qui và α 1, α 2, α 3 là các nghiệm của nó trong C. Vì các nghiệm không thực của f xuất hiện thành cặp liên hợp phức nên hoặc 1 hoặc cả 3 số α i là các số thực. Khi đó Q[α 1, α 2, α 3 ] = Q[α 1, α 2 ] là trường phân rã của f(x). Chú ý rằng [Q[α 1 ] : Q] = 3 và [Q[α 1, α 2 ] : Q[α 1 ]] = 1 hoặc 2, do vậy [Q[α 1, α 2 ] : Q] = 3 hoặc 6. Về sau (4.2), ta sẽ thấy rằng bậc bằng 3 nếu và chỉ nếu biệt thức của f(x) là bình phương của một số hữu tỷ. Ví dụ, biệt thức của X 3 + bx + c là 4b 3 27c 2, và do vậy trường phân rã của X X + 1 có bậc 6 trên Q. Mệnh đề 2.4. Mọi đa thức f F [X] có một trường phân rã E f, và [E f : F ] (deg f)! (deg f giai thừa). Chứng minh. Đặt F 1 = F [α] là một trường mầm của một ước đơn khởi bất khả quy nào đó của f trong F [X]. Khi đó f(α 1 ) = 0, và ta chọn

1. Ma trận A = Ký hiệu tắt A = [a ij ] m n hoặc A = (a ij ) m n

1. Ma trận A = Ký hiệu tắt A = [a ij ] m n hoặc A = (a ij ) m n Cơ sở Toán 1 Chương 2: Ma trận - Định thức GV: Phạm Việt Nga Bộ môn Toán, Khoa CNTT, Học viện Nông nghiệp Việt Nam Bộ môn Toán () Cơ sở Toán 1 - Chương 2 VNUA 1 / 22 Mục lục 1 Ma trận 2 Định thức 3 Ma

Διαβάστε περισσότερα

Năm Chứng minh. Cách 1. Y H b. H c. BH c BM = P M. CM = Y H b

Năm Chứng minh. Cách 1. Y H b. H c. BH c BM = P M. CM = Y H b huỗi bài toán về họ đường tròn đi qua điểm cố định Nguyễn Văn inh Năm 2015 húng ta bắt đầu từ bài toán sau. ài 1. (US TST 2012) ho tam giác. là một điểm chuyển động trên. Gọi, lần lượt là các điểm trên,

Διαβάστε περισσότερα

Năm Chứng minh Y N

Năm Chứng minh Y N Về bài toán số 5 trong kì thi chọn đội tuyển toán uốc tế của Việt Nam năm 2015 Nguyễn Văn Linh Năm 2015 1 Mở đầu Trong ngày thi thứ hai của kì thi Việt Nam TST 2015 có một bài toán khá thú vị. ài toán.

Διαβάστε περισσότερα

Năm 2017 Q 1 Q 2 P 2 P P 1

Năm 2017 Q 1 Q 2 P 2 P P 1 Dùng phép vị tự quay để giải một số bài toán liên quan đến yếu tố cố định Nguyễn Văn Linh Năm 2017 1 Mở đầu Tư tưởng của phương pháp này khá đơn giản như sau. Trong bài toán chứng minh điểm chuyển động

Διαβάστε περισσότερα

I 2 Z I 1 Y O 2 I A O 1 T Q Z N

I 2 Z I 1 Y O 2 I A O 1 T Q Z N ài toán 6 trong kì thi chọn đội tuyển quốc gia Iran năm 2013 Nguyễn Văn Linh Sinh viên K50 TNH ĐH Ngoại Thương 1 Giới thiệu Trong ngày thi thứ 2 của kì thi chọn đội tuyển quốc gia Iran năm 2013 xuất hiện

Διαβάστε περισσότερα

Kinh tế học vĩ mô Bài đọc

Kinh tế học vĩ mô Bài đọc Chương tình giảng dạy kinh tế Fulbight Niên khóa 2011-2013 Mô hình 1. : cung cấp cơ sở lý thuyết tổng cầu a. Giả sử: cố định, Kinh tế đóng b. IS - cân bằng thị tường hàng hoá: I() = S() c. LM - cân bằng

Διαβάστε περισσότερα

Năm 2014 B 1 A 1 C C 1. Ta có A 1, B 1, C 1 thẳng hàng khi và chỉ khi BA 1 C 1 = B 1 A 1 C.

Năm 2014 B 1 A 1 C C 1. Ta có A 1, B 1, C 1 thẳng hàng khi và chỉ khi BA 1 C 1 = B 1 A 1 C. Đường thẳng Simson- Đường thẳng Steiner của tam giác Nguyễn Văn Linh Năm 2014 1 Đường thẳng Simson Đường thẳng Simson lần đầu tiên được đặt tên bởi oncelet, tuy nhiên một số nhà hình học cho rằng nó không

Διαβάστε περισσότερα

SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 LẦN 1

SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 2014 LẦN 1 SỞ GD & ĐT ĐỒNG THÁP ĐỀ THI THỬ TUYỂN SINH ĐẠI HỌC NĂM 0 LẦN THPT Chuyên Nguyễn Quang Diêu Môn: TOÁN; Khối D Thời gian làm bài: 80 phút, không kể thời gian phát đề ĐỀ CHÍNH THỨC I. PHẦN CHUNG CHO TẤT CẢ

Διαβάστε περισσότερα

5. Phương trình vi phân

5. Phương trình vi phân 5. Phương trình vi phân (Toán cao cấp 2 - Giải tích) Lê Phương Bộ môn Toán kinh tế Đại học Ngân hàng TP. Hồ Chí Minh Homepage: http://docgate.com/phuongle Nội dung 1 Khái niệm Phương trình vi phân Bài

Διαβάστε περισσότερα

Suy ra EA. EN = ED hay EI EJ = EN ED. Mặt khác, EID = BCD = ENM = ENJ. Suy ra EID ENJ. Ta thu được EI. EJ Suy ra EA EB = EN ED hay EA

Suy ra EA. EN = ED hay EI EJ = EN ED. Mặt khác, EID = BCD = ENM = ENJ. Suy ra EID ENJ. Ta thu được EI. EJ Suy ra EA EB = EN ED hay EA ài tập ôn đội tuyển năm 015 guyễn Văn inh Số 6 ài 1. ho tứ giác ngoại tiếp. hứng minh rằng trung trực của các cạnh,,, cắt nhau tạo thành một tứ giác ngoại tiếp. J 1 1 1 1 hứng minh. Gọi 1 1 1 1 là tứ giác

Διαβάστε περισσότερα

O 2 I = 1 suy ra II 2 O 1 B.

O 2 I = 1 suy ra II 2 O 1 B. ài tập ôn đội tuyển năm 2014 guyễn Văn inh Số 2 ài 1. ho hai đường tròn ( 1 ) và ( 2 ) cùng tiếp xúc trong với đường tròn () lần lượt tại,. Từ kẻ hai tiếp tuyến t 1, t 2 tới ( 2 ), từ kẻ hai tiếp tuyến

Διαβάστε περισσότερα

Q B Y A P O 4 O 6 Z O 5 O 1 O 2 O 3

Q B Y A P O 4 O 6 Z O 5 O 1 O 2 O 3 ài tập ôn đội tuyển năm 2015 guyễn Văn Linh Số 8 ài 1. ho tam giác nội tiếp đường tròn () có là tâm nội tiếp. cắt () lần thứ hai tại J. Gọi ω là đường tròn tâm J và tiếp xúc với,. Hai tiếp tuyến chung

Διαβάστε περισσότερα

có thể biểu diễn được như là một kiểu đạo hàm của một phiếm hàm năng lượng I[]

có thể biểu diễn được như là một kiểu đạo hàm của một phiếm hàm năng lượng I[] 1 MỞ ĐẦU 1. Lý do chọn đề tài Chúng ta đều biết: không có lý thuyết tổng quát cho phép giải mọi phương trình đạo hàm riêng; nhất là với các phương trình phi tuyến Au [ ] = 0; (1) trong đó A[] ký hiệu toán

Διαβάστε περισσότερα

Ngày 26 tháng 12 năm 2015

Ngày 26 tháng 12 năm 2015 Mô hình Tobit với Biến Phụ thuộc bị chặn Lê Việt Phú Chương trình Giảng dạy Kinh tế Fulbright Ngày 26 tháng 12 năm 2015 1 / 19 Table of contents Khái niệm biến phụ thuộc bị chặn Hồi quy OLS với biến phụ

Διαβάστε περισσότερα

Môn: Toán Năm học Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm khách quan Mã đề thi 116. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Môn: Toán Năm học Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm khách quan Mã đề thi 116. (Thí sinh không được sử dụng tài liệu) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HÀ NỘI ĐỀ KIỂM TRA HỌC KÌ I LỚP TRƯỜNG THPT TRUNG GIÃ Môn: Toán Năm học 0-0 Thời gian làm bài: 90 phút; 50 câu trắc nghiệm khách quan Mã đề thi (Thí sinh không được sử dụng tài liệu)

Διαβάστε περισσότερα

https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2 ĐỀ 56

https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2 ĐỀ 56 TRƯỜNG THPT QUỲNH LƯU TỔ TOÁN Câu ( điểm). Cho hàm số y = + ĐỀ THI THỬ THPT QUỐC GIA LẦN NĂM HỌC 5-6 MÔN: TOÁN Thời gian làm bài: 8 phút (không tính thời gian phát đề ) a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ

Διαβάστε περισσότερα

O C I O. I a. I b P P. 2 Chứng minh

O C I O. I a. I b P P. 2 Chứng minh ài toán rotassov và ứng dụng Nguyễn Văn Linh Năm 2017 1 Giới thiệu ài toán rotassov được phát biểu như sau. ho tam giác với là tâm đường tròn nội tiếp. Một đường tròn () bất kì đi qua và. ựng một đường

Διαβάστε περισσότερα

Năm Pascal xem tại [2]. A B C A B C. 2 Chứng minh. chứng minh sau. Cách 1 (Jan van Yzeren).

Năm Pascal xem tại [2]. A B C A B C. 2 Chứng minh. chứng minh sau. Cách 1 (Jan van Yzeren). Định lý Pascal guyễn Văn Linh ăm 2014 1 Giới thiệu. ăm 16 tuổi, Pascal công bố một công trình toán học : Về thiết diện của đường cônic, trong đó ông đã chứng minh một định lí nổi tiếng và gọi là Định lí

Διαβάστε περισσότερα

HÀM NHIỀU BIẾN Lân cận tại một điểm. 1. Định nghĩa Hàm 2 biến. Miền xác định của hàm f(x,y) là miền VD:

HÀM NHIỀU BIẾN Lân cận tại một điểm. 1. Định nghĩa Hàm 2 biến. Miền xác định của hàm f(x,y) là miền VD: . Định nghĩa Hàm biến. f : D M (, ) z= f( M) = f(, ) Miền ác định của hàm f(,) là miền VD: f : D HÀM NHIỀU BIẾN M (, ) z= f(, ) = D sao cho f(,) có nghĩa. Miền ác định của hàm f(,) là tập hợp những điểm

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ BÀI TẬP LỚN MÔN XỬ LÝ SONG SONG HỆ PHÂN BỐ (501047)

ĐỀ BÀI TẬP LỚN MÔN XỬ LÝ SONG SONG HỆ PHÂN BỐ (501047) ĐỀ BÀI TẬP LỚN MÔN XỬ LÝ SONG SONG HỆ PHÂN BỐ (501047) Lưu ý: - Sinh viên tự chọn nhóm, mỗi nhóm có 03 sinh viên. Báo cáo phải ghi rõ vai trò của từng thành viên trong dự án. - Sinh viên báo cáo trực tiếp

Διαβάστε περισσότερα

x y y

x y y ĐÁP ÁN - ĐỀ KHẢO SÁT CHẤT LƯỢNG HỌC SINH LỚP THPT Bài Năm học 5 6- Môn: TOÁN y 4 TXĐ: D= R Sự biến thiên lim y lim y y ' 4 4 y ' 4 4 4 ( ) - - + y - + - + y + - - + Bài Hàm số đồng biến trên các khoảng

Διαβάστε περισσότερα

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG IV

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG IV KỸ THẬT ĐỆN HƯƠNG V MẠH ĐỆN PH HƯƠNG V : MẠH ĐỆN PH. Khái niệm chung Điện năng sử ụng trong công nghiệ ưới ạng òng điện sin ba ha vì những lý o sau: - Động cơ điện ba ha có cấu tạo đơn giản và đặc tính

Διαβάστε περισσότερα

M c. E M b F I. M a. Chứng minh. M b M c. trong thứ hai của (O 1 ) và (O 2 ).

M c. E M b F I. M a. Chứng minh. M b M c. trong thứ hai của (O 1 ) và (O 2 ). ài tập ôn đội tuyển năm 015 Nguyễn Văn inh Số 5 ài 1. ho tam giác nội tiếp () có + =. Đường tròn () nội tiếp tam giác tiếp xúc với,, lần lượt tại,,. Gọi b, c lần lượt là trung điểm,. b c cắt tại. hứng

Διαβάστε περισσότερα

x i x k = e = x j x k x i = x j (luật giản ước).

x i x k = e = x j x k x i = x j (luật giản ước). 1 Mục lục Chương 1. NHÓM.................................................. 2 Chương 2. NHÓM HỮU HẠN.................................... 10 Chương 3. NHÓM ABEL HỮU HẠN SINH....................... 14 2 CHƯƠNG

Διαβάστε περισσότερα

Truy cập website: hoc360.net để tải tài liệu đề thi miễn phí

Truy cập website: hoc360.net để tải tài liệu đề thi miễn phí Tru cập website: hoc36net để tải tài liệu đề thi iễn phí ÀI GIẢI âu : ( điể) Giải các phương trình và hệ phương trình sau: a) 8 3 3 () 8 3 3 8 Ta có ' 8 8 9 ; ' 9 3 o ' nên phương trình () có nghiệ phân

Διαβάστε περισσότερα

A 2 B 1 C 1 C 2 B B 2 A 1

A 2 B 1 C 1 C 2 B B 2 A 1 Sáng tạo trong hình học Nguyễn Văn Linh Sinh viên K50 TNH ĐH Ngoại thương 1 Mở đầu Hình học là một mảng rất đặc biệt trong toán học. Vẻ đẹp của phân môn này nằm trong hình vẽ mà muốn cảm nhận được chúng

Διαβάστε περισσότερα

* Môn thi: VẬT LÝ (Bảng A) * Ngày thi: 27/01/2013 * Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ:

* Môn thi: VẬT LÝ (Bảng A) * Ngày thi: 27/01/2013 * Thời gian làm bài: 180 phút (Không kể thời gian giao đề) ĐỀ: Họ và tên thí sinh:. Chữ kí giám thị Số báo danh:..... SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO BẠC LIÊU KỲ THI CHỌN HSG LỚP 0 CẤP TỈNH NĂM HỌC 0-03 ĐỀ THI CHÍNH THỨC (Gồm 0 trang) * Môn thi: VẬT LÝ (Bảng A) * Ngày thi:

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ SỐ 16 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN 2017 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề (50 câu trắc nghiệm)

ĐỀ SỐ 16 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN 2017 Thời gian làm bài: 90 phút; không kể thời gian giao đề (50 câu trắc nghiệm) THẦY: ĐẶNG THÀNH NAM Website: wwwvtedvn ĐỀ SỐ 6 ĐỀ THI THPT QUỐC GIA MÔN TOÁN 7 Thời gian làm bài: phút; không kể thời gian giao đề (5 câu trắc nghiệm) Mã đề thi 65 Họ, tên thí sinh:trường: Điểm mong muốn:

Διαβάστε περισσότερα

CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC PHẲNG

CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC PHẲNG CÁC ĐỊNH LÝ CƠ BẢN CỦA HÌNH HỌC PHẲNG Nguyễn Tăng Vũ 1. Đường thẳng Euler. Bài toán 1. Trong một tam giác thì trọng tâm, trực tâm và tâm đường tròn ngoại tiếp cùng nằm trên một đường thẳng. (Đường thẳng

Διαβάστε περισσότερα

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: TOÁN Thời gian làm bài: 180 phút.

BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM 2015 Môn: TOÁN Thời gian làm bài: 180 phút. BỘ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO ĐỀ THI MINH HỌA - KỲ THI THPT QUỐC GIA NĂM Môn: TOÁN Thời gian làm bài: 8 phút Câu (, điểm) Cho hàm số y = + a) Khảo sát sự biến thiên và vẽ đồ thị (C) của hàm số đã cho b) Viết

Διαβάστε περισσότερα

Batigoal_mathscope.org ñược tính theo công thức

Batigoal_mathscope.org ñược tính theo công thức SỐ PHỨC TRONG CHỨNG MINH HÌNH HỌC PHẲNG Batigoal_mathscope.org Hoangquan9@gmail.com I.MỘT SỐ KHÁI NIỆM CƠ BẢN. Khoảng cách giữa hai ñiểm Giả sử có số phức và biểu diễn hai ñiểm M và M trên mặt phẳng tọa

Διαβάστε περισσότερα

Sử dụngụ Minitab trong thống kê môi trường

Sử dụngụ Minitab trong thống kê môi trường Sử dụngụ Minitab trong thống kê môi trường Dương Trí Dũng I. Giới thiệu Hiện nay có nhiều phần mềm (software) thống kê trên thị trường Giá cao Excel không đủ tính năng Tinh bằng công thức chậm Có nhiều

Διαβάστε περισσότερα

x = Cho U là một hệ gồm 2n vec-tơ trong không gian R n : (1.2)

x = Cho U là một hệ gồm 2n vec-tơ trong không gian R n : (1.2) 65 TẠP CHÍ KHOA HỌC, Đại học Huế, Số 53, 2009 HỆ PHÂN HOẠCH HOÀN TOÀN KHÔNG GIAN R N Huỳnh Thế Phùng Trường Đại học Khoa học, Đại học Huế TÓM TẮT Một phân hoạch hoàn toàn của R n là một hệ gồm 2n vec-tơ

Διαβάστε περισσότερα

Bài Tập Môn: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH

Bài Tập Môn: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Câu 1: Bài Tập Môn: NGÔN NGỮ LẬP TRÌNH Cho văn phạm dưới đây định nghĩa cú pháp của các biểu thức luận lý bao gồm các biến luận lý a,b,, z, các phép toán luận lý not, and, và các dấu mở và đóng ngoặc tròn

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ 83. https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2

ĐỀ 83. https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv2 ĐỀ 8 https://www.facebook.com/nguyenkhachuongqv GV Nguyễn Khắc Hưởng - THPT Quế Võ số - https://huongphuong.wordpress.com SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO HƯNG YÊN KỲ THI THỬ THPT QUỐC GIA 016 LẦN TRƯỜNG THPT MINH

Διαβάστε περισσότερα

Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα

Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα - Γενικά Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα Khi nào [tài liệu] của bạn được ban hành? Για να ρωτήσετε πότε έχει

Διαβάστε περισσότερα

+ = k+l thuộc H 2= ( ) = (7 2) (7 5) (7 1) 2) 2 = ( ) ( ) = (1 2) (5 7)

+ = k+l thuộc H 2= ( ) = (7 2) (7 5) (7 1) 2) 2 = ( ) ( ) = (1 2) (5 7) Nhớm 3 Bài 1.3 1. (X,.) là nhóm => a X; ax= Xa= X Ta chứng minh ax=x Với mọi b thuộc ax thì b có dạng ak với k thuộc X nên b thuộc X => Với mọi k thuộc X thì k = a( a -1 k) nên k thuộc ax. Vậy ax=x Tương

Διαβάστε περισσότερα

1.6 Công thức tính theo t = tan x 2

1.6 Công thức tính theo t = tan x 2 TÓM TẮT LÝ THUYẾT ĐẠI SỐ - GIẢI TÍCH 1 Công thức lượng giác 1.1 Hệ thức cơ bản sin 2 x + cos 2 x = 1 1 + tn 2 x = 1 cos 2 x tn x = sin x cos x 1.2 Công thức cộng cot x = cos x sin x sin( ± b) = sin cos

Διαβάστε περισσότερα

PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN

PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN PHƯƠNG PHÁP TỌA ĐỘ TRONG KHÔNG GIAN 1- Độ dài đoạn thẳng Ax ( ; y; z ), Bx ( ; y ; z ) thì Nếu 1 1 1 1. Một Số Công Thức Cần Nhớ AB = ( x x ) + ( y y ) + ( z z ). 1 1 1 - Khoảng cách từ điểm đến mặt phẳng

Διαβάστε περισσότερα

Vectơ và các phép toán

Vectơ và các phép toán wwwvnmathcom Bài 1 1 Các khái niệm cơ bản 11 Dẫn dắt đến khái niệm vectơ Vectơ và các phép toán Vectơ đại diện cho những đại lượng có hướng và có độ lớn ví dụ: lực, vận tốc, 1 Định nghĩa vectơ và các yếu

Διαβάστε περισσότερα

Phụ thuộc hàm. và Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Nội dung trình bày. Chương 7. Nguyên tắc thiết kế. Ngữ nghĩa của các thuộc tính (1) Phụ thuộc hàm

Phụ thuộc hàm. và Chuẩn hóa cơ sở dữ liệu. Nội dung trình bày. Chương 7. Nguyên tắc thiết kế. Ngữ nghĩa của các thuộc tính (1) Phụ thuộc hàm Nội dung trình bày hương 7 và huẩn hóa cơ sở dữ liệu Nguyên tắc thiết kế các lược đồ quan hệ.. ác dạng chuẩn. Một số thuật toán chuẩn hóa. Nguyên tắc thiết kế Ngữ nghĩa của các thuộc tính () Nhìn lại vấn

Διαβάστε περισσότερα

Tối ưu tuyến tính. f(z) < inf. Khi đó tồn tại y X sao cho (i) d(z, y) 1. (ii) f(y) + εd(z, y) f(z). (iii) f(x) + εd(x, y) f(y), x X.

Tối ưu tuyến tính. f(z) < inf. Khi đó tồn tại y X sao cho (i) d(z, y) 1. (ii) f(y) + εd(z, y) f(z). (iii) f(x) + εd(x, y) f(y), x X. Tối ưu tuyến tính Câu 1: (Định lý 2.1.1 - Nguyên lý biến phân Ekeland) Cho (X, d) là không gian mêtric đủ, f : X R {+ } là hàm lsc bị chặn dưới. Giả sử ε > 0 và z Z thỏa Khi đó tồn tại y X sao cho (i)

Διαβάστε περισσότερα

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC NGÀY THI : 19/06/2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề)

SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ THI TUYỂN SINH LỚP 10 NĂM HỌC NGÀY THI : 19/06/2009 Thời gian làm bài: 120 phút (không kể thời gian giao đề) SỞ GIÁO DỤC VÀ ĐÀO TẠO KÌ TI TUYỂN SIN LỚP NĂM ỌC 9- KÁN OÀ MÔN : TOÁN NGÀY TI : 9/6/9 ĐỀ CÍN TỨC Thời gian làm bài: phút (không kể thời gian giao đề) ài ( điểm) (Không dùng máy tính cầm tay) a Cho biết

Διαβάστε περισσότερα

A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VECTƠ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN

A. ĐẶT VẤN ĐỀ B. HƯỚNG DẪN HỌC SINH SỬ DỤNG PHƯƠNG PHÁP VECTƠ GIẢI MỘT SỐ BÀI TOÁN HÌNH HỌC KHÔNG GIAN . ĐẶT VẤN ĐỀ Hình họ hông gin là một hủ đề tương đối hó đối với họ sinh, hó ả áh tiếp ận vấn đề và ả trong tìm lời giải ài toán. Làm so để họ sinh họ hình họ hông gin dễ hiểu hơn, hoặ hí ít ũng giải đượ

Διαβάστε περισσότερα

Tuyển chọn Đề và đáp án : Luyện thi thử Đại Học của các trường trong nước năm 2012.

Tuyển chọn Đề và đáp án : Luyện thi thử Đại Học của các trường trong nước năm 2012. wwwliscpgetl Tuyển chọn Đề và đáp án : Luyện thi thử Đại ọc củ các trường trong nước năm ôn: ÌN Ọ KÔNG GN (lisc cắt và dán) ÌN ÓP ài ho hình chóp có đáy là hình vuông cạnh, tm giác đều, tm giác vuông cân

Διαβάστε περισσότερα

Bài giảng Giải tích 3: Tích phân bội và Giải tích vectơ HUỲNH QUANG VŨ. Hồ Chí Minh.

Bài giảng Giải tích 3: Tích phân bội và Giải tích vectơ HUỲNH QUANG VŨ. Hồ Chí Minh. Bài giảng Giải tích 3: Tích phân bội và Giải tích vectơ HUỲNH QUANG VŨ Khoa Toán-Tin học, Đại học Khoa học Tự nhiên, Đại học Quốc gia Thành phố Hồ Chí Minh. E-mail: hqvu@hcmus.edu.vn e d c f 1 b a 1 TÓM

Διαβάστε περισσότερα

L P I J C B D. Do GI 2 = GJ.GH nên GIH = IJG = IKJ = 90 GJB = 90 GLH. Mà GIH + GIQ = 90 nên QIG = ILG = IQG, suy ra GI = GQ hay Q (BIC).

L P I J C B D. Do GI 2 = GJ.GH nên GIH = IJG = IKJ = 90 GJB = 90 GLH. Mà GIH + GIQ = 90 nên QIG = ILG = IQG, suy ra GI = GQ hay Q (BIC). ài tập ôn đội tuyển I năm 015 Nguyễn Văn inh Số 7 ài 1. (ym). ho tam giác nội tiếp đường tròn (), ngoại tiếp đường tròn (I). G là điểm chính giữa cung không chứa. là tiếp điểm của (I) với. J là điểm nằm

Διαβάστε περισσότερα

Chương 12: Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt

Chương 12: Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt /009 Chương : Chu trình máy lạnh và bơm nhiệt. Khái niệm chung. Chu trình lạnh dùng không khí. Chu trình lạnh dùng hơi. /009. Khái niệm chung Máy lạnh/bơmnhiệt: chuyển CÔNG thành NHIỆT NĂNG Nguồn nóng

Διαβάστε περισσότερα

(CH4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH) Ch4 - Phân tích phương sai, so sánh và kiểm định 1

(CH4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH) Ch4 - Phân tích phương sai, so sánh và kiểm định 1 TIN HỌC ỨNG DỤNG (CH4 - PHÂN TÍCH PHƯƠNG SAI, SO SÁNH VÀ KIỂM ĐỊNH) Phan Trọng Tiến BM Công nghệ phần mềm Khoa Công nghệ thông tin, VNUA Email: phantien84@gmail.com Website: http://timoday.edu.vn Ch4 -

Διαβάστε περισσότερα

MALE = 1 nếu là nam, MALE = 0 nếu là nữ. 1) Nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong hàm hồi quy mẫu trên?

MALE = 1 nếu là nam, MALE = 0 nếu là nữ. 1) Nêu ý nghĩa của các hệ số hồi quy trong hàm hồi quy mẫu trên? Chương 4: HỒI QUY VỚI BIẾN GIẢ VÀ ỨNG DỤNG 1. Nghiên cứu về tuổi thọ (Y: ngày) của hai loại bóng đèn (loại A, loại B). Đặt Z = 0 nếu đó là bóng đèn loại A, Z = 1 nếu đó là bóng đèn loại B. Kết quả hồi

Διαβάστε περισσότερα

- Toán học Việt Nam

- Toán học Việt Nam - Toán học Việt Nam PHƯƠNG PHÁP GIẢI TOÁN HÌNH HỌ KHÔNG GIN ẰNG VETOR I. Á VÍ DỤ INH HỌ Vấn đề 1: ho hình chóp S. có đáy là tam giác đều cạnh a. Hình chiếu vuông góc của S trên mặt phẳng () là điểm H thuộc

Διαβάστε περισσότερα

Lecture-11. Ch-6: Phân tích hệ thống liên tục dùng biếnđổi Laplace

Lecture-11. Ch-6: Phân tích hệ thống liên tục dùng biếnđổi Laplace Ch-6: Phân tích hệ thống liên tục dùng biếnđổi Laplace Lecture- 6.. Phân tích hệ thống LTI dùng biếnđổi Laplace 6.3. Sơđồ hối và thực hiện hệ thống 6.. Phân tích hệ thống LTI dùng biếnđổi Laplace 6...

Διαβάστε περισσότερα

c) y = c) y = arctan(sin x) d) y = arctan(e x ).

c) y = c) y = arctan(sin x) d) y = arctan(e x ). Trường Đại học Bách Khoa Hà Nội Viện Toán ứng dụng và Tin học ĐỀ CƯƠNG BÀI TẬP GIẢI TÍCH I - TỪ K6 Nhóm ngành 3 Mã số : MI 3 ) Kiểm tra giữa kỳ hệ số.3: Tự luận, 6 phút. Nội dung: Chương, chương đến hết

Διαβάστε περισσότερα

Chương 1: VECTOR KHÔNG GIAN VÀ BỘ NGHỊCH LƯU BA PHA

Chương 1: VECTOR KHÔNG GIAN VÀ BỘ NGHỊCH LƯU BA PHA I. Vcto không gian Chương : VECTOR KHÔNG GIAN VÀ BỘ NGHỊCH LƯ BA PHA I.. Biể diễn vcto không gian cho các đại lượng ba pha Động cơ không đồng bộ (ĐCKĐB) ba pha có ba (hay bội ố của ba) cộn dây tato bố

Διαβάστε περισσότερα

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU...

MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU... MỤC LỤC LỜI NÓI ĐẦU... 5 Chƣơng I: Mở đầu... 8 1.1 Tập hợp và các cấu trúc đại số... 8 1.1.1 Tập hợp và các tập con... 8 1.1.2 Tập hợp và các phép toán hai ngôi... 9 1.3 Quan hệ và quan hệ tương đương...

Διαβάστε περισσότερα

Tính: AB = 5 ( AOB tại O) * S tp = S xq + S đáy = 2 π a 2 + πa 2 = 23 π a 2. b) V = 3 π = 1.OA. (vì SO là đường cao của SAB đều cạnh 2a)

Tính: AB = 5 ( AOB tại O) * S tp = S xq + S đáy = 2 π a 2 + πa 2 = 23 π a 2. b) V = 3 π = 1.OA. (vì SO là đường cao của SAB đều cạnh 2a) Mặt nón. Mặt trụ. Mặt cầu ài : Trong không gin cho tm giác vuông tại có 4,. Khi quy tm giác vuông qunh cạnh góc vuông thì đường gấp khúc tạo thành một hình nón tròn xoy. b)tính thể tích củ khối nón 4 )

Διαβάστε περισσότερα

Ví dụ 2 Giải phương trình 3 " + = 0. Lời giải. Giải phương trình đặc trưng chúng ta nhận được

Ví dụ 2 Giải phương trình 3  + = 0. Lời giải. Giải phương trình đặc trưng chúng ta nhận được CHƯƠNG 6. PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN CẤP CAO Những ý tưởng cơ bản của phương trình vi phân đã được giải thích trong Chương 9, ở đó chúng ta đã tập trung vào phương trình cấp một. Trong chương này, chúng ta nghiên

Διαβάστε περισσότερα

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG II

KỸ THUẬT ĐIỆN CHƯƠNG II KỸ THẬT ĐỆN HƯƠNG DÒNG ĐỆN SN Khái niệm: Dòng điện xoay chiều biến đổi theo quy luật hàm sin của thời gian là dòng điện sin. ác đại lượng đặc trưng cho dòng điện sin Trị số của dòng điện, điện áp sin ở

Διαβάστε περισσότερα

Câu 2. Tính lim. A B. 0. C D Câu 3. Số chỉnh hợp chập 3 của 10 phần tử bằng A. C 3 10

Câu 2. Tính lim. A B. 0. C D Câu 3. Số chỉnh hợp chập 3 của 10 phần tử bằng A. C 3 10 ĐỀ THAM KHẢO THPT QUỐC GIA 8 MÔN TOÁN (ĐỀ SỐ ) *Biên soạn: Thầy Đặng Thành Nam website: wwwvtedvn Video bài giảng và lời giải chi tiết chỉ có tại wwwvtedvn Thời gian làm bài: 9 phút (không kể thời gian

Διαβάστε περισσότερα

ShaMO 30. f(n)f(n + 1)f(n + 2) = m(m + 1)(m + 2)(m + 3) = n(n + 1) 2 (n + 2) 3 (n + 3) 4.

ShaMO 30. f(n)f(n + 1)f(n + 2) = m(m + 1)(m + 2)(m + 3) = n(n + 1) 2 (n + 2) 3 (n + 3) 4. ShaMO 30 A1. Cho các số thực a, b, c, d thỏa mãn a + b + c + d = 6 và a 2 + b 2 + c 2 + d 2 = 12. Chứng minh rằng 36 4 ( a 3 + b 3 + c 3 + d 3) ( a 4 + b 4 + c 4 + d 4) 48. A2. Cho tam giác ABC, với I

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Chương trình đào tạo tín chỉ, từ Khóa 2011)

ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC PHẦN (Chương trình đào tạo tín chỉ, từ Khóa 2011) Đề cương chi tiết Toán cao cấp 2 1 TRƯỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHỆ TP. HCM KHOA CÔNG NGHỆ THÔNG TIN CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập Tự do Hạnh phúc 1. Thông tin chung về môn học ĐỀ CƯƠNG CHI TIẾT HỌC

Διαβάστε περισσότερα

Chứng minh. Cách 1. EO EB = EA. hay OC = AE

Chứng minh. Cách 1. EO EB = EA. hay OC = AE ài tập ôn luyện đội tuyển I năm 2016 guyễn Văn inh ài 1. (Iran S 2007). ho tam giác. ột điểm nằm trong tam giác thỏa mãn = +. Gọi, Z lần lượt là điểm chính giữa các cung và của đường tròn ngoại tiếp các

Διαβάστε περισσότερα

Chương 11 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN ĐƠN BIẾN

Chương 11 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN ĐƠN BIẾN Chương 11 HỒI QUY VÀ TƯƠNG QUAN ĐƠN BIẾN Ths. Nguyễn Tiến Dũng Viện Kinh tế và Quản lý, Trường ĐH Bách khoa Hà Nội Email: dung.nguyentien3@hust.edu.vn MỤC TIÊU CỦA CHƯƠNG Sau khi học xong chương này, người

Διαβάστε περισσότερα

Dữ liệu bảng (Panel Data)

Dữ liệu bảng (Panel Data) 5/6/0 ữ lệu bảng (Panel ata) Đnh Công Khả Tháng 5/0 Nộ dung. Gớ thệu chung về dữ lệu bảng. Những lợ thế kh sử dụng dữ lệu bảng. Ước lượng mô hình hồ qu dữ lệu bảng Mô hình những ảnh hưởng cố định (FEM)

Διαβάστε περισσότερα

BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ THEO ĐỘ TIN CẬY

BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ THEO ĐỘ TIN CẬY Trường Đại Học Bách Khoa TP HCM Khoa Cơ Khí BÀI TẬP LỚN MÔN THIẾT KẾ HỆ THỐNG CƠ KHÍ THEO ĐỘ TIN CẬY GVHD: PGS.TS NGUYỄN HỮU LỘC HVTH: TP HCM, 5/ 011 MS Trang 1 BÀI TẬP LỚN Thanh có tiết iện ngang hình

Διαβάστε περισσότερα

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH NIÊN KHÓA: * * CHUYÊN ĐỀ

TRƯỜNG THPT CHUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH NIÊN KHÓA: * * CHUYÊN ĐỀ TRƯỜNG THT HUYÊN NGUYỄN TẤT THÀNH NIÊN KHÓ: 2011-2012 * * HUYÊN ĐỀ ỘT SỐ ÀI TOÁN HÌNH HỌ HẲNG LIÊN QUN ĐẾN TỨ GIÁ TOÀN HẦN Người thực hiện han Hồng Hạnh Trinh Nhóm chuyên toán lớp 111 Kon Tum, ngày 26

Διαβάστε περισσότερα

Tứ giác BLHN là nội tiếp. Từ đó suy ra AL.AH = AB. AN = AW.AZ. Như thế LHZW nội tiếp. Suy ra HZW = HLM = 1v. Vì vậy điểm H cũng nằm trên

Tứ giác BLHN là nội tiếp. Từ đó suy ra AL.AH = AB. AN = AW.AZ. Như thế LHZW nội tiếp. Suy ra HZW = HLM = 1v. Vì vậy điểm H cũng nằm trên MỘT SỐ ÀI TOÁN THẲNG HÀNG ài toán 1. (Imo Shortlist 2013 - G1) ho là một tm giác nhọn với trực tâm H, và W là một điểm trên cạnh. Gọi M và N là chân đường co hạ từ và tương ứng. Gọi (ω 1 ) là đường tròn

Διαβάστε περισσότερα

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SÓNG HÀI TRONG TRẠM BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG KIỂU SVC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC

PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SÓNG HÀI TRONG TRẠM BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG KIỂU SVC VÀ NHỮNG GIẢI PHÁP KHẮC PHỤC Luận văn thạc sĩ kỹ thuật 1 ĐẠI HỌC THÁI NGUYÊN TRƢỜNG ĐẠI HỌC CÔNG NGHIỆP --------------------------------------- VŨ THỊ VÒNG PHÂN TÍCH ẢNH HƢỞNG CỦA SÓNG HÀI TRONG TRẠM BÙ CÔNG SUẤT PHẢN KHÁNG KIỂU SVC

Διαβάστε περισσότερα

HOC360.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP MIỄN PHÍ. đến va chạm với vật M. Gọi vv, là vận tốc của m và M ngay. đến va chạm vào nó.

HOC360.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP MIỄN PHÍ. đến va chạm với vật M. Gọi vv, là vận tốc của m và M ngay. đến va chạm vào nó. HOC36.NET - TÀI LIỆU HỌC TẬP IỄN PHÍ CHỦ ĐỀ 3. CON LẮC ĐƠN BÀI TOÁN LIÊN QUAN ĐẾN VA CHẠ CON LẮC ĐƠN Phương pháp giải Vật m chuyển động vận tốc v đến va chạm với vật. Gọi vv, là vận tốc của m và ngay sau

Διαβάστε περισσότερα

CÁC CÔNG THỨC CỰC TRỊ ĐIỆN XOAY CHIỀU

CÁC CÔNG THỨC CỰC TRỊ ĐIỆN XOAY CHIỀU Tà lệ kha test đầ xân 4 Á ÔNG THỨ Ự TỊ ĐỆN XOAY HỀ GÁO VÊN : ĐẶNG VỆT HÙNG. Đạn mạch có thay đổ: * Kh thì Max max ; P Max còn Mn ư ý: và mắc lên tếp nha * Kh thì Max * Vớ = hặc = thì có cùng gá trị thì

Διαβάστε περισσότερα

1.3.3 Ma trận tự tương quan Các bài toán Khái niệm Ý nghĩa So sánh hai mô hình...

1.3.3 Ma trận tự tương quan Các bài toán Khái niệm Ý nghĩa So sánh hai mô hình... BÀI TẬP ÔN THI KINH TẾ LƯỢNG Biên Soạn ThS. LÊ TRƯỜNG GIANG Thành phố Hồ Chí Minh, ngày 0, tháng 06, năm 016 Mục lục Trang Chương 1 Tóm tắt lý thuyết 1 1.1 Tổng quan về kinh tế lượng......................

Διαβάστε περισσότερα

Nội dung. 1. Một số khái niệm. 2. Dung dịch chất điện ly. 3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan

Nội dung. 1. Một số khái niệm. 2. Dung dịch chất điện ly. 3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan CHƯƠNG 5: DUNG DỊCH 1 Nội dung 1. Một số khái niệm 2. Dung dịch chất điện ly 3. Cân bằng trong dung dịch chất điện ly khó tan 2 Dung dịch Là hệ đồng thể gồm 2 hay nhiều chất (chất tan & dung môi) mà thành

Διαβάστε περισσότερα

Tinh chỉnh lược đồ và các dạng chuẩn hoá

Tinh chỉnh lược đồ và các dạng chuẩn hoá Tinh chỉnh lược đồ và các dạng chuẩn hoá Bởi: Ths. Phạm Hoàng Nhung Thiết kế cơ sở dữ liệu mức khái niệm cung cấp cho chúng ta một tập các lược đồ quan hệ và các ràng buộc toàn vẹn, đây có thể được coi

Διαβάστε περισσότερα

Nhưng... Resultant, Discriminant, Galois resolvent, Tschirnhaus s transformations, Bring and Jerrard s

Nhưng... Resultant, Discriminant, Galois resolvent, Tschirnhaus s transformations, Bring and Jerrard s Một số lớp phương trình bậc co giải được nhờ phương trình bậc và phương trình bậc 3 Nguyễn Quản Bá Hồng Sinh viên kho toán tin, Trường Kho Học Tự Nhiên TP HCM Emil: Nguyenqunbhong@gmil.com 09.05.015 Tóm

Διαβάστε περισσότερα

7. Phương trình bậc hi. Xét phương trình bậc hi x + bx + c 0 ( 0) Công thức nghiệm b - 4c Nếu > 0 : Phương trình có hi nghiệm phân biệt: b+ b x ; x Nế

7. Phương trình bậc hi. Xét phương trình bậc hi x + bx + c 0 ( 0) Công thức nghiệm b - 4c Nếu > 0 : Phương trình có hi nghiệm phân biệt: b+ b x ; x Nế TỔNG HỢP KIẾN THỨC VÀ CÁCH GIẢI CÁC DẠNG ÀI TẬP TÁN 9 PHẦN I: ĐẠI SỐ. KIẾN THỨC CẦN NHỚ.. Điều kiện để căn thức có nghĩ. có nghĩ khi 0. Các công thức biến đổi căn thức.. b.. ( 0; 0) c. ( 0; > 0) d. e.

Διαβάστε περισσότερα

TUYỂN TẬP ĐỀ THI MÔN TOÁN THCS TỈNH HẢI DƯƠNG

TUYỂN TẬP ĐỀ THI MÔN TOÁN THCS TỈNH HẢI DƯƠNG TUYỂN TẬP ĐỀ THI MÔN TOÁN THCS TỈNH HẢI DƯƠNG hieuchuoi@ Tháng 7.006 GIỚI THIỆU Tuyển tập đề thi này gồm tất cả 0 đề thi tuyển sinh vào trường THPT chuyên Nguyễn Trãi Tỉnh Hải Dương (môn Toán chuyên) và

Διαβάστε περισσότερα

Tự tương quan (Autocorrelation)

Tự tương quan (Autocorrelation) Tự ương quan (Auocorrelaion) Đinh Công Khải Tháng 04/2016 1 Nội dung 1. Tự ương quan là gì? 2. Hậu quả của việc ước lượng bỏ qua ự ương quan? 3. Làm sao để phá hiện ự ương quan? 4. Các biện pháp khắc phục?

Διαβάστε περισσότερα

HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN. GV : Đinh Công Khải FETP Môn: Các Phương Pháp Định Lượng

HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN. GV : Đinh Công Khải FETP Môn: Các Phương Pháp Định Lượng 1 HỒI QUY TUYẾN TÍNH ĐƠN GV : Đnh Công Khả FETP Môn: Các Phương Pháp Định Lượng Knh tế lượng là gì? Knh tế lượng được quan tâm vớ vệc xác định các qu luật knh tế bằng thực nghệm (Thel, 1971) Knh tế lượng

Διαβάστε περισσότερα

2.1 Tam giác. R 2 2Rr = d 2 (2.1.1) 1 R + d + 1. R d = 1 r (2.1.2) R d r + R + d r = ( R + d r. R d r

2.1 Tam giác. R 2 2Rr = d 2 (2.1.1) 1 R + d + 1. R d = 1 r (2.1.2) R d r + R + d r = ( R + d r. R d r Một số vấn đề về đa giác lưỡng tâm Nguyễn Văn Linh Sinh viên K50 TNH ĐH Ngoại thương 1 Giới thiệu Một đa giác lồi được gọi là lưỡng tâm khi đa giác đó vừa nội tiếp vừa ngoại tiếp đường tròn. Những đa giác

Διαβάστε περισσότερα

Bài Giảng Môn học: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC

Bài Giảng Môn học: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC Bài Giảng Môn học: OTOMAT VÀ NGÔN NGỮ HÌNH THỨC TS. Nguyễn Văn Định, Khoa CNTT Lời nói đầu Ngôn ngữ là phương tiện để giao tiếp, sự giao tiếp có thể hiểu là giao tiếp giữa con người với nhau, giao tiếp

Διαβάστε περισσότερα

A E. A c I O. A b. O a. M a. Chứng minh. Do XA b giao CI tại F nằm trên (O) nên BXA b = F CB = 1 2 ACB = BIA 90 = A b IB.

A E. A c I O. A b. O a. M a. Chứng minh. Do XA b giao CI tại F nằm trên (O) nên BXA b = F CB = 1 2 ACB = BIA 90 = A b IB. Đường tròn mixtilinear Nguyễn Văn Linh Sinh viên K50 TNH ĐH Ngoại thương 1 Giới thiệu Đường tròn mixtilinear nội tiếp (bàng tiếp) là đường tròn tiếp xúc với hai cạnh tam giác và tiếp xúc trong (ngoài)

Διαβάστε περισσότερα

Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM EVIEWS

Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM EVIEWS Ý NGHĨA BẢNG HỒI QUY MÔ HÌNH BẰNG PHẦN MỀM EVIEWS CẦN KÍ TÊN Ý NGHĨA XEM HIỆU 1 Dependent Variable Tên biến phụ thuộc Y Phương pháp bình Method: Least phương tối thiểu (nhỏ OLS Squares nhất) Date - Time

Διαβάστε περισσότερα

1.1.3 Toán tử Volterra Công thức Taylor Bài toán Cauchy... 15

1.1.3 Toán tử Volterra Công thức Taylor Bài toán Cauchy... 15 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI TRƯỜNG ĐẠI HỌC KHOA HỌC TỰ NHIÊN ĐÀO NGUYỄN VÂN ANH PHƯƠNG TRÌNH VI PHÂN VỚI TOÁN TỬ KHẢ NGHỊCH PHẢI VÀ ÁP DỤNG LUẬN VĂN THẠC SĨ KHOA HỌC HÀ NỘI - NĂM 215 ĐẠI HỌC QUỐC GIA HÀ NỘI

Διαβάστε περισσότερα

Tự tương quan (Autoregression)

Tự tương quan (Autoregression) Tự ương quan (Auoregression) Đinh Công Khải Tháng 05/013 1 Nội dung 1. Tự ương quan (AR) là gì?. Hậu quả của việc ước lượng bỏ qua AR? 3. Làm sao để phá hiện AR? 4. Các biện pháp khắc phục? 1 Tự ương quan

Διαβάστε περισσότερα

Liên hệ:

Liên hệ: Giáo trình Vi tích phân 2 Bộ môn Giải tích (Kho Toán Tin học, Đại học Kho học Tự nhiên Thành phố Hồ Chí Minh) Bản ngày 19 tháng 1 năm 218 2 Đây là giáo trình cho các môn toán Vi tích phân 2 cho khối B

Διαβάστε περισσότερα

Xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nứt ống bê tông dự ứng lực D2400mm

Xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nứt ống bê tông dự ứng lực D2400mm Xác định nguyên nhân và giải pháp hạn chế nứt ống bê tông dự ứng lực D2400mm 1. Giới thiệu Ống bê tông dự ứng lực có nòng thép D2400 là sản phẩm cung cấp cho các tuyến ống cấp nước sạch. Đây là sản phẩm

Διαβάστε περισσότερα

ỨNG DỤNG PHƯƠNG TÍCH, TRỤC ĐẲNG PHƯƠNG TRONG BÀI TOÁN YẾU TỐ CỐ ĐỊNH

ỨNG DỤNG PHƯƠNG TÍCH, TRỤC ĐẲNG PHƯƠNG TRONG BÀI TOÁN YẾU TỐ CỐ ĐỊNH ỨNG DỤNG PHƯƠNG TÍH, TRỤ ĐẲNG PHƯƠNG TRNG ÀI TÁN YẾU TỐ Ố ĐỊNH. PHẦN Ở ĐẦU I. Lý do chọn đề tài ác bài toán về Hình học phẳng thường xuyên xuất hiện trong các kì thi HSG môn toán và luôn được đánh giá

Διαβάστε περισσότερα

Бизнес Заказ. Заказ - Размещение. Официально, проба

Бизнес Заказ. Заказ - Размещение. Официально, проба - Размещение Εξετάζουμε την αγορά... Официально, проба Είμαστε στην ευχάριστη θέση να δώσουμε την παραγγελία μας στην εταιρεία σας για... Θα θέλαμε να κάνουμε μια παραγγελία. Επισυνάπτεται η παραγγελία

Διαβάστε περισσότερα

Xác định cỡ mẫu nghiên cứu

Xác định cỡ mẫu nghiên cứu VIỆN NGHIÊN CỨU Y XÃ HỘI HỌC Xác định cỡ mẫu nghiên cứu Nguyễn Trương Nam Copyright Bản quyền thuộc về tác giả và thongke.info. Khi sử dụng một phần hoặc toàn bộ bài giảng đề nghị mọi người trích dẫn:

Διαβάστε περισσότερα

ĐỀ SỐ 1. ĐỀ SỐ 2 Bài 1 : (3 điểm) Thu gọn các biểu thức sau : Trần Thanh Phong ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN LỚP O a a 2a

ĐỀ SỐ 1. ĐỀ SỐ 2 Bài 1 : (3 điểm) Thu gọn các biểu thức sau : Trần Thanh Phong ĐỀ THI HỌC KÌ 1 MÔN TOÁN LỚP O a a 2a Trần Thanh Phong 0908 456 ĐỀ THI HỌC KÌ MÔN TOÁN LỚP 9 ----0O0----- Bài :Thưc hiên phép tính (,5 đ) a) 75 08 b) 8 4 5 6 ĐỀ SỐ 5 c) 5 Bài : (,5 đ) a a a A = a a a : (a > 0 và a ) a a a a a) Rút gọn A b)

Διαβάστε περισσότερα

1.5.2 Hai quá trình ngẫu nhiên quan trọng... 13

1.5.2 Hai quá trình ngẫu nhiên quan trọng... 13 Mục lục Lời nói đầu 5 1 Kiến thức chuẩn bị 7 1.1 Không gian L p và tính đo được.............. 7 1.2 Hàm biến phân bị chặn và tích phân Stieltjes...... 8 1.3 Không gian xác suất,biến ngẫu nhiên,lọc.........

Διαβάστε περισσότερα

có nghiệm là:. Mệnh đề nào sau đây đúng?

có nghiệm là:. Mệnh đề nào sau đây đúng? SỞ GD & ĐT TỈNH HƯNG YÊN TRƯỜNG THPT MINH CHÂU (Đề có 6 trng) ĐỀ THI THỬ THPT QG MÔN TOÁN LẦN NĂM HỌC 7-8 MÔN TOÁN Thời gin làm bài : 9 Phút; (Đề có câu) Họ tên : Số báo dnh : Mã đề 84 Câu : Bất phương

Διαβάστε περισσότερα

TRANSISTOR MỐI NỐI LƯỠNG CỰC

TRANSISTOR MỐI NỐI LƯỠNG CỰC hương 4: Transistor mối nối lưỡng cực hương 4 TANSISTO MỐI NỐI LƯỠNG Ự Transistor mối nối lưỡng cực (JT) được phát minh vào năm 1948 bởi John ardeen và Walter rittain tại phòng thí nghiệm ell (ở Mỹ). Một

Διαβάστε περισσότερα

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Đ/S: a) 4,1419 triệu b) 3,2523 triệu Đ/S: nên đầu tư, NPV=499,3 $

BÀI TẬP CHƯƠNG 1 Đ/S: a) 4,1419 triệu b) 3,2523 triệu Đ/S: nên đầu tư, NPV=499,3 $ BÀI TẬP CHƯƠNG 1 1. Trong điều kiện lãi suất 0,9% một tháng, hãy cho biết: a) Giá trị tương lai của 3 triệu đồng bạn có hôm nay sau 3 năm. b) Giá trị hiện tại của khoản tiền 5 triệu đồng bạn sẽ nhận được

Διαβάστε περισσότερα

1 Dãy số và các bài toán về dãy số Giớithiệu Định nghĩa và các định lý cơ bản Một số phương pháp giải bài toán về dãy số...

1 Dãy số và các bài toán về dãy số Giớithiệu Định nghĩa và các định lý cơ bản Một số phương pháp giải bài toán về dãy số... Mục lục 1 Dãy số và các bài toán về dãy số 4 1.1 Giớithiệu... 4 1. Định nghĩa và các định lý cơ bản................... 5 1.3 Một số phương pháp giải bài toán về dãy số............. 8 1.3.1 Dãy số thực:

Διαβάστε περισσότερα

Y i = β 1 + β 2 X 2i + + β k X ki + U i

Y i = β 1 + β 2 X 2i + + β k X ki + U i KHOA KINH TẾ VÀ KẾ TOÁN BỘ MÔN TOÁN KINH TẾ http://www.fea.qnu.edu.vn HOÀNG MẠNH HÙNG BÀI GIẢNG KINH TẾ LƯỢNG Y i = β 1 + β 2 X 2i + + β k X ki + U i Bình Định, tháng 9/2016 51 89/176-05 Mã số HP: 1140047

Διαβάστε περισσότερα

J.-P. Serre.

J.-P. Serre. Bài giảng số học J.-P. Serre 1973 Người dịch: Nguyễn Trung Tuân Emai: trungtuan.math@gmai.com Điện thoại: 0984995888 Phần I Các hương há Đại số Chương I Trường hữu hạn Tất cả các trường xét dưới đây sẽ

Διαβάστε περισσότερα

Μπορείτε να με βοηθήσετε να γεμίσω αυτή τη φόρμα; Για να ρωτήσετε αν κάποιος μπορεί να σας βοηθήσει να γεμίσετε μια φόρμα

Μπορείτε να με βοηθήσετε να γεμίσω αυτή τη φόρμα; Για να ρωτήσετε αν κάποιος μπορεί να σας βοηθήσει να γεμίσετε μια φόρμα - Γενικά Πού μπορώ να βρω τη φόρμα για ; Tôi có thể tìm mẫu đơn đăng kí ở đâu? Για να ρωτήσετε που μπορείτε να βρείτε μια φόρμα Πότε εκδόθηκε το [έγγραφο] σας; Για να ρωτήσετε πότε έχει εκδοθεί ένα έγγραφο

Διαβάστε περισσότερα

1. Nghiên cứu khoa học là gì?

1. Nghiên cứu khoa học là gì? Nội dung cần trình bày Bài 1: Khái niệm về NCKH và các bước viết một đề cương nghiên cứu PGS.TS. Lưu Ngọc Hoạt Viện YHDP và YTCC Trường ĐH Y Hà Nội 1. Nghiên cứu khoa học là gì? 2. Tại sao cán bộ y tế

Διαβάστε περισσότερα

(Complexometric. Chương V. Reactions & Titrations) Ts. Phạm Trần Nguyên Nguyên

(Complexometric. Chương V. Reactions & Titrations) Ts. Phạm Trần Nguyên Nguyên Chương V PHẢN ỨNG TẠO T O PHỨC C & CHUẨN N ĐỘĐ (Complexometric Reactions & Titrations) Ts. Phạm Trần Nguyên Nguyên ptnnguyen@hcmus.edu.vn 1. Phức chất vàhằng số bền 2. Phương pháp chuẩn độ phức 3. Cân

Διαβάστε περισσότερα